Brand image là gì? Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc xây dựng Brand image (hình ảnh thương hiệu) thành công đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó sẽ là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, tăng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và nhất là giữ được chỗ đứng trên thị trường để đánh bại lại đối thủ cạnh tranh.

Để có thể hiểu và xây dựngBrand image hiệu quả hãy cùng tham khảo bài viết sau!

Brand image là gì? Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệpBrand image là gì? Cách xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Brand image là gì?

Brand image (hình ảnh thương hiệu) là “một tập hợp các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà một người nắm giữ” về thương hiệu. Theo Philip Kotler người được mệnh danh là “cha đẻ của tiếp thị hiện đại” định nghĩa:

Brand image là nhận thức của khách hàng về thương hiệu dựa trên tương tác của họ. Nó có thể phát triển theo thời gian và không nhất thiết liên quan đến việc khách hàng mua hàng hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Vì khách hàng có thể có ý kiến khác về thương hiệu của bạn, điều quan trọng là phải có chiến dịch tiếp thị phù hợp để duy trì hình ảnh thương hiệu nhất quán.

Các doanh nghiệp dành nhiều thời gian để quản lý tính cách thương hiệu, tiếng nói và định vị thương hiệu trên thị trường. Tất cả những điều này góp phần vào cách khách hàng tương tác và nhận thức về thương hiệu của bạn, mà đỉnh cao là hình ảnh thương hiệu.

Brand image là gì?Brand image là gì?

Đồng thời, cùng là một thương hiệu nhưng có thể cảm nhận bằng nhiều cách dưới góc nhìn của những khách hàng khác nhau. Do đó, việc hình thành một Brand image (hình ảnh thương hiệu) nhất quán là một nhiệm vụ rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Ví dụ về Brand image như Apple được tạp chí Forbes vinh danh “Thương hiệu có giá trị nhất thế giới”. Với hình ảnh sáng tạo, năng động, kiểu dáng đẹp đã khiến khách hàng đổ gục sẵn sàng xếp hàng, trả nhiều tiền hơn để có được sản phẩm mới nhất. Hay thương hiệu xe Volvo gắn liền với sự an toàn. Toyota gắn liền với độ tin cậy.

Tại sao Brand image lại quan trọng?

Trong thời đại công nghệ lên ngôi, nhiều người tiêu dùng nhất là MillennialsGenZ sẽ không mua sản phẩm chỉ đơn giản vì nó tốt nhất mà còn vì những gì doanh nghiệp đó đại diện.

Trong một nghiên cứu của Harvard Business Review (Tạp chí Kinh doanh của Đại học Harvard, HBR) cho thấy 64% người tiêu dùng nói rằng các giá trị được chia sẻ là lý do chính khiến họ có mối quan hệ với một thương hiệu. Đó là động lực lớn nhất. Đồng thời, chỉ 13% trích dẫn các tương tác thường xuyên là lý do chính cho mối quan hệ.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu mặc dù doanh nghiệp phải tương tác với khách hàng nhưng chất lượng tương tác quan trọng hơn số lượng. Chính điều này sẽ để lại hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng về những gì mà họ cảm nhận.

Tại sao Brand image lại quan trọng?Tại sao Brand image lại quan trọng?

Đối với Brand image (hình ảnh thương hiệu) mạnh mẽ, nhất quán sẽ mang lại những lợi ích sau:

  1. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp gắn kết hơn
  2. Tăng doanh thu khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu
  3. Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới

Ngoài ra, với một Brand image xấu sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như rất tốn kém để cải thiện nó trong mắt khách hàng. Cho dù là một doanh nhân/ Freelancer hay các công ty/doanh nghiệp thì hình ảnh thương hiệu cũng đều rất quan trọng.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, mỗi ngày có hàng nghìn ý tưởng sáng tạo thai nghén và ra đời, kinh doanh trở nên tối ưu thì một Brand image vững chắc chính là một tài sản lâu dài.

Tham khảo thêm>> Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

Cách xây dựng Brand image

Brand image (hình ảnh thương hiệu) là cảm nhận cuối cùng của khán giả về nhận diện thương hiệu. Để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ cần hiểu thương hiệu của doanh nghiệp là ai? Đại diện cho điều gì?

Nhằm định vị thương hiệu trên thị trường và giành lấy trái tim đối với khách hàng mục tiêu để tạo nên Brand image đẹp cần:

1. Xác định sứ mệnh tầm nhìn và giá trị

Việc xác định sứ mệnh- tầm nhìn- giá trị sẽ được thực hiện đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp nhằm mục đích thống nhất với các hoạt động. Giá trị không nhất quán sẽ làm tổn hại đến Brand image (hình ảnh thương hiệu). Nên xác định mục đích rõ ràng trước khi thực hiện chiến lược Branding Marketing (tiếp thị thương hiệu) là rất cần thiết.

2. Tuyên bố định vị thương hiệu

Tuyên bố định vị thương hiệu (theo Tiếng Anh Brand Positioning Statement), nó là một tuyên bố truyền đạt giá trị của thương hiệu độc nhất với khách hàng. Với tuyên bố này sẽ tạo ra cho doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nó cũng chứng minh cho người tiêu dùng biết chính xác cách bạn giải quyết nhu cầu về đối tượng mục tiêu của mình.

Để tạo ra được tuyên bố này hãy nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về điểm mạnh của doanh nghiệp bạn. Bên cạnh đó, điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo? Và việc cần làm là tạo một hoặc hai câu tuyên ngôn định vị thương hiệu truyền đạt giá trị duy nhất của doanh nghiệp bạn cho khách hàng.

3. Tạo dựng Brand Personality (tính cách thương hiệu)

Brand Personality (Tính cách thương hiệu) chính là con người gắn lên đó. Một thương hiệu cần tính cách, giọng nói. Để xác định được tính cách doanh nghiệp bạn cần viết ra những thuộc tính của thương hiệu, những tính cách bạn cần có. Việc xác định được tính cách sẽ mang lại sự nhất quán cho hình ảnh tiếp thị và thương hiệu của doanh nghiệp.

4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Biết được khách hàng của mình là ai mới có thể có khả năng tạo ra thông điệp tiếp thị dành riêng cho họ. Đầu tiên hãy nghiên cứu đối tượng của mình và thu thập dữ liệu nhân khẩu học và tâm lý học về họ. Việc làm này nhằm nắm bắt insight của khách hàng và là chìa khóa để miêu tả hình ảnh phù hợp với thương hiệu.

5. Đồng nhất logo, màu sắc với các chiến lược truyền thông

Các sản phẩm có thương hiệu chúng ta sử dụng hằng ngày đều có những logo riêng biệt giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm. Apple là quả táo khuyết bạc trên các sản phẩm như điện thoại iphone, Macbook, ipad. Coca cola là dòng chữ cách điện công phu trên nắp chai nước ngọt.

Cách xây dựng Brand image cho doanh nghiệpCách xây dựng Brand image cho doanh nghiệp

Logo chính là sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh và màu sắc, từ ngữ để tạo nên biểu tượng riêng cho thương hiệu. Logo giúp nhận diện thương hiệu nhanh chóng nhất. Đó là lý do mà khi nhìn vào hàng trăm nghìn chiếc xe hơi người ta có thể phân biệt được chiếc đó thuộc hãng nào.

Sự lồng ghép logo đúng cách vào trong các chiến lược truyền thông giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đo lường Brand image

Sau khi tạo dựng Brand image (hình ảnh thương hiệu) rồi nhưng làm sao sẽ biết được khách hàng cảm nhận thế nào về hình ảnh đó? Câu trả lời chính là đi đo lường Brand image.

Hãy thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến hoặc gặp trực tiếp khách hàng, nhân viên và đối tác để nhờ họ thực hiện khảo sát về nhận thức thương hiệu. Kết quả khảo sát sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng để đo lường mức độ cảm nhận của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Tóm lại, với các bước thực hiện như trên sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng Brand image hiệu quả cho doanh nghiệp, khẳng định vị thế trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Đồng thời, một Brand image mạnh mẽ còn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững một cách dài hạn.

Liên hệ tư vấn - LPTech