Business Philosophy là gì? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Mục đích, lý tưởng, tầm nhìn chiến lược và triết lý kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp sẽ là khác nhau. Việc xây dựng và phát triển một triết lý kinh doanh là điều vô cùng cần thiết ở mỗi doanh nghiệp giúp đề cao năng lực và sự uy tín trên thương trường. Để hiểu rõ hơn về triết lý kinh doanh là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là một chuỗi những nguyên tắc, niềm tin và giá trị mà doanh nghiệp đặt ra và luôn hướng đến trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Đây là những tư tưởng cốt lõi mà mỗi người chủ doanh nghiệp gây dựng nhằm định hướng lối tư duy, mục tiêu và hành động cho toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp của mình.
Từ những thực tế trong cuộc sống, kinh doanh được con người tổng hợp, đúc kết lại đã hình thành nên triết lý kinh doanh. Trong đó những tư tưởng chủ đạo bao gồm: các nguyên tắc về đạo lý chuẩn mực và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Thông qua đó sẽ hiểu được lý do doanh nghiệp tồn tại và truyền tải những quan điểm hành động tới các bộ phận chức năng, chuyên môn, thông điệp truyền thông trong doanh nghiệp.
Vai trò của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp, triết lý kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố giúp thể hiện năng lực cũng như là cầu nối để doanh nghiệp phát triển hơn.
Tạo sức mạnh tổng thể
Triết lý kinh doanh không chỉ tạo ra những giá trị cốt lõi, định hướng phong cách làm việc mà còn giúp cho doanh nghiệp hình thành và tạo ra một sức mạnh tổng thể, một tập thể vững mạnh và đoàn kết. Cũng từ đó, tập thể sẽ cùng nhau xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn trong tương lai.
Là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Để hình thành nên triết lý kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp thì 4 yếu tố uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng và không ngừng đổi mới sẽ là những giá trị cốt lõi và phải được đặt lên hàng đầu. Bốn giá trị này sẽ giúp thể hiện được nền tảng ý thức và tư tưởng cơ bản nhất trong một doanh nghiệp. Cho dù cơ cấu doanh nghiệp có biến động đi chăng nữa thì những giá trị này vẫn không thay đổi và được giữ gìn bền vững.
Công cụ định hướng quản lý chiến lược
Có thể bạn chưa biết, nhưng triết lý kinh doanh cũng chính là tiền đề để điều hướng cách thức hoạt động sao cho phù hợp với văn hóa làm việc của doanh nghiệp mình. Và cũng sẽ là một trong những khó khăn không hề nhỏ trong việc vận hành, thiết lập các dự án mới nếu doanh nghiệp thiếu đi triết lý kinh doanh. Không chỉ vậy, nếu không có triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều cản trở trong việc phân tích và dự báo môi trường.
Phát triển nguồn nhân lực
Việc thành công hay thất bại trong công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực của bất cứ doanh nghiệp nào đó chính là một triết lý kinh doanh. Chính vì vậy, việc thiết lập triết lý kinh doanh phù hợp, cụ thể sẽ giúp đội ngũ nhân viên có thể thấu hiểu sâu sắc, toàn diện về lý tưởng, các công việc và mục tiêu phát triển của mình.
Bên cạnh đó, để tạo nên một phong cách làm việc chuẩn mực, năng động và mang đậm bản sắc văn hóa của doanh nghiệp thì điều quan trọng đó là cần cung cấp thêm cho người lao động về những giá trị hành vi, đạo đức chuẩn mực. Chúng ta cần tạo ra một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong môi trường doanh nghiệp và từ đó cũng sẽ giúp nâng cao sự chủ động, sáng tạo của mỗi nhân viên.
Triết lý kinh doanh và cách thức xây dựng đối với doanh nghiệp
Có rất nhiều triết lý kinh doanh để thành công. Sau đây, Mona Media sẽ chia sẻ tới các bạn một số triết lý cơ bản được các nhà kinh doanh tâm đắc nhất và cách thức xây dựng chúng trong doanh nghiệp tại những nội dung dưới đây.
Một số triết lý kinh doanh được tâm đắc nhất
Đừng đổ lỗi hay bào chữa cho lỗi lầm mà hãy cải tiến: Đây là một trong những triết lý kinh doanh phổ biến nhất trong hầu hết các doanh nghiệp. Có thể trong kinh doanh, bạn mắc phải những lỗi lầm như bị thiếu hụt doanh thu, sản phẩm không được cung cấp đúng thời gian quy định… Nhưng thay vì đổ lỗi và tìm cách bào chữa cho lỗi lầm của mình thì hãy tìm cách khắc phục và cải tiến nó một cách nhanh chóng nhất.
Luôn cởi mở với người biết lắng nghe: Thay vì lãng phí thời gian, công sức vào những đối tượng chưa đúng. Bạn hãy lựa chọn những người tích cực đón nhận thông tin và luôn cởi mở để giúp bạn trong hoạt động kinh doanh.
Luôn đặt sự trung thực lên hàng đầu: Trung thực là một trong những yếu tố quan trọng để thành công.
Chỉ dừng lại khi đã hoàn thành công việc, đừng dừng lại khi mệt mỏi: Nhiều khi bạn chán nản, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc; nhưng dừng lại lúc này có nghĩa là thất bại. Hãy luôn tự nhủ rằng: đừng bỏ cuộc vì chúng ta đã sắp chạm đích.
Hãy hành động và làm việc chăm chỉ: Bạn hãy bắt tay vào hành động ngay, đừng chỉ nói suông. Đây là một trong những triết lý kinh doanh đắt giá, hiệu quả được nhiều nhà kinh doanh tâm đắc và áp dụng.
Cách thức để xây dựng triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp
Để xây dựng được triết lý kinh doanh trong nghiệp hiệu quả và thành công, các bạn có thể áp dụng những cách thức sau đây:
- Thứ nhất: Xây dựng triết lý kinh doanh bằng hình thức mời các chuyên gia tư vấn am hiểu nhiều và dày dặn kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Thứ hai: Nếu nhu cầu xây dựng triết lý kinh doanh là vấn đề cấp thiết và doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của văn hóa kinh doanh. Người chủ doanh nghiệp hoặc các bộ phận chuyên môn sẽ tiến hành soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, trưng cầu ý kiến và lấy những đóng góp của tập thể để hoàn thiện một phiên bản tốt nhất.
- Thứ ba: Người chủ có thể đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để khái quát, tổng hợp thành những quan điểm mang tính triết lý. Và từ những triết lý này sẽ áp dụng và chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Xây dựng triết lý kinh doanh cần đảm bảo những điều kiện gì?
Những yếu tố và điều kiện quan trọng cần đảm bảo khi xây dựng triết lý kinh doanh bao gồm:
- Thời gian hoạt động cũng như kinh nghiệm của người chủ doanh nghiệp
- Năng lực và bản lĩnh của người lãnh đạo trong doanh nghiệp
- Tính tự giác, đồng thuận và trung thành của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp
Việc xây dựng triết lý kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mona Media hy vọng rằng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về triết lý kinh doanh và có thể áp dụng chúng vào trong doanh nghiệp của mình.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng trong kinh doanh hãy theo dõi ngay website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!
Tham khảo: Rủi ro trong kinh doanh và cách khắc phục rủi ro hiệu quả