Cà Phê Là Gì? Tổng Quan Thông Tin Về Cà Phê Tất Tần Tật
Cà phê là gì? Cà phê có nguồn gốc từ đâu? Cùng 90S COFFEE tìm hiểu những kiến thức cơ bản, hữu ích về hạt cà phê thông qua nội dung bài viết sau.
Nội Dung Chính
Cà phê là gì? Tất tần tật thông tin về cà phê.
Cà phê là gì? Cà phê là một loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại, được ủ từ hạt cà phê rang, tách lấy từ quả của cây cà phê. Trải qua thời gian dài phát triển, hiện nay có rất nhiều hình thức pha chế cà phê hấp dẫn, có thể kể đến như cà phê Espresso, cà phê bình, latte,…Thức uống này bạn có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều mang lại hương vị cực ngon.
Quá trình tạo ra một ly cà phê có hương vị thơm ngon:
Sau khi quả cà phê chín sẽ được thu hoạch, đem đi chế biến. Có 2 phương pháp chế biến chín đó là chế biến khô và chế biến ướt. Tiếp đến, hạt cà phê sẽ được tiến hành rang, dưới tác động của nhiệt độ và thời gian sẽ gây ra những biến đổi về màu sắc và hương vị. Sau quá trình rang, hạt cà phê sẽ được đem đi xay theo kích cỡ mịn hoặc thô khác nhau theo mục đích sử dụng. Cuối cùng sẽ được đem đi pha chế tạo thành những ly cà phê có hương vị cực kỳ thơm ngon.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn duy trì thói quen sử dụng cà phê với một liều lượng trong mức cho phép sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Một số công dụng của cà phê có thể kể đến như:
- Giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng.
- Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ.
- Chống lại bệnh trầm cảm.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều giống cây cà phê nhưng đa phần đều được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới nằm trên đường xích đạo. Trong số đó, hai giống cà phê phổ biến và có sản lượng nhiều nhất đó là cà phê Arabica (còn được gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (còn được gọi là cà phê vối).
Nguồn Gốc Cây Cà Phê Từ Đâu Mà Có?
Từ xa xưa đã có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc ra đời của cây cà phê. Nếu bạn là người quan tâm đến cà phê thì những câu chuyện dưới đây rất hấp dẫn cho bạn đấy.
Cà phê có nguồn gốc từ đâu? Nhiều thông tin cho rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia là vùng đất khởi nguồn ra cây cà phê. Loại cây này xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ thứ 9. Đến thế kỷ thứ 14, loài cây này theo chân những người buôn nô lệ đến vùng Ả Rập. Mãi đến tận thế kỷ thứ 15, con người mới biết cách rang hạt cà phê lên và sử dụng như một loại thức uống. Vùng Ả Rập trở thành nơi trồng cà phê nhiều nhất lúc bấy giờ. Nơi đây nhanh chóng trở thành trung tâm giao dịch cà phê tại thành phố Mocha tức Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
Truyền thuyết về nguồn gốc cây cà phê.
Một truyền thuyết được lưu lại vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa phát hiện một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã thức đến tận đêm khuya. Họ đem chuyện này kể với các thầy tu tại tu viện gần đó. Khi một người chăn dê ăn thử loại quả màu đỏ đó, anh ta đã công nhận tác dụng của loại cây này. Sau đó các thầy tu đi xem xét khu vực ăn của bầy dê và phát hiện loại cây lá xanh thẫm, quả giống quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cho đến tận đêm khuya. Có thể nói rằng nhờ đàn dê, con người đã phát hiện ra tác dụng của cây cà phê.
Các nước trồng cà phê trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 quốc gia nằm trong vành đai cà phê, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 60 quốc gia trồng cà phê cụ thể như sau:
Đầu tiên, ở Châu Phi được xem như là vùng đất sơ khai ban đầu của cây cà phê. Các loại cà phê ở đây vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại, giống khác nhau, và vùng đất châu Phi cũng là nơi bảo tồn rất nhiều loại gen đặc thù có giá trị cao. Một số quốc gia trồng cà phê nổi tiếng ở Châu Phi có thể kể đến như: Ethiopia, Uganda, Kenya, Tanzania,…
Thứ hai đó là Châu Mỹ. Nơi đây được xem là một trang trại cà phê của thế giới, bởi cà phê được trồng rất nhiều ở châu lục này. Brazil còn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Hương vị cà phê được trồng ở đây có vị nhẹ, êm dịu và có mùi thơm thoang thoảng của cam, chanh và hoa rất nhẹ nhàng. Một số nước trồng và xuất khẩu cà phê nổi tiếng trong khu vực có thể biết đến như: Brazil, Colombia, Honduras, Mexico,…
Còn ở Châu Á chỉ có khoảng 8 quốc gia trồng cà phê nổi tiếng và được biết đến nhiều là Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Yemen,…nhưng cây cà phê được trồng ở châu Á có vị rất đặc trưng, vị đắng đậm hơn hậu vị ngọt, hương thơm thoang thoảng của chocolate.
Cafe Affogato Là Gì? Và Nguồn Gốc của Cafe Affogato?
Lịch sử về nguồn gốc cây cà phê có ở Việt Nam từ đâu?
Cà phê ở Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Như đã nói, loại cây này xuất hiện đầu tiên ở châu Phi và Ả Rập, sau đó phân bổ lan rộng nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, Việt Nam cũng là nơi trồng nhiều loại cây này. Vậy cây cà phê xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?
Vào năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam do người Pháp khởi sự ở Bắc Kỳ. Thời điểm này giống cà phê Arabica được trồng phổ biến ở ven sông. Thời gian sau cà phê được trồng lan xuống vùng Phủ Lý, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Di Linh. Sau này người ta phát hiện Tây Nguyên là vùng đất thích hợp nhất để trồng cà phê.
Đến năm 1908, người Pháp mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta và Excelsa. Họ đã thử nghiệm giống tại Tây Nguyên thấy được sự phát triển rất tốt ở vùng đất này. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến, nhiều khu vực sản xuất cà phê phát triển nhưng rất chậm. Năm 1986, tổng diện tích trồng cà phê khắp nước trong khoảng 50.000 ha. Khối lượng sản xuất khoảng 18.400 tấn. Thống kê năm 1937-1938, tổng cộng 13.000 ha cà phê được trồng trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, có 3 loại cà phê chính được trồng ở Việt Nam: Arabica, Robusta, liberica.
Những vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.
Năm 1875, người Pháp đã mang giống cà phê Arabica trồng thử nghiệm ở nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước. Ở những vùng có độ cao, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi sẽ được phát triển và mở rộng trồng cà phê. Còn những vùng không thích hợp cho năng suất thấp thì sẽ bị loại bỏ. Và dần dần họ cũng tìm ra những vùng trồng cà phê thích hợp cho từng loại khác nhau.
Ở Việt Nam có rất nhiều có thể được trồng cà phê được biết đến như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Nam bộ. Nhưng xét về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao thì chỉ có vùng Tây Nguyên là đạt chuẩn để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất, cho ra chất lượng cà phê thơm ngon nhất với rất nhiều giống loài khác nhau được trồng ở vùng đất này. Hai tỉnh trồng cà phê nổi tiếng được biết đến là Đắk Lắk và Gia Lai.
Giống cây cà phê thơm ngon nhất thường được xuất xứ ở Đà Lạt và Lâm Đồng do có điều kiện thuận lợi về độ cao, nhiệt độ, ánh sáng,…là nơi thuận lợi để trồng các giống cây nổi tiếng như Moka hay Bourbon.
Những dòng cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, rất thích hợp để trồng các loại cà phê như: Arabica, Robusta, Cherry.
Cà phê Arabica.
Cà phê Arabica là gì? Arabica là một loại cà phê thuộc họ Rubiaceae, chi Coffea. Ở Việt Nam, giống cà phê này thường được biết đến với tên gọi là cà phê chè bởi do đặc điểm cây, thân lá, của nó khá nhỏ khá giống với những giống chè ở Việt Nam. Nguồn gốc của Arabica được bắt nguồn từ từ khu vực phía Tây Nam của Ethiopia. Và nó là giống cây cà phê đầu tiên được người Pháp đem đến Việt Nam vào năm 1875.
Trong họ cà phê Arabica có rất nhiều loại cà phê thượng hạng với hương vị tuyệt vời khác nhau như: Typica, Bourbon, Caturra, Catuai, Catimor, Moka.
Bật Mí Những Hiểu Biết Về Cà Phê Ristretto
Cà phê Robusta.
Cà phê hạt Robusta chiếm đến 39% sản lượng cà phê trên toàn thế giới. Đặc điểm sinh học của cây cà phê thường rất cao, nhiều nhánh cây và tán rộng hơn rất nhiều so với cây Arabica. Tuy hương vị không được đánh giá cao như Arabica nhưng nó có rất nhiều đặc điểm nổi bật. Một trong số đó là hàm lượng cafein trong thành phần. Robusta chiếm 2-4% còn trong khi Arabica chỉ có 1-2,5%.
So Sánh Cà Phê Hạt Arabica Và Robusta. Loại Nào Được Đánh Giá Cao Hơn?
Cà phê cherry.
Cà phê Cherry hay Chari, còn gọi là cà phê Mít có nguồn gốc từ Ubangui Chari, khu vực gần sa mạc Sahara. Chính vì thời tiết quá khắc nghiệt nên đặc điểm sinh học của cây cũng có một số đặc điểm để thích nghi với môi như: thân cây cao, lá và thân đều to để chứa nước trong thời tiết khô hạn.
Quả cà phê Cherry tuy to nhưng hương vị lại không đặc sắc bằng Robusta hay Arabica, nên không được trồng nhiều ở nước ta.
Nét văn hóa sử dụng cà phê đặc trưng ở Việt Nam.
Cà phê phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, mỗi vùng đất sẽ có nét đặc trưng riêng. Ở Việt Nam cũng có lối thưởng thức cà phê mang đặc trưng riêng biệt.
Việt Nam từ lâu được bạn bè thế giới biết đến với loại thức uống cà phê phin. Cách thưởng thức này khác hẳn mọi nơi trên thế giới. Hạt cà phê được xay nhỏ, nén vào phin rồi đổ nước sôi lên, cà phê sẽ được lọc vào bên dưới của phin. Chất liệu phin pha cà phê thường được làm bằng nhôm hoặc inox. Ngày nay còn có thêm loại phin bằng giấy sử dụng một lần khá tiện dụng.
Các loại thức uống được biến tấu đa dạng phù hợp với vị giác người Việt Nam.
- Cà phê sữa nóng: Cà phê nóng là gì? Đây là loại cà phê được pha bằng phin có thêm sữa. Nét đẹp của loại đồ uống này ở chỗ người ta để sẵn sữa đặc vào ly, chờ cà phê nhỏ xuống hết rồi khấy thưởng thức. Theo thói quen sử dụng cà phê nóng được nhiều người uống vào buổi sáng sớm. Nhiều người uống cà phê nóng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng.
- Cà phê đá: có hình thức giống cà phê nóng nhưng pha đặc hơn. Cho thêm đá lạnh, nếu bạn thích vị dịu hơn thì có thể cho thêm đường.
- Cà phê sữa đá: Pha như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc và nhiều sữa hơn, cho thêm đá lạnh, quấy đều.
- Bạc xỉu: có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc sỉu đá. Loại thức uống này xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Hoa. Cách pha cũng giống như cà phê sữa nhưng lượng sữa nhiều hơn, ít cà phê hơn. Với phụ nữ và những người không thích vị đắng của cà phê đen thì đây là thức uống thích hợp.
Vành đai trồng cà phê.
Cà phê là loại cây được trồng phổ biến và rộng rãi khắp các khu vực trên thế giới. Nhưng để tạo ra những cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, hạt cà phê chất lượng nhất thì chỉ có thể được trồng ở khu vực nằm trong vực vành đai cà phê có đầy đủ điều kiện về khí hậu, độ cao, thổ nhưỡng, và thời tiết,…Lúc này, hạt cà phê mới thơm ngon và hương vị phong phú.
Vành đai cà phê là gì? Vành đai cà phê được xác định là khu vực nằm dọc đường xích đạo nằm giữa đường vĩ tuyến 23 độ Nam và 23 độ Bắc. Kết hợp cùng với đó là những khu vực có độ cao từ 500m đến 2000m so với mực nước biển, có điều kiện thổ nhưỡng tốt giàu dinh dưỡng, khí hậu thuận lợi nóng ẩm và lượng mưa phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Hương vị cà phê ảnh hưởng thế nào theo độ cao?
Tầm quan trọng của độ cao trồng cà phê cũng giống như việc chọn những giống loài tốt vậy. Ở một độ cao thích hợp, những cây cà phê mới phát triển tốt nhất. Ở vị trí càng cao thì quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê càng chậm, lúc này hương vị của sẽ rất phong phú, hạt cà phê sẽ nặng và chắc hơn.
Ngoài độ cao, chất lượng của hạt của hạt cà phê còn bị ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng,…cũng làm ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng cà phê. Nhưng về cơ bản, độ cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, có hương vị khác nhau như:
- Ở độ cao 600m cà phê sẽ có bị đắng đậm và vị rất đơn giản.
- Khi ở tầm 600m đến 760m thì vị cà phê rất nhạt không có ấn tượng và có mùi đất thoang thoảng.
- Tại độ cao 760m đến 910m thì cà phê đã bắt đầu êm dịu hơn và vị có vị ngọt nhẹ nhàng.
- Khi ở độ cao 910m đến 1200m thì cà phê có mùi cam, chanh, vanilla đặc trưng, rất thơm.
- Cuối cùng ở độ cao từ 1200m đến 1600m thì cà phê sẽ có hương trái cây xen lẫn hương hoa cùng với đó hương vị cà phê sẽ rất phong phú.
Hương vị đặc trưng của cafe nguyên chất ra sao?
Hoa cà phê
Điều kiện để hoa cà phê nở là gì? Hoa cà phê chỉ nở khi nhiệt độ xuống thấp hoặc sau những tháng khô hạn kéo dài 2 đến 3 tháng mới được cung cấp nước. Những mùa thời tiết khô hạn sau đó có mưa sau vài tháng thì lúc đó hoa cà phê sẽ nở rộ nhất và cho chất lượng tốt nhất.
Khi nắm được điều kiện để cây ra hoa, những người nông dân sẽ có cách cung cấp nước và chất dinh dưỡng phù hợp để cho ra năng suất cao nhất. Cần để ý thời tiết, tránh thời tiết xấu, mưa kéo dài hay sương muối sẽ làm hoa cà phê bị hư thối.
Cấu tạo và thành phần của quả cà phê
Cấu tạo của quả cafe
Quả cà phê có 6 thành phần chính đó chính là: cuống, vỏ quả, vỏ thịt, vỏ trấu, vỏ lụa và nhân hay còn biết đến là hạt cà phê mà chúng ta thường sử dụng.
Phần cuống cafe
Phần cuống là một bộ phận liên kết giữa quả cà phê và cành, để cho quả không bị rơi rớt thì cuống sẽ có độ dẻo dai nhất định. Khi đến mùa thu hoạch thì phần cuống sẽ giòn hơn để có thể dễ dàng hơn trong việc thu hoạch.
Vỏ quả
Phần vỏ quả sẽ có tác dụng bảo vệ thành phần bên trong của hạt cà phê. Vỏ quả khi chưa chín sẽ có màu xanh nhưng đã chín thì vỏ quả sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ hay màu vàng tuỳ thuộc vào mỗi giống cà phê khác nhau. Vỏ quả của giống cà phê Robusta và Cherry sẽ dày hơn Arabica.
Vỏ thịt
Khi tạo ra cà phê chồn, các con chồn sẽ ăn phần vỏ thị bên ngoài bởi nó có vị ngọt nhẹ, phần nhân bên trong không tiêu hoá được sẽ được thải ra bên ngoài. Trong 3 loại thì phần vỏ thịt của Arabica ngọt và mềm hơn còn phần vỏ của hạt Cherry thì dày hơn rất nhiều.
Phần vỏ trấu
Sau khi được phơi khô thì phần vỏ trấu cứng bên ngoài sẽ giúp bảo vệ phần hạt bên trong. Khi thu hoạt hạt cà phê những người nông dân sẽ chế biến và loại bỏ phần bên ngoài chỉ để lại phần vỏ trấu và nhân bên trong. Sau khi đã phơi khô hoặc sấy khô thì phần vỏ trấu sẽ bị loại bỏ, có thể sử dụng để làm chất đốt hoặc ủ phân rất tốt.
Lớp vỏ lụa
Phần vỏ lụa là phần bao quanh nhân cà phê bên ngoài, mỗi loại cà phê sẽ có lớp vỏ lụa với màu sắc khác nhau, như hạt Arabica sẽ có màu trắng, hạt cà phê Cherry có màu vàng nhạt còn về Robusta sẽ có màu nâu.
Nhân cafe
Nhân cà phê là gì? Nhân cà phê là thành phần chính trong quả cà phê và có giá trị nhất. Phần nhân cà phê gồm 2 thành phần chính đó là phần bên ngoài cứng chứa chất dầu, phần bên trong sẽ mềm hơn và chứa những tế bào lớn. Đa phần mỗi nhân cà phê sẽ có 2 phần bằng nhau, nhưng cũng có trường hợp 1 nhân thậm chí có trường hợp 3 nhân.
Thành phần hóa học của quả cafe.
Mỗi phần của quả cà phê đều được cấu tạo từ những thành phần hoá học khác nhau, tất cả chúng đều đóng góp quan trọng tạo nên hương vị của hạt cà phê.
Vỏ quả.
Do phần vỏ quả có chứa thành phần Antoxian nên khi chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ, và nó còn chứa caffeine, Alkaloid, Tannin và một số loại enzim khác.
Vỏ thịt.
Phần vỏ thịt thường sẽ có lớp nhớt và những tế bào mềm, do chứa nhiều đường nên sẽ làm cho quả cà phê có vị ngọt, nó còn giúp hỗ trợ cho quá trình lên men Pectinase giúp cho hạt cà phê ngon hơn.
Vỏ trấu.
Vỏ trấu chỉ là lớp bao bọc bên ngoài hạt cà phê nên nhờ nó nó cũng chứa một hàm lượng caffeine nhỏ chỉ khoảng 0,4%.
Nhân cà phê.
Một hạt cà phê chín sẽ chứa khoảng 10-12% nước, 9-11% protein, 10-13% Lipid, 3-5% tinh bột, 5-10% đường. Và thành phần hoá học trong mỗi loại cà phê sẽ không giống nhau, thế nên hương vị được tạo ra cũng khác nhau rất nhiều. Phương pháp chế biến cũng một phần ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của hạt cà phê.
Nhà phân phối hạt cafe giá sỉ uy tín TPHCM
Đặc trưng các chất có trong nhân cà phê.
- Nước: Sau khi đã được sấy khô xong lượng nước đạt chuẩn trong phải hạt cà phê phải đạt từ 10-12% ở dạng nước liên kết, trải qua quá trình rang thì nước còn trong mỗi hạt cà phê tầm 2-3%, nếu lượng nước nhiều hơn sẽ rất khó để bảo quản và rất dễ bị mốc làm cho chất lượng hạt cà phê bị giảm.
- Lipid: Nhân cà phê chứa khoảng 10-13% lipid nhưng phần chất nhờn đã chiếm 90% trong tổng số đó, ít phần còn là chất sáp. Phần lipid là thành phần tạo nên mùi thơm và độ sệt của cà phê, khi hoàn tất chế biến lượng lipid còn lại rất ít chúng chủ yếu có trong bã cà phê, người ta thường dùng chúng để tẩy tế bào chết cho da.
- Protein: Thành phần protein trong cà phê tuy không nhiều nhưng trong đó có rất nhiều loại axit amin tốt cho cơ thể. Khi cà phê được rang lên thì protein trong hạt cà phê sẽ bị đốt cháy và sẽ tạo ra mùi thơm đặc trưng và mỗi loại cà phê sẽ có những hương vị khác nhau.
- Các chất khoáng: Các chất khoáng có trong hạt cà phê có thể kể đến là Magie, Kali, Photpho, Clo, Nito, Sắt,… những chất này thường làm ảnh hưởng đến mùi vị cà phê nên chúng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ khoảng 3-5%.
- Caffeine: Caffeine là thành phần chính trong cà phê với rất nhiều công dụng như làm cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái tăng khả năng tập trung,… Mỗi loại cà phê sẽ có hàm lượng caffeine khác nhau, và Robusta có hàm lượng cao nhất khoảng 2-4%.
Các phương pháp sơ chế cà phê
Trên thị trường hiện nay các loại cà phê bán ra thường được sơ chế theo 3 cách này: sơ chế khô, sơ chế ướt, sơ chế honey.
Chế biến khô
Phương pháp chế biến khô là phương pháp được được sử dụng phổ biến. Sau khi những quả cà phê đã được thu hoạch, chúng sẽ được mang đi phơi nắng trực tiếp.
Ưu điểm của phương pháp chế biến cà phê khô là gì? Ưu điểm của phương pháp này đó chính là dễ làm, không tốn nhiều sức. Nhưng nhược điểm lớn của nó là hạt cà phê sẽ lâu khô, dễ gặp tình trạng ẩm mốc từ bên trong hạt làm hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Và khi điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ không đạt được chất lượng như mong muốn. Vì nhược điểm này nên phương pháp này không được thường xuyên sử dụng, đặc biệt với những hạt cà phê cao cấp như Arabica. Tuy nhiên khi đạt đúng những điều kiện như: tỷ lệ quả chín cao, đúng thời gian và nhiệt độ, được phơi trên sàn tránh ẩm mốc, thì hương vị tạo ra từ phương pháp này sẽ ngon hơn.
Chế biến ướt
Cà phê chế biến ướt là gì? Chế biến ướt là phương pháp được dùng để chế biến những loại cà phê cao cấp. Sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo được chất lượng hạt cà phê tốt nhất. Tuy phải tốn nhiều thời gian và công sức nhưng nó đảm bảo được hương vị của cà phê.
Sau khi đã thu hoạch những quả chín, những người nông dân sẽ đem chúng đi xay nát. Sau đó sẽ được rửa qua nước, để loại bỏ lớp nhớt và vỏ bên ngoài, phần nhân còn lại sẽ được đem đi ủ lên men. Sau khi hoàn tất quá trình lên men thì vỏ trấu sẽ trở nên nhám hơn và không còn nhớt.
Sau cùng phần nhân còn lại sẽ được đem đi phơi và làm sạch, loại bỏ lớp vỏ trấu và sẽ tạo ra thành phẩm cuối cùng là những hạt cà phê thơm ngon. Chế biến bằng phương pháp này hương vị cà phê được cân bằng và có thể chất nhẹ.
Cafe Nguyên Chất Loại Nào Ngon & Được Ưa Chuộng Nhất?
Chế biến Honey
Chế biến cà phê theo phương pháp Honey là gì? Chế biến honey cũng tương tự như phương pháp chế biến ướt nhưng có thể không loại bỏ hết hay giữ lại lớp nhớt bên ngoài, sau đó phơi khô. Vì phơi khô nên lớp nhớt bên ngoài sẽ có màu nâu giống tựa mật ong bao bọc bên ngoài, nên nó mới có cái tên như thế. Khi chế biến bằng phương pháp honey, độ ngọt cà phê sẽ được giữ lại hoàn toàn, làm cho hương vị thêm phong phú, xen lẫn vị chua thanh nhẹ của trái cây.
Các phương pháp rang xay cafe
Tại sao phải rang cà phê?
Khi rang xay nhiệt độ sẽ tác động các thành phần hoá học có trong cà phê như caffeine, protein, lipid, chúng sẽ biến đổi và tạo nên hương vị sâu sắc, phong phú khi thưởng thức cà phê, tạo nên mùi thơm đặc trưng riêng biệt. Để có thể rang ra những mẻ cà phê đạt chuẩn, người ta đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, để có được nhưng công nghệ hiện đại và tiên tiến như ngày nay.
Quá trình biến đổi chất của hạt cà phê trong khi rang
Hạt cà phê sẽ bắt đầu biến đổi khi đạt nhiệt độ từ 100 đến 240 độ, ở mỗi mức nhiệt độ khác nhau hạt cà phê sẽ có những biến đổi khác nhau.
- Khi đạt 100 độ C: Khi ở nhiệt độ 100 độ C thì hạt cà phê bắt đầu bốc hơi nước và co lại.
- Từ 100 – 150 độ C: Ở mức nhiệt độ thì hạt cà phê vẫn bốc hơi nước, và đã có sự biến đổi màu sắc sang vàng nhạt, kích thước cũng vẫn teo dần lại và hương thơm bắt đầu toả ra.
- Từ 150 – 180 độ C: Khi bắt đầu lên 180 độ C thì hạt cà phê từ càng nhạt ngả sang nâu nhạt, hương thơm tỏa ra nhiều hơn. Và khi đó quá trình teo nhỏ kết thúc, và bắt đầu quá trình thể tích do các phần hoá học bên trong bắt đầu biến đổi.
- Từ 180 – 200 độ C: Khi mức nhiệt độ đã bắt đầu tăng từ 180 đến 200 độ C thì hương thơm của những hạt cà phê đã bắt đầu trở nên ngào ngạt, quá trình trương nở cũng dừng lại, đã có thể xay nhuyễn hạt cà phê.
- Từ 200 – 210 độ C: Khi đạt đến nhiệt độ 210 độ C, sẽ nghe được những tiếng nở của hạt cà phê, lúc này hương thơm đã lan tỏa khắp nơi.
- Từ 210 – 230 độ C: Hạt cà phê vẫn tiếp tục nổ nhiều hơn và giải phóng ra cacbon dioxit.
- Từ 230 – 240 độ C: Khi đã đạt được nhiệt độ 240 độ C thì hạt cà phê đã có màu nâu đậm, hương thơm nồng nàn, đạt được chất lượng tốt nhất. Lúc này bạn đã có thể làm nguội đem đi xay và pha chế.
Chú ý tuỳ vào từng mục đích mà nhiệt độ khi rang cà phê sẽ được gia giảm khác nhau, để đáp ứng được nhu cầu và chất lượng hạt cà phê tạo ra như mong muốn.
Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Rang Xay Như Thế Nào Là Chuẩn Hiện Nay?
Các loại cafe thành phẩm ưa chuộng nhất hiện nay
Với mỗi cách pha chế khác nhau, sẽ sử dụng những thành phẩm khác nhau tùy vào mục đích riêng mỗi chúng đều có những điểm nổi bật khác nhau.
Cafe rang xay nguyên chất
Cà phê rang xay nguyên chất là gì? Loại cà phê rang xay nguyên chất là loại cà phê được ưa thích nhất, bởi chúng được chế biến nguyên chất từ những hạt cà phê và không có chứa bất kỳ thành phần phụ nào như bột sắn, bột bắp, bột ngô,…Ưu điểm của loại cà phê này là chất lượng cao, giữ được trọn vẹn hương vị. Đây cũng là loại cà phê yêu thích của những người sành cà phê.
Cafe hòa tan
Cà phê hòa tan là gì? Cà phê hoà tan được sinh ra để có thể đáp ứng cho nhu cầu nhanh – gọn – lẹ của cuộc sống vội vã hiện nay. Để có thể bảo quản được chúng trong thời gian dài thì chắc chắn sẽ phải sử dụng đến chất bảo quản và một số chất khác, nên hương vị sẽ không được nguyên chất, và trọn vẹn như ban đầu. Ưu điểm của loại cà phê này là có thể sử dụng được ngay không tốn nhiều thời gian.
Nước giải khát cà phê
Nếu như bạn quá vội vã không có đủ thời gian để pha một ly cà phê hoà tan thì những loại cà phê đóng chai, lon đã được pha sẵn là một giải pháp tối ưu dành cho bạn. Hương vị của chúng cũng không khác cà phê hòa tan là mấy nhưng có thể đem đi mọi nơi và thưởng thức liền.
Hương Vị Cà Phê Rang Xay Buôn Ma Thuột Có Gì Đặc Biệt Và Mới Lạ?
Các phương pháp pha cafe trên thế giới
Mỗi quốc gia, mỗi văn hoá, sẽ có những cách thưởng thức pha chế cà phê khác nhau, hãy cùng điểm qua một vài cách pha chế nổi tiếng trên thế giới như sau:
Espresso, Capuchino và Latte của Ý
Espresso là loại cà phê được yêu thích nhất trên thế giới có nguồn gốc từ Ý, khi pha Espresso người ta thường sẽ sử dụng những loại cà phê chất lượng nhất, với màu sắc và độ sánh mịn đạt tuyệt đỉnh. Khi pha Espresso cùng sữa theo đúng tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra Latte và Capuchino.
Cà phê Buna ở Ethiopia
Ethiopia được xem là cái nôi của cà phê được phát hiện bởi một người chăn dê. Tại đây, cà phê được xem như một niềm tự hào của họ. Cà phê trong tiếng địa phương sẽ được gọi là Buna, thường sẽ được pha với bơ và muối chứ không sử dụng đường và sữa như các nước khác trên thế giới.
Turk Kahvesi của Thổ Nhĩ Kỳ
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê được pha chế bằng cách sẽ bỏ bột cà phê vào nồi nước sôi và đun đến khi đạt đến mùi thơm nhất định là ổn.
Kaffe của Đan Mạch
Với đất nước Đan Mạch khi uống cà phê sẽ được dùng chung với kem hoặc sữa tươi để tạo độ béo cho cà phê, nó cũng khá giống cà phê kem của Italia.
Ireland của Ailen
Cách thưởng thức cà phê của người Ailen rất đặc biệt họ sẽ sử dụng thêm một ít Whisky Ailen, phủ lên một lớp đường và kem và đặc biệt phải sử dụng cà phê nóng, để có thể giữ ấm vào những ngày đông lạnh tại đây.
Cách thưởng thức cafe chuẩn vị
Hương vị cafe
Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về hương vị của từng loại cà phê khác nhau, dựa vào sở thích của mình mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất:
Cà phê Arabica thì có màu nâu cùng với độ sánh mịn, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh của trái cây, vị đắng nhẹ, hương thơm quyến rũ. Còn về phần Robusta có phần trăm caffeine cao hơn nên có vị đắng đậm và không có hậu vị chua. Khi trộn lẫn Robusta và Arabica theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo nên hương vị tuyệt vời.
Lợi ích của cafe
Lợi ích khi uống cà phê là gì? Có thể nói khi uống cà phê đúng liều lượng và đúng cách thì nó sẽ mang lại cho cơ thể những lợi ích đáng kinh ngạc. Ngoài việc cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B3, Magie, Kali, Mangan,…Cà phê còn có tác dụng giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo đầu óc minh mẫn hơn, hỗ trợ cho quá trình tập thể dục và giảm cân, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim, gan, một số loại ung thư. Tuy nhiên hãy nên chú ý sử dụng đúng cách tránh say cà phê và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cách bảo quản cà phê
Cà phê sau khi rang xay ở dạng bột có thể bảo quản tối đa một năm khi bảo quản đúng cách. Cách bảo quản cà phê đúng là gì? Sau khi rang 2 tuần chúng phải được bảo quản kín đáo, để ở nơi khô ráo, để không làm mất đi hương vị và thành phần caffeine có trong đó. Khi tự rang xay thì bạn nên hút chân không để bảo quản, không cho hạt cà phê tiếp xúc với không khí làm ảnh hưởng đến các thành phần có trong cà phê.
Chắc rằng qua bài viết trên thì câu hỏi “Cà phê là gì?” đã được giải đáp, mong rằng chúng sẽ cho bạn biết thêm những thông tin bổ ích về cà phê để bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn về loại thức uống nổi tiếng này.
5/5 – (1 bình chọn)