Cá hải tượng long là gì? Giá bán bao nhiêu? Cá hải tượng ăn gì?
Nội Dung Chính
Cá hải tượng long là gì? Giá bán bao nhiêu? Cá hải tượng ăn gì?
Tổng hợp những thông tin cần biết về cá hải tượng long, loài cá đặc biệt khổng lồ này ăn những gì và có giá bán bao nhiêu?
Cá hải tượng là gì?
Cá hải tượng (tên khoa học là Arapaima gigas) là loài cá nước ngọt khổng lồ và lớn nhất thế giới đến từ lưu vực sông Amazon Nam Mỹ. Loài cá này còn có tên gọi khác là cá hải tượng Amazon xuất phát từ nguồn gốc của chúng. Loài cá này còn mang tên Arapaima – “quái vật” nước ngọt. Chúng được đưa vào danh sách những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Cá hải tượng được nuôi khá nhiều tại Brazil và Peru, chủ yếu được chăm sóc theo hướng phát triển tự nhiên. Việc nuôi cá Hải Tượng làm cá cảnh khá nổi tiếng tại các quốc gia ở Nam Mỹ. sau này tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, những bé cá cảnh này dần trở nên phổ biến và được yêu thích rất nhiều.
Vì sao gọi là cá hải tượng long?
Cá hải tượng khổng lồ sinh sống trong môi trường tự nhiên, kích thước có thể đạt khi trưởng thành có chiều dài từ 2 – 5 mét, cân nặng 100-200 kg. Đối với dòng cá cảnh thì kích cỡ nhỏ hơn, chiều dài tối đa là 1.5 mét và cân nặng từ 20-30 kg.
Cá có nhiều nét tương đồng với cá rồng cảnh, có phần đầu bẹt môi trề rộng, mắt nhỏ. Thân hình dài hơn nhiều so với đầu và dẹt, đuôi ngắn xòe, có vây lưng ở gần đuôi. Vảy của cá rất lớn, cứng, phần hậu môn nằm gần phía đuôi. Cá thường chỉ có màu đen ánh xanh ngọc, điểm thêm chấm đỏ ở đuôi.
Có thể vì cá hải tượng có chiều dài khổng lồ và nhiều nét tương đồng với cá rồng cảnh nên hay được gọi là “cá hải tượng long”.
Một số đặc điểm thú vị của loài cá vùng Amazon này
- Chúng có khả năng thở bằng cách đớp không khí bên trên mặt nước.
- Bên cạnh mang, loài cá này còn “giải nén” oxy từ không khí nhờ sở hữu lớp mao mạch trong cổ họng – có chức năng như phổi của động vật trên cạn.
- Có thể sống sót qua mùa nước cạn hay trong điều kiện thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng.
- Tuy to xác vậy nhưng cá hải tượng lại rất nhát gan. Khi bị giật mình, nó sẽ quẫy và bắn nước rất mạnh như một cách để phô trương ngoại hình.
- Trên vảy vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn của cá đều xuất hiện các điểm màu đỏ cam khiến chúng càng trở nên đặc sắc.
- Thức ăn thường ngày gồm cá, động vật giáp xác hay sinh vật nhỏ gần bờ tuy nhiên đôi lúc nó phi thân vài mét để tóm con mồi như rắn, chim…
- Có tập tính sinh sản giống như các loài cá rồng. Sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ thụ tinh rồi ngậm ấp trứng trong miệng suốt từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 4.
Cá hải tượng long có ăn các loài cá khác không?
Theo National Geographic, loài cá khổng lồ Nam Mỹ này sử dụng chiến lược cho ăn “nuốt chửng”: Bằng cách mở miệng lớn, con cá tạo ra một khoảng chân không hút các vật thể thức ăn gần đó. Arapaimas sống chủ yếu nhờ cá , nhưng chúng cũng được biết là ăn trái cây, hạt và côn trùng.
Như những kẻ săn mồi hung dữ, chúng cũng có thể sử dụng tốc độ nhanh để nhảy lên khỏi mặt nước để tóm lấy chim, thằn lằn và thậm chí cả những loài linh trưởng nhỏ từ những thân cây thấp.
Như vậy, cá hải tượng long có thể ăn các loài cá khác trong cùng môi trường sinh sống.
Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ nói với BBC News:
“Khi chúng ta thả ra ngoài sông, loài cá này có nhu cầu tiêu thụ lượng thức ăn lớn để tồn tại, dẫn đến việc nó có thể ăn các loài cá khác, hoặc cá con của những loài cá khác. Nó có thể trở nên hung dữ hơn trong những điều kiện khắc nghiệt, thậm chí nó có thể tấn công con người. Loài cá này có hàm rất khỏe và răng rất bén, nó có thể gây nguy hiểm cho con người và tàu thuyền”.
Cá hải tượng có giá bao nhiêu?
Ở nhiều nơi bán cá Hải Tượng, mức giá của chúng phụ thuộc vào kích thước, cân nặng của cơ thể. Những loài có kích thước càng lớn thì giá là lại đắt đỏ.
- Cá với kích thước khoảng 15cm thường là cá còn nhỏ. Vì vậy mức giá cá Hải Tượng con sẽ rẻ hơn nhiều so với những giống trưởng thành. Trung bình, một cá bé sẽ có giá khoảng 1 triệu đồng.
- Với kích thước 20cm thì giá cá cảnh Hải Tượng sẽ đắt hơn một chút, khoảng 1 triệu 200 ngàn. Đây là giai đoạn chúng bắt đầu phát triển nên bạn có thể thấy được những sự thay đổi rất rõ ràng từ chúng.
- Với cá đạt đến kích thước 25cm thì giá cũng không có sự chênh lệch nhiều. Một bé ở kích thước này sẽ được định giá khoảng 1 triệu 400 ngàn. Và với những cá khoảng 30cm thì giá cũng chỉ chênh lên khoảng 1 triệu 600 ngàn.
- Với các cá có kích thước lên tới 70cm thì giá của chúng sẽ khiến bạn phải sửng sốt đấy. Để sở hữu một giống Hải Tượng ở kích thước này, bạn cần bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, khoảng 10 triệu đồng.
Ngoài ra, giá bán còn có thể phụ thuộc vào cân nặng. Khoảng từ 5 đến 10 kg, cá sẽ có giá là từ 5 – 10 triệu đồng. Ở mức cân nặng này thì chiều dài của một giống khỏe mạnh có thể lên tới 50cm hoặc 1m.
Với những giống các đạt đến mức cân nặng khủng lên tới 100 kg thì giá của chúng sẽ được bán theo kg. Trung bình, 1 kg sẽ có giá từ 500 đến 600 ngàn đồng.
Cách nuôi làm cá cảnh
Cá hải tượng long có nhiệt độ môi trường sống phù hợp trong khoảng từ 25 đến 29 độ C, độ cứng nước từ 8 đến 10 (dH) và độ pH trong khoảng từ 6-6,5.
Một trong những điểm đặc biệt ở loài cá này là chúng có khả năng thở bằng cách đớp không khí bên trên mặt nước.
Bên cạnh mang, cá còn “giải nén” oxy từ không khí nhờ sở hữu lớp mao mạch trong cổ họng – có chức năng như phổi của động vật trên cạn.
Cá hải tượng trưởng thành ăn các loài động vật như cá nhỏ, côn trùng, ếch nhái… Trong bể nuôi, người nuôi còn bổ sung các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. trong thực đơn hàng ngày của chúng.
Hiện tại, khu vực phía Nam có rất nhiều người nuôi cá hải tượng long, giá cũng đã giảm nhiều hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, với mức giá vài chục triệu đồng/con, loại cá này vẫn dành riêng cho những người nhiều tiền, chịu chơi.
Chuyên gia nói gì về vụ phóng sinh cá hải tượng long
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản cho biết, cá hải tượng long là sinh vật ngoại lai nhập khẩu từ Nam Mỹ, kích thước và cân nặng lớn. Đây là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loài cá, tôm…
Đây là loài giới hạn mua bán quốc tế quy định tại phụ lục 2 Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES II).
Mỗi dịp rằm tháng 7, người Việt thường có thói quen phóng sinh các loại chim, cá, cua, ốc… Có thể khi phóng sinh, người dân chỉ nghĩ đơn giản đó là một hành động “tích đức” mà không hề biết rằng, loại cá lạ hay sinh vật mình phóng sinh có thể thuộc nhóm xâm hại tới môi trường và các sinh vật khác.
Tổng cục Thủy sản đã có văn bản khuyến cáo các địa phương hướng dẫn người dân phóng sinh những loài bản địa có nguy cơ tuyệt chủng và không nên thả những loài lạ, có nguy cơ xâm hại thuộc danh mục do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng nói với BBC News: “Việc mua động vật lớn thả phóng sinh, nếu không có kiến thức sinh thái và khoa học, hiểm hoạ sẽ lớn không ngờ.”