Bột gạo là gì? Một số món ngon làm từ bột gạo – Vua Nệm

Bột gạo là nguyên liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Đặc biệt là ở Việt Nam, từ bột gạo người ta có thể biến tấu thành rất nhiều món ngon và lạ miệng. Dù là một nguyên liệu quen thuộc nhưng có lẽ không phải ai cũng biết được cách làm bột gạo. Và những món ăn thú vị được chế biến từ bột gạo. Hãy cùng Vua Nệm điểm qua một số nét nổi bật về loại bột này nhé.

1. Bột gạo là gì?

Bột gạo khác với tinh bột gạo, nó không được làm bằng cách xay nhuyễn gạo với dung dịch bazơ, đợi nước lắng xuống, đổ bỏ nước thu được tinh bột gạo tươi. Mà loại bột này thường được sản xuất với số lượng lớn bằng phương pháp xay nhuyễn hạt gạo đã ngâm đến khi bột thật mịn.

bột gạo là gì

Bột gạo được sử dụng rộng rãi và thay thế cho bột mì trong một số món ăn. Nó là một trong những loại bột “quốc dân” được sử dụng phổ biến ở các quốc gia Châu Á. Ở Việt Nam, người ta dùng loại bột này trong các món như bánh canh, phở, bánh hỏi hay một số loại bánh như bánh ú, bánh ích,…

2. Các loại bột gạo phổ biến

Bột gạo được sản xuất bằng phương pháp xay nhuyễn hạt gạo. Chính vì thế, khi xay loại gạo nào thì bột gạo có tính chất của loại gạo đó. Trên thị trường có 3 loại bột gạo phổ biến sau:

2.1 Bột gạo tẻ

Là loại bột phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực người Việt. Bột gạo tẻ được xay từ hạt gạo tẻ, có màu trắng đục. Đây cũng chính là loại gạo mà chúng ta nấu ăn hàng ngày.

bột gạo tẻ

Bột gạo tẻ có mặt hầu hết trong các món bánh, tùy văn hóa mỗi vùng mà loại bột này được sử dụng với nhiều cách khác nhau. Một số loại bánh có thành phần chính là bột gạo tẻ có thể kể đến như bánh xèo, bánh khọt, bánh bò, bánh phở. Bên cạnh đó, bột gạo tẻ còn góp phần làm giảm bớt độ dẻo, hạn chế độ chai cứng của một số món ăn như bánh trôi nước, bánh ít,… 

2.2 Bột gạo nếp

Bột gạo nếp được xay từ hạt gạo nếp. Đây là nguyên liệu chính trong chế biến các món xôi và chè. Bột gạo nếp mịn dễ kết dính khi gặp nước và có màu trắng tự nhiên. Ngoài ra, bột nếp còn được chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau như bánh trôi, bánh gai,…

2.3 Bột gạo lứt

Cũng như các loại gạo khác, bột gạo lứt sở hữu các đặc điểm của hạt gạo lứt. Bột có màu nâu nhạt, có hương thơm đặc trưng, giàu chất dinh dưỡng, thường được sử dụng nhằm mục đích chữa bệnh, hỗ trợ giảm cân và làm đẹp. Bên cạnh đó, nó còn có thể chế biến thành các món bột ăn dặm cho trẻ nhỏ, cháo dinh dưỡng cho người cao tuổi,… Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. 

3. Quy trình sản xuất bột gạo

Quy trình sản xuất bột gạo khá đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn đối với sức khỏe thì khâu chọn nguyên liệu đầu vào rất quan trọng. Để sản xuất loại bột này cần trải qua quy trình như sau:

  • Bước 1: Ngâm gạo

Thóc phải được xử lý kỹ, loại bỏ tạp chất như đất cát và vỏ trấu. Sau đó ngâm vào nước để làm mềm. Quá trình này gọi là Hydrat hóa và diễn ra trong 3 giờ.

  • Bước 2: Xay gạo

Gạo đã ngâm sẽ mềm, đây là một bước chuẩn bị cho công đoạn xây diễn ra nhanh và tiện hơn. Mặt khác, việc xay gạo làm phá vỡ cấu trúc bên trong giúp giải phóng tinh bột ra ngoài. Quá trình này góp phần làm cho gạo hạt nhanh chóng chuyển thành dạng bột.

  • Bước 3: Khuấy

Gạo đã xây hòa lẫn với nước, công đoạn khuấy giúp một số tạp chất nhẹ trong hạt gạo nổi lên mặt nước, giúp chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ chúng. Tác dụng chính của giai đoạn này là kính thích các phân tử bột gạo chưa được giải phóng trong túi bột lạp (trong cấu tạo cấu trúc hạt gạo) được đẩy ra ngoài. Tận dụng triệt để và tránh lãng phí bột gạo.

  • Bước 4: Lắng gạn hỗn hợp bột gạo

     

Sau khi khuấy, việc bạn cần làm là để dung dịch bột gạo nghỉ trong 1 giờ đồng hồ để bột lắng xuống. Ngoài ra có thể chọn cách xoay ly tâm để thu được tinh bột nhanh hơn.

cách làm bột gạo

  • Bước 5: Chia bột ướt

     

Sau khi xoay ly tâm hoặc lắng gạn thu được bột gạo tươi ở dạng nhão. Thông thường loại bột này được chia vào các mành tre có lót sẵn vải mỏng và mang đi phơi. Việc lót vải nhằm tránh bột rơi gây lãng phí, đồng thời giúp tiện hơn khi thu gom bột khô.

Bước 6: Phơi bột gạo nhão 

Quá trình làm khô bột diễn ra trong 4 – 6 tiếng bằng phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy khô. Lưu ý, quá trình làm khô phải đảm bảo độ ẩm trong bột ( khoảng 15%). Nếu độ ẩm thấp hơn 15% chính là điều kiện thích hợp để vi khuẩn và nấm phát sinh làm hỏng bột, gây bệnh cho người sử dụng. Cuối cùng, bảo quản bột trong lọ thủy tinh, lọ gốm, …

4. Một số loại bánh làm từ bột gạo

Nếu trong căn bếp của bạn đã có sẵn loại bột này nhưng không biết phải chế biến món gì ngon thì bạn có thể tham khảo một số loại bánh dưới đây: 

4.1 Bánh canh cá lóc

Để làm bánh canh bột gạo, người ta pha bột với nước hòa thêm tí muối và một ít nước cốt dừa nhằm tạo độ béo và mùi hương tự nhiên. Bánh canh loại bột này có màu trắng và mềm hơn so với bánh canh làm từ bột năng hay bột lọc. Mặt khác, nước dùng bánh canh được hầm từ các loại rau củ và phần xương cá tạo nên vị ngọt thanh mà không cần sử dụng quá nhiều gia vị. Chính vì thế, bánh canh cá lóc là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà lại an toàn với sức khỏe.

bột gạo làm bánh gì

4.2 Bánh da lợn

Chắc hẳn tuổi thơ của chúng ta ít có ai là chưa thấy qua loại bánh này. Bánh da lợn được làm từ hỗn hợp bột gạo, bột năng, đậu xanh và lá dứa. Bột gạo pha với bột năng tạo độ dai nhất định cho từng lớp bánh, mùi hương của lá dứa hòa quyện cùng vị béo của đậu xanh tạo hương vị tuyệt vời. Hãy thử món bánh này bạn nhé.

4.3 Bánh răng bừa (bánh tẻ)

Bánh răng bừa có thể ăn nóng hoặc dùng khi nguội điều được. Phần nhân của bánh thường là thịt băm, hủ tiếu và mộc nhĩ được nêm nếm đậm đà. Cốt bánh là phần bột được pha theo công thức riêng của từng người. Cuối cùng là được bọc trong một lớp lá chuối và mang đi hấp cách thủy.

bánh làm từ bột gạo

Cách ăn loại bánh này tương tự bánh giò, thường được ăn cùng tương ớt và một số gia vị đặc trưng. 

4.4 Bánh bèo chén

Bánh bèo chén tuy đơn giản mà lại vô cùng thơm ngon. Món này ngon chủ yếu nhờ cách pha bột của người làm bánh. Nhân bánh chủ yếu là mỡ hành và đậu phộng. Bánh được tạo hình bằng cách đổ vào chén và đem hấp cách thủy. Phần nước chấm pha đậm đà chính là chìa khóa để món ăn thêm tròn vị.

>> Xem thêm: 

Trên đây là là những chia sẻ về bột gạo – một loại bột rất quen thuộc với chúng ta. Vua Nệm hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt được từng loại bột này và dùng chúng hợp lý trong từng trường hợp. Ngoài ra, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về ẩm thực, về các món ăn ngon đến từ những nguyên liệu rất dễ tìm.