Bột gạo: Nguyên liệu bình dân, hiệu quả bất ngờ

Là người Việt Nam, hẳn bạn đọc chúng ta rất quen thuộc với bột gạo. Nó không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, mà nó còn được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp. Các bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu về loại nguyên liệu này cùng công dụng của nó nhé.

Bột gạo là gì?

Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo tẻ bằng phương pháp ngâm và nghiền. Nó trở thành nguyên liệu chính trong chế biến nhiều loại thực phẩm quen thuộc, các loại bánh cổ truyền ở các nước Châu Á.

Phân loại các loại bột

Bột gạo được chia thành 3 loại là bột tẻ, bột nếp, và bột gạo nguyên cám

  • Bột nếp là loại bột được xay từ hạt gạo nếp (gạo dùng để nấu các món xôi). Thường được sử dụng trong nhiều các công thức bánh rán (ngọt), bánh rán (mặn), bánh khúc,…
  • Bột gạo tẻ: Thường được gọi tắt “Bột gạo”, được xay từ hạt gạo tẻ (gạo dùng để nấu cơm ăn hàng ngày). Có thể dùng nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, v.v.
  • Bột gạo nguyên cám: ngoài chất xơ, nó còn chứa cám, tinh bột và vi khuẩn. Qua quá trình chế biến, phần lớn vi khuẩn và lớp cám bị mất đi.

Chất lượng của bột phải phụ thuộc vào gạo và phương pháp dùng để sản xuất. Bột gạo ngon mịn, không lẫn tạp chất, trắng, khó bị chua và thoảng hương thơm của gạo.

Mô tả thực vật

Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực châu Phi và Đông Nam Á

  • Thân lúa có thể cao tới 1-1,8 m, là thân hằng năm.
  • Lá lúa mỏng, hẹp bản và dài 50-100 cm.
  • Hoa lúa nhỏ, tự thụ phấn. Hoa mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm.
  • Hạt lúa là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm.

Cây lúa trổ bôngCây lúa trổ bông

Phân bố cây lúa

Trên thế giới

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Cây lúa có vùng phân bố rộng lớn. Thế giới hiện có hơn 110 nước sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với các mức độ khác nhau.

Tại Việt Nam

Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước, nhưng không đều, nhiều nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng.

Thành phần hóa học bột gạo

Trong bột chứa nhiều chất dinh dưỡng: tinh bột chiếm 62.4%, protein 7.9%, lipit chiếm 2.2%. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều B1, B2, B6, PP, trong đó vitamin B1 chiếm 0.45 mg/100 hạt.

Công dụng của bột gạo

  • Giảm cholesterol, cải thiện đường huyết

Bột cung cấp cho chúng ta lượng chất xơ dồi dào, rất cần thiết cho tất cả các loại chế độ ăn kiêng. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, nó có thể làm giảm cholesterol, cải thiện lượng đường trong máu và hỗ trợ tiêu hóa.

Thay thế bột mì bằng bột gạo cũng có thể giúp giảm cân. Nó cũng có thể ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường (loại 2), tăng huyết áp và các bệnh đường ruột

Bột gạo trắngBột gạo trắng

  • Hỗ trợ chức năng gan

Choline là một chất dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật. Nó giúp vận chuyển cholesterol và chất béo trung tính từ gan đến các bộ phận cần thiết của cơ thể. Do đó loại bột này có thể giúp cải thiện chức năng gan

  • Bột làm thức ăn cho những người không dung nạp gluten

Bột gạo hoàn toàn không chứa gluten. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp gluten hoặc những người bị bệnh Celiac. Bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với gluten.

  • Bột gạo cung cấp năng lượng cho cơ thể

Bột gạo chứa một lượng lớn tinh bột, thành phần tham gia vào quá trình chuyển hóa, và cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chúng ta không thể sống được nếu không có tinh bột, tinh bột cung cấp đường, một loại “thức ăn” cần thiết cho hoạt động của các cơ và não bộ.

  • Làm đẹp da

Bột gạo giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Một số chuyên gia làm đẹp cho rằng chiết xuất từ loại bột này có thể giúp chống nắng do chứa một số hợp chất: axit ferulic và PABA.

Ngoài ra, nó chứa axit para-aminobenzoic (hay còn gọi là PABA hoặc vitamin B10), giúp kích thích sự phát triển của tế bào. PABA cũng đã được chứng minh là bảo vệ da khỏi tia UV và đã từng được sử dụng trong kem chống nắng. Nhưng vì nó gây ra các phản ứng dị ứng, nên không còn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là thành phần chống nắng an toàn.

Điều trị mụn và tăng sắc tố da

Bột gạo có thể giúp cải thiện mụn trứng cá và làm sáng da. Do ​​gạo chứa axit phytic – có tác dụng tẩy tế bào chết.

Axit phytic là một axit alpha hydroxy (AHA) có khả năng chống oxy hóa. Nó có thể được chiết xuất từ ​​nhiều loại thực vật, bao gồm đậu, hạt, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Sau đó, nó được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da. Axit phytic được chứng minh có hiệu quả và dịu nhẹ trên da hơn so với các loại AHA khác.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2019: axit phytic có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố (đốm đen) như axit glycolic và axit salicylic.

Làm lành vết thương

Allantoin trong bột gạo, có đặc tính làm dịu và chống viêm. Một số nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy nó có thể hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.

Kiềm dầu

Tinh bột gạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó được sử dụng để hấp thụ dầu, kiểm soát độ bóng và giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông.

"<yoastmark"<yoastmark

Lưu ý khi sử dụng bột gạo

  • Bột này nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát trong hộp kín.
  • Những tranh cãi gần đây đã được đưa ra liên quan đến asen trong gạo. Nếu có dị ứng khi sử dụng, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bột gạo có rất nhiều tác dụng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Đây là một loại mỹ phẩm rẻ tiền, và rất tự nhiên nữa. Các chị có thể trộn bột, với trà xanh, sữa tươi, đắp mặt 5-10′. Khi tháo mặt nạ ra, hiệu quả đến bất ngờ đấy ạ. Hi vọng sau khi đọc bài viết, bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin hữu ích.