Bột cam thảo: Lợi “đủ đường” nhưng cũng nên thận trọng khi dùng

Nhắc đến bột cam thảo có lẽ nhiều người thường nghĩ rằng đây là một thành phần vị thuốc không thể thiếu trong các gói thuốc bắc. Thế nhưng, ngoài công dụng chữa bệnh, bột cam thảo còn có những tác dụng bất ngờ khác trong cả Đông y lẫn Tây y.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến lợi bất cập hai. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ lợi ích cũng như cách dùng bột cam thảo sao cho đúng cách nhé!

1. Giới thiệu về bột cam thảo

Bột cam thảo tưởng chừng như là vị thuốc “lành tính” nhưng nếu sử dụng vô tội vạ cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Cây cam thảo có ý nghĩa là cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cam thảo bắc, sinh cam thảo hoặc quốc lão, có nguồn gốc từ vùng Uran ở Châu Âu thuộc họ cánh bướm Fabaceae và có tên khoa học là Radix Glycyrrhixa.

Đây là một loại bột khô được nghiền nhỏ từ rễ phơi khô mà tạo thành. Trong y học,

bột cam thảo

có tác dụng điều hòa các vị thuốc, giúp thanh nhiệt và loại bỏ những độc tố gây nóng cho người dùng.

Thông thường, cây cam thảo có rễ hình trụ, thẳng hơi và dài khoảng 20-30cm. Cây cam thảo có thể mọc thành bụi cao từ 1 mét đến 1,5 mét, trên thân có nhiều lông nhỏ, lá hình trước mọc chuỗi như lá dẹp, hoa màu tím nở vào mùa thu hoặc hạ. Quản màu nàu đen hình lưỡi liềm, trong quả có nhiều hạt màu nâu đen bờ mặt hạt bóng.

Cam thảo đã cạo lớp bần sẽ có màu vàng nhạt. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Đồng thời, cam thảo có mùi đặc biệt vị ngọt hơi khé cổ sử dụng rất tốt cho sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, rễ của cây cam thảo chứa 4,7-10,97% glucid, 4,17-5,92% tinh bột và nhiều dưỡng chất như 3-10% glucose và saccharose, các cumarin, triterpen và các sterol, vitamin C.

2. Tác dụng của bột cam thảo

Cả Đông Y và Tây Y đều thông dụng bột cam thảo, ngoài ra bột cam thảo còn dùng trong ngành công nghiệp làm đẹp, thuốc lá hoặc thuốc chữa cháy.

Ứng dụng bột cam thảo trong Đông y:

Theo Đông y, bột cam thảo có vị ngọt có tác dụng bổ phổi tỳ vị giúp giải nhiệu đều hòa cơ thể. Nếu bị đi ngoài phân lỏng thì nướng cam thảo lên đập nát và pha với nước uống. Một số bài thuốc đông y có chứa cam thảo và tác dụng như sau:

Trị hoa giải cảm:

Bột cam thảo 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.

Trị loét dạ dày, đường ruột:

Pha tỉ lệ nước:bột cam thảo với tỉ lệ 2:11 hòa tan, mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn , mỗi lần chỉ 1 thìa cà phê không uống liên tục 3 tuần.

Trị suy nhược cơ thể:

Bột cam thảo 12 gram, đương quy 10 gram, nhị sâm 8 gram, tán thành bột uống lúc nguy cấp hoặc dùng ngày 3-4 lần.

Trị mụn làm trắng da:

1/2 chén bột cam thảo trộn với 1/2 túi sữa tươi, sau đó trộn đều đắp lên vùng da cần trị mụn hoặc tắm trắng đã được rửa sạch bằng nước ấm, matxa và giữ lớp mặt nạ này khoảng 30 phút sau đó rửa sạch. Dùng 3 lần trong tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Đối với chị em phụ nữ thích làm đẹp thì việc sử dụng bột cam thảo là lựa chọn hoàn hảo nhất. Trong bột cam thảo có chứa hoạt chất coumarin có khả năng giúp chống nấm, vi khuẩn và hỗ trợ ngăn chặn tia cực tím xâm nhập vào da, giúp làn da sáng mịn và chống lão hóa, giúp chị em phụ nữ trẻ đẹp hơn rất nhiều.

Bột cam thảo được sử dụng trong cả Đông và Tây y. Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Ứng dụng bột cam thảo trong Tây y:

Các thành phần trong bột cam thảo như cloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, barbituric, histamin… có tác dụng giải độc tố kháng viêm rất mạnh.

Dùng để điều chế thuốc chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.

Bột cam thảo dùng để chiết xuất ra thuốc chống loét đường ruột vì có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày, ức chế histamin giúp lành vết thương nhanh.

Một chất chiết xuất từ cam thảo gọi là Glyxyrisin có tác dụng làm giảm mỡ rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.

Ngoài ra, bột cam thảo còn được dùng làm thuốc giải độc, được dùng để chế biến thuốc xông và dùng cho sản phẩm làm đẹp. Nhiều người dùng ngạc nhiên bởi sau khi sử dụng bột cam thảo thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giúp bài tiết hormon của vỏ thượng thận. Hơn nữa, còn có thể cải thiện chức năng nội tiết tố trong cơ thể.

Bột cam thảo còn có khả năng giải độc mạnh với các loại nhiễm độc bạch cầu chất độc từ cá lơn, bị rắn cắn. Ngoài ra còn có thể giải độc tố bệnh uốn ván.

3. Các lưu ý khi dùng bột cam thảo

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo. Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Không nên dùng quá nhiều:

Ở người, nếu uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Có khoảng 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần:

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha với cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi… Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí… và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Trong khi đó, cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì lại không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng:

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và dễ sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn, nếu có thì có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít… Các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng bị táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Đồng thời không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo… thay cho nước lọc.

Hi vọng những thông tin liên quan đến công dụng và cách dùng của

bột cam thảo

sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu hơn về loại thuốc này. Chúc quý bạn đọc luôn khỏe!

Khiết Ngọc

(Tổng hợp)

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn