Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động
Trong 3 tháng đầu, hầu hết các bé sẽ dành nhiều thời để ăn và ngủ. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ lúc bé thức để cho bé vận động cơ bản.
Nội Dung Chính
1. Những bài tập giúp cải thiện kỹ năng vận động tay
1.1 Bài tập thể dục tay cho trẻ sơ sinh
Các bài tập thể dục tay cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động thô mà còn nâng cao sự phát triển ở cả 2 bán cầu não. Sau đây là hướng dẫn tập thể dục cho bé.
Đầu tiên, mẹ nên bắt đầu vuốt ve, massage lòng bàn tay bé; khuyến khích trẻ cầm nắm bàn tay của mình.
- Động tác 1: Trong tư thế nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng di chuyển cánh tay của bé lên xuống dọc cơ thể để kích thích sự dẻo dai của vai.
- Động tác 2: Dang tay bé sang ngang sau đó bắt chéo tay trước ngực là động tác giúp trẻ mở rộng vai và phát triển các nhóm cơ ở ngực.
- Động tác 3: Di chuyển tay bé lên xuống, xen kẽ một tay lên, tay xuống. Khi bé quen dần, mẹ có thể giữ tay bé xoay qua vai tạo thành vòng tròn. Sau đó đổi chiều một lần nữa. Động tác này giúp phát triển khả năng di chuyển của vai.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng đồ chơi chạm vào bàn tay của trẻ, giúp bé cảm nhận được các loại vật thể khác nhau. Tranh thủ lúc cho con bú, mẹ có thể cầm tay trẻ đặt trên ngực; hoặc hướng bàn tay bé sờ vào khuôn mặt, cách tay của mẹ.
>> Mẹ có thể quan tâm Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?
1.2 Bài tập vận động cầm nắm
Tạo điều kiện cho bé nhặt đồ vật là cách tuyệt vời để xây dựng khả năng cầm nắm của trẻ sơ sinh. Đồng thời, bài tập vận động cho trẻ sơ sinh này cũng cải thiện khả năng phối hợp tay mắt và giúp phát triển các cơ ở vai, cánh tay và bàn tay.
Thời điểm lý tưởng để thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này là sau khi bé bắt đầu cầm nắm đồ vật xung quanh; thường là khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi.
- Mẹ có thể khuyến khích con thực hiện bài tập vận động cầm nắm như thế nào?
- Hãy tận dụng tất cả những món đồ mẹ có, miễn sao là an toàn cho bé (ví dụ như lục lạc, đồ chơi nhỏ,…)
- Cho bé ngồi trên ghế cao hoặc ghế tựa và đặt một vài món đồ nhỏ này trước mặt bé.
- Khuyến khích trẻ sơ sinh nhấc một cái lên rồi đặt nó xuống rồi nhấc lại hoặc chuyển sang một món đồ khác.
Mẹ có thể cần hướng dẫn con thực hiện công việc đó trong vài lần đầu tiên; bé sẽ nhanh chóng hiểu được ý và bắt chước mẹ.
1.3 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh nắm chặt ngón tay
Đây là bài tập giúp tăng cường cơ bắp ở cánh tay, vai và lưng của em bé. Bài tập này có thể được bắt đầu vào khoảng sau sáu tuần tuổi.
Làm thế nào để thực hiện bài tập này?
- Đặt trẻ nằm ngửa và đưa các ngón tay trỏ để trẻ nắm.
- Ngay khi bé nắm chắc, hãy nhẹ nhàng rút tay lại.
- Làm điều này cho đến khi em bé gần như ở tư thế ngồi hoặc gần khuôn mặt của mẹ.
- Sau đó, từ từ hạ bé nhẹ nhàng trở lại tư thế nằm.
1.4 Bài tập vận động cho trẻ sơ sinh: “Sit-Up”
Theo Tiến sĩ Giáo dục Steve Sanders, tác giả của đầu sách Encouraging Physical Activity in Infants, bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh vào tư thế ngồi là một cách tốt để củng cố các cơ ở vai, cánh tay và lưng.
Mẹ tập “sit-up” cho bé như thế nào? Rất đơn giản thôi, khi trẻ sơ sinh đang nằm ngửa, mẹ hãy nắm lấy cẳng tay của con và nhẹ nhàng kéo con về phía mẹ. Để gia tăng thêm niềm vui, mẹ có thể hôn bé mỗi khi ngồi dậy; hoặc tương tác với con những lúc nhấc bé lên.
Thời gian lý tưởng để thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này là vào khoảng 6 tuần tuổi. Đối với những bé nhỏ hơn, mẹ có thể tập cho con nhưng đồng thời cần nâng đỡ đầu của bé.
2. Những bài tập vận động chân cho trẻ sơ sinh
2.1 Bài tập thể dục chân cho trẻ sơ sinh
- Động tác 1: Cho bé nằm ngửa, nắm chân trẻ ở phần đầu gối, di chuyển lên xuống hướng về bụng bé. Lần lượt, một chân đưa lên, chân còn lại sẽ kéo thẳng ra, giống động tác đạp xe. Không chỉ giúp bé vận động chân, bài tập này còn giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.
- Động tác 2: Vẫn trong tư thế nằm ngửa, giữ 2 chân bé chuyển động tròn từ bụng sang 2 bên và kéo xuống dưới. Động tác này sẽ giúp phát triển cơ đùi trong và sự đàn hồi của chân.
Lưu ý: Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển các kỹ năng không giống nhau. Vì vậy, đừng ép bé tập nếu bé không muốn. Thay vào đó, mẹ nên quan sát và chỉ cho bé tập những bài tập làm bé vui. Mẹ cũng không nên cho bé tập quá nhiều, khoảng 5-10 phút/lần là đủ.
2.2 Bài tập thể dục đạp xe cho trẻ sơ sinh
Động tác đạp xe khá hữu ích trong việc giúp bé giảm đầy hơi. Ngoài ra, những bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh đạp xe cũng hỗ trợ bé cải thiện sức mạnh của chân, hông, đầu gối và cơ bụng. Đạp xe còn là bài tập giúp tăng tính linh hoạt cũng như khả năng di chuyển của con.
Vậy với bài tập thể dục đạp xe cho trẻ sơ sinh, mẹ cần làm gì?
- Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển chân của bé lên và xuống nhịp nhàng như thể con đang chạy chiếc xe đạp.
- Mỉm cười, hát hoặc tạo âm thanh ngộ nghĩnh khi thực hiện động tác này.
- Lặp lại từ 3-5 lần, sau đó để cho bé nghỉ ngơi và tiếp tục chu trình mới.
- Mẹ có thể thực tập bài tập thể dục này cho trẻ sơ sinh khi bé vẫn mỉm cười và tỏ vẻ thích thú.
>> Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không? Tìm hiểu ngay!
2.3 Bé bật nhảy
Trong khi bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh ngồi trên ghế đẩu có tác dụng giữ thăng bằng; bài tập cho em bé bật nảy sẽ cải thiện sức mạnh của đôi chân: