bọ ú ăn gì ? Chuột lang (Guinea Pig) cách nuôi bọ ú thật dễ tại nhà – indaina.com – Wiki cuộc sống

bọ ú ăn gì ? Chuột lang (Guinea Pig) cách nuôi bọ ú thật dễ tại nhà

 

Bọ Ú/Chuột lang hay còn gọi là Guinea Pig có thể ăn những gì?
Đây là câu hỏi không ít bạn đã hỏi chúng tôi trên Fanpage:  và là câu hỏi được quan tâm nhất sau khi sở hữu các bé bọ ú/chuột lang

Hôm nay, bạn cùng indainam.com/wiki tham khảo 1 bữa ăn đầy dưỡng chất cho bọ ú/chuột lang nhé Thức ăn bọ ú là gì? Bọ ú nên ăn gì và không thể cho bọ ú ăn những loại thức ăn nào?   Tiết lộ danh sách các loại trái cây và rau quả phổ biến mà bọ ú của bạn có thể và không thể ăn.

1. Nước
2. Cỏ Khô
3. Thức Ăn Nén (dạng viên)

Lưu ý: các loại được đánh số theo thứ tự ưu tiên (số nhỏ hơn được ưu tiên nhiều hơn)
Ngoài ra, những loại thức ăn giàu dinh dưỡng và các chất hữu cơ dưới đây cũng được khuyên dùng cho bé. Để bé có chế độ dinh dưỡng tuyệt vời xứng với tên bọ ú.
4. Các loại rau (hàng ngày)
5. Trái cây
6. Vitamin C bổ sung (nếu không nhận đủ từ các loại rau và trái cây)
Lưu ý:
 Bọ ú/chuột lang có 1 hệ tiêu hóa rất nhay cảm vì vậy, chúng ta nên bắt đầu với những loại thức ăn mới một cách từ từ, chậm rãi. Từng chút từng chút nếu chúng thích thì nâng số lượng lên dần theo dõi thói quen ăn uống của các bé để có 1 khẩu phần ăn tốt hơn (tùy theo sở thích của bé). Việc làm này nó hổ trợ cho 1 chế độ ăn uống lành mạnh.

Cách nuôi và chăm sóc bọ ú tại nhà

Những năm gần đây, bọ ú (chuột lang) là loài thú kiểng được giới trẻ yêu thích. Nuôi bọ ú sẽ trở nên đơn giản nếu như bạn hiểu và biết về cách chăm sóc chúng. Hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi bọ ú mà mình đã học, sưu tầm, tích lũy và tổng hợp sau quá trình nuôi những bé ú của mình.

Với những ai mới bắt đầu nuôi thì nên chọn các bé độ tuổi từ 1-2 tháng tuổi, không nên chọn mua các bé độ tuổi nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Lí do của sự lựa chọn này vì nếu mua các bé nhỏ tuổi hơn thì sức khoẻ của chúng sẽ không bảo đảm, rất dễ mắc phải các loại bệnh tật, sẽ tử vong, còn đối với các bé quá lớn tuổi cũng hạn chế sự làm quen, tương tác rất khó (nhát hơn nếu tiếp xúc với người lạ) cũng như mua nhầm hàng “gần hết đát”.

Lời khuyên chân thành: các bạn nên đến tận các trang trại để tham khảo, chọn mua. Tại sao ư, 1 điều rất đơn giản hầu hết các cửa hàng, shop đều nhập hàng từ các trại này, bên cạnh đó, khi đến tận nơi sinh sản, các bạn có thể tự do trao đổi với chính người chăn nuôi về các thông tin: sức khoẻ, dinh dưỡng, bệnh tật của các bé. Điều này thì rất khó thực hiện đối với shop, cửa hàng vì họ chỉ là nhà phân phối hàng nên sẽ không nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về các loại thú cưng.

mua bọ ú

Một bé bọ ú được xem chất lượng, hoàn hảo để làm chú thú nuôi đúng nghĩa phải hội tụ đủ các yếu tố:

  • Lông mọc đầy đủ, không lõm lông cũng như rụng lông bất thường.
  • Mắt sáng, mắt mở to, không đóng lớp màng mỏng (bé chưa mở mắt ra hết hoặc bé bị mù).
  • Đầy đủ tứ chi, chiều dài các chi bằng nhau cũng như không mắc phải ghẻ chóc trên thân hình.
  • Cân nặng vừa phải, thân hình cân đối theo từng độ tuổi thích hợp.
  • Không mắc phải vài loại bệnh thường gặp như: sổ mũi, tiêu chảy, bị thương ngoài ý muốn.

Thức ăn của bé bọ ú

Đối với môi trường nuôi nhốt, thức ăn chính của chuột lang: pellets (hình ảnh), đừng nhầm lẫn loại thức ăn này với gỗ nén lót chuồng nhé, có màu xanh xẫm hơn, còn gỗ nén thì màu vàng của gỗ. Thực chất thức ăn này là cỏ được nén lại, trên thị trường hiện nay rất nhiều loại xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, cho nên hãy căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của từng loại mà chọn (chứa ít nhất 8% protein, 16% xơ, 1 gram vitamin C). Lưu ý nên bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát, không nên mua tích trữ quá nhiều vì theo thời gian, thức ăn sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm cỏ khô nguyên cọng cho bé.

Thỉnh thoảng cũng nên cho bé ăn một số loại rau củ khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, loại rau, củ mà chuột lang ăn như: bông cải xanh, rau bina, cỏ ba lá, cây mã đề, cây me đất….Nói chung bất cứ thứ gì con người ăn được thì Guinea Pig cũng ăn được. Lưu ý khi mua, nên chọn mua các loại rau tươi, sạch sẽ, cũng phải chú ý rửa thật sạch trước khi cho bé xơi. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung vào thực đơn của Guinea Pig mỗi tuần 1 lần các loại trái cây: táo, lê, dâu tây, đào, dưa hấu, cà chua, dưa leo, cà rốt, nho, chuối….Nước uống sử dụng cho bọ ú nên đun sôi, để nguội nhằm tránh cho bé mắc phải bệnh về đường ruột.

Cho Bọ Ú ăn rau tươi hàng ngày

Rau lá xanh nên chiếm đến 20% chế độ ăn của chuột lang. Cẩn thận với các loại rau chứa nhiều photpho, canxi và vitamin A, vì hàm lượng quá cao các chất này có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy vốn có thể gây tử vong. Bạn nên có một danh sách các loại hoa quả và rau củ an toàn cho chuột lang trên các trang web uy tín hoặc hỏi bác sĩ thú y.
Khẩu phần ăn của chuột lang nên bao gồm nhiều rau giàu vitamin C (vì chuột lang không có khả năng tự sản xuất vitamin C, và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến một số bệnh, chẳng hạn như bệnh scurvy).
Các loại rau tốt cho chuột lang bao gồm rau diếp, cần tây, cà rốt, cà chua, dưa chuột, mùi tây, cải xoăn, một ít bông cải xanh, một lượng nhỏ rau bó xôi và đậu Hà Lan. Nhớ giới hạn một số loại rau để tránh gây hại nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của chuột lang. Bạn cũng có thể cho chuột lang ăn một số hoa quả như phần thưởng, chẳng hạn như dâu tây và vài miếng táo, nhưng nhớ chỉ thỉnh thoảng mới nên cho chúng ăn, vì một số loại axit trong hoa quả có thể gây hại cho chuột lang.

Nếu chú chuột lang của bạn có vẻ không chịu ăn rau quả, bạn hãy thử cắt thành từng lát hoặc từng mẩu nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng chuột lang cũng có khẩu vị hoặc sở thích riêng, chúng có thể thích hoặc không thích các loại rau khác nhau.
Tránh cho chuột lang ăn xà lách Mỹ, xà lách roket, súp lơ, củ cải đường, khoai tây và củ cải đỏ.
Mỗi chú chuột lang sẽ cần ăn 1 cốc rau củ mỗi ngày. Bạn nên chia lượng rau củ thành 2 bữa ăn, vì chuột lang là loài gặm nhấm vốn thích nhấm nháp suốt ngày thay vì ăn một bữa lớn.

Cách nuôi bọ Ú không bị tiêu chảy

Cách nuôi chuột Lang tốt nhất là lựa chọn cho chúng những đồ dùng cần thiết và phù hợp nhất. Đối với bát ăn và nước uống không nên lựa chọn những chất liệu nhựa hoặc những chất liệu dễ bị chúng cắn vỡ.

Nên lựa chọn chất liệu sứ hoặc thép không gỉ, có chất lượng và không dễ bị đạp đổ. Đặc biệt, chỉ nên cho chuột Lang uống nước sạch. Nước bẩn có thể khiến cho chúng bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Vậy cách nuôi bọ Ú không bị bệnh về tiêu hóa cần làm gì?

Để duy trì độ khô ráo trong chuồng, nên sử dụng máy nước uống dạng bi tròn có dung tích 250ml là phù hợp. Có thể mua một số món đồ chơi chạy bộ để cho chuột lang chạy bộ. Kỹ thuật nuôi chuột Lang với chế độ luyện tập sẽ giúp chúng khỏe mạnh hơn. Đồng thời, giúp chúng có thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

Liên tục cung cấp cỏ khô cho Bọ Ú

Chuột lang là loài động vật gặm nhấm, do đó chúng cần có thứ gì đó để nhai suốt ngày (chẳng hạn như cỏ timothy hoặc cỏ orchard), nếu không, hệ tiêu hóa của chúng có thể ngừng hoạt động. Tuy nhiên, cỏ khô có thể chọc vào mắt chuột lang, vì vậy bạn cần kiểm tra để đảm bảo không có các đầu cỏ nhọn sắc đâm ra!
Cỏ khô alfalfa chỉ dành cho chuột lang con từ 6 tháng tuổi trở xuống và chuột cái mang thai hoặc đang cho con bú, vì loại cỏ này có chứa nhiều canxi mà chuột lang trưởng thành khỏe mạnh không cần đến.
Chuột lang 6 tháng tuổi trở lên nên được ăn cỏ khô timothy, orchard hoặc bluegrass. Bạn nên cho chuột ăn các loại cỏ này một cách “tự do”, có nghĩa là lúc nào cũng phải có cỏ trong chuồng.
Việc thiếu cỏ khô có thể khiến răng chuột lang mọc so le, một tình trạng lệch lạc của răng có thể phải giải phẫu để chỉnh răng, bên cạnh đó là tình trạng đình trệ của đường tiêu hóa vốn có thể dẫn đến tử vong.

Không nên cho Bọ Ú ăn

– Thức ăn có mùi và vị cay ( ớt, xả, gừng,…) sẽ không tốt cho Bọ Ú.
– Rau củ hư, không sạch
– Rau củ có mủ, nhựa
– Không nên cho ăn tinh bột, thịt ( vì Bọ Ú là loài ăn thực vật )
– Các loại nướ có gas, …( chỉ nên cho uống nước lọc và sạch không chứa clo và chất tẩy).
– Không nên cho bọ ú ăn hạt ( dễ bị mắc nghẹn gây khó thở)

Chọn chuồng nuôi Bọ Ú

Chuồng của chuột lang càng lớn càng tốt, những loại phổ biến nhất, tốt nhất nên được làm bằng lưới thép có lỗ lớn (kích thước mỗi cạnh của lổ nên khoảng 3 cm). Chuồng tiêu chuẩn thường có kích thước rất lớn, khoảng 1 mét vuông cho 1 cặp Guinea Pig để bé thoải mái trong quá trình sống. Vị trí đặt chuồng nên tránh xa hướng chiếu trực tiếp của mặt trời hay gió, không nên đặt ở vị trí nhiệt độ quá cao, gần nơi ở của chó, mèo.

Đang xem:bọ ú ăn gì?

Tìm một vị trí phù hợp để đặt chuồng

Một nơi mà mọi người trong nhà thường tụ tập trong khoảng thời gian dài là lý tưởng nhất. Phòng sinh hoạt, phòng ngủ hoặc hành lang là những lựa chọn tốt, vì những nơi này thường có người lui tới. Những chú chuột lang của bạn sẽ được làm quen với mọi người trong nhà.

  • Đảm bảo đặt chuồng ở nơi không người nào có thể vấp phải hoặc làm lật chuồng. Những tai nạn như vậy có thể giết chết chuột lang.
  • Không đặt chuồng trong nhà để xe, vì khí thải từ xe sẽ gây hại, thậm chí giết chết chuột lang. Hơn nữa, nhiệt độ trong nhà để xe cũng không ổn định.

Lưu ý rằng Bọ Ú rất nhạy cảm với nhiệt độ

Nhiều bác sĩ thú y khuyên đặt chuồng chuột lang trong nhà, nơi còn có thêm ưu điểm nữa là chuột lang được tương tác nhiều hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại khuyên nên thường xuyên cho chuột lang ra ngoài trời tắm nắng.

  • Tránh đặt chuồng ngoài trời nếu có mèo! Sự cân bằng giữa thời gian cho chuột lang ra ngoài trời và ở trong nhà tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khí hậu. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ thú y để có quyết định tốt nhất cho bé chuột lang của bạn.

Vệ sinh Bọ Ú

Loại lót chuồng thường được sử dụng dành cho bọ ú là loại mùn cưa gỗ thông, không nên sử dụng gỗ nén hay bất cứ loại lót chuồng nào không có độ mềm, tạo sự khó chịu cho bé. Không nên sử dụng mùn cưa của cây tuyết tùng (màu hơi đỏ) vì chứa nhiều phenol làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của các em nó. Đặc biệt cần lưu ý: không nên sử dụng các loại mùn cưa mùi thơm vì sẽ gây dị ứng, suy hô hấp, tốt nhất nên sử dụng mùn cưa gỗ thông tự nhiên.

Với những chia sẻ từ kinh nghiệm nuôi bọ ú tại nhà trên đây chắn hẳn các bạn đã hiểu hơn về cách chăm sóc và nuôi bé bọ ú rồi chứ nhỉ. Chúc bạn và bé bọ ú luôn vui khỏe và có những phút giây tuyệt vời khi ở cạnh nhau.

Kỹ thuật nuôi chuột Lang Guinea Pig gần tương tự như các loài động vật gặm nhấm. Trước tiên bạn phải chuẩn bị một tổ có kích thước lớp lý. Đồng thời đặt một lớp gỗ vụn khô để hấp thụ nước dư thừa. Nếu có thể, hãy thiết kế tạo cảnh quan. Chúng sẽ sống vui vẻ như được sống trong một biệt thự.

Về vệ sinh, phải thực hiện cách nuôi chuột Lang sạch sẽ. Phân phải được dọn sạch đúng giờ để giữ cho tổ sạch sẽ. Phân có thể được trộn với cát và được làm sạch sau khi đóng cứng. Bạn có thể lau cơ thể bằng khăn và làm sạch cơ thể bằng nước nếu cần thiết. Bác sĩ thú y nhấn mạnh rằng người nuôi phải có trách nhiệm vệ sinh cá nhân vật nuôi và nơi ở.

Tắm cho Bọ Ú

Chuột Lang rất yêu sạch sẽ, vì vậy cách nuôi chuột Lang cũng cần đảm bảo vệ sinh. Việc tắm rửa cho chúng rất quan trọng. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi chuột Lang đòi hỏi phải chú ý, không nên tắm cho chuột quá nhiều, mỗi tuần 1 lần là được. Khi tắm cần chuẩn bị nước ấm, sữa tắm chuyên dụng, khăn khô và máy sấy. Không được để lông ẩm sau khi tắm.

Ngoài tắm bằng nước, bạn có thể dùng cát tắm vệ sinh cho chuột. Sau khi tắm cần dùng lược chải lông để loại bỏ hết lông rụng, cát và bụi bẩn trên người chúng. Cách nuôi chuột Lang không có mùi hôi là sử dụng lót nền khử mùi hoặc xịt khử mùi và vệ sinh lồng chuột thường xuyên.

Vận động thường xuyên cho Bọ Ú Guinea Pig

Chuột Lang rất thích rong chơi, chúng cần được ra ngoài vận động. Nếu có người ở nhà, bạn nên thả cho chúng ra ngoài chơi đùa. Cách nuôi chuột Lang này vừa giúp chúng làm quen với các thành viên trong gia đình, vừa giúp phòng bệnh béo phì cho chuột.

Cách nuôi chuột Lang khỏe mạnh và béo tròn quan trọng nhất là tạo cho chúng một nơi ở thoải mái. Chuồng, bát ăn, bình nước, vụn gỗ lót chuồng là những vật dụng không thể thiếu.

Cách nuôi Bọ Ú có hàm răng chắc khỏe

Một số vấn đề răng miệng của Bọ Ú nhà

Gãy răng

Chuột Lang ăn quá nhiều hạt hướng dương sẽ bị thiếu Canxi, dẫn tới răng giòn và dễ gãy. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở chuột già. Cách nuôi bọ Ú tốt nhất là bổ sung Canxi cho  chúng. Bạn có thể cho chúng ăn thêm cá khô, phô mai, thức ăn dinh dưỡng…

Sâu răng

Do không biết cách nuôi chuôt Lang,cho ăn quá nhiều hoa quả ngọt và đồ chua. Chuột Lang nhà bị sâu răng có thể bị mưng mủ, nhiễm trùng, chảy nước miếng, mặt sưng và bỏ ăn. Kỹ thuật nuôi chuột Lang tránh bệnh sâu răng cần hạn chế cho chúng ăn hoa quả nhiều đường, không cho ăn vặt quá nhiều.

Răng lệch, không khớp

Răng mọc quá nhanh do Hormone không ổn định, hoặc cắn lồng sắt quá nhiều dẫn đến mọc lệch. Lúc này bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để cắt bớt một phần răng. Nếu không có cách nuôi chuột Lang hợp lý và đưa đi chữa trị sớm, chuột sẽ chết đói vì không ăn uống được.

Đồ dùng mài răng cho Bọ Ú

Trên thị trường hiện có bán nhiều loại đá mài răng cho chuột Lang, Hamster và thỏ. Loại đá này có ưu điểm là dễ sử dụng, một số loại có tác dụng cung cấp Canxi cho chuột lang. Hơn nữa giá của loại đồ chơi này khá rẻ và có thời gian sử dụng lâu. Nhưng nếu chú chuột Lang nhà bạn không thích đá mài răng thì sao?

Bạn có thể quan sát thói quen của nó, xem nó thích đá mài răng hương vị thế nào. Vì mỗi con chuột sẽ có sở thích khác nhau, hơn nữa mỗi loại đá mài có một thành phần riêng. Những thành phần này có thể không phù hợp với chuột lang của bạn. Như vậy có thể hấp dẫn nó gặm nhiều hơn.

Nếu thay đổi nhiều loại đá mài nhưng chuột vẫn không thích, bạn có thể dùng đồ chơi dây treo, ngô gỗ… Không cho chuột gặm đồ linh tinh như que kem hoặc đũa ăn của người. Không tốt cho răng chuột.

Loài gặm nhấm phát triển theo tuổi tác. Răng cũng không ngừng phát triển và người nuôi có thể chuẩn bị các vật mài răng dạng hạt để không gây đau đớn cho chúng. Chúng phải cắt móng thường xuyên để chúng không tự gãi. Hoặc làm bị thương những người bạn đồng hành khác.

Kỹ thuật nuôi Bọ Ú có thể chất khỏe mạnh

Các loại đồ chơi cho Bọ Ú

Chuột lang Peru rất ưa hoạt động, chúng cần có các loại đồ chơi để không trở nên nhàm chán. Đồ chơi vận động cũng giúp chuột tránh mắc bệnh béo phì. Góp phần giúp chúng trở nên thân thiện hơn.

Phổ biến nhất hiện nay là các loại bánh xe đồ chơi cho chuột. Ngoài bánh xe, bạn có thể cho chúng chơi các loại dây treo để gặm nhấm. Thỉnh thoảng nên thả chúng ra chạy chơi trong nhà, điều này sẽ giúp chúng làm quen với các thành viên gia đình và thú nuôi khác của bạn.

Nếu không có đồ chơi vận động, chuột lang sẽ bị cuồng chân. Một số con sẽ bị stress, gặm cắn đồ vật trong lồng hoặc chính bản thân nó. Đặc biệt nếu chuồng nuôi quá chật, chúng có thể bị liệt chân.

Vị trí đặt đồ chơi cho Bọ Ú

Chuột Lang vận động nhiều. Trong hộp thú cưng thông thường, có thể chuẩn bị một chiếc vòng để nó chạy liên tục. Hoặc một quả bóng rỗng để con chuột cưng được đặt trong đó để chạy.

Việc này nhằm để giải phóng lượng calo dư thừa trên cơ thể. Hoặc thậm chí lắp đặt các thiết bị khác chẳng hạn như bập bênh. Cho phép những con chuột cưng giảm cân trong khi chơi và không bị thừa cân.

Vị trí đặt đồ chơi trong lồng phải có độ cao vừa đủ. Để tránh việc trong lúc trèo leo chuột sảy chân ngã và gãy răng. Chất liệu làm đồ chơi gặm nhấm nên dùng vật liệu gỗ, không dùng kim loại và cao su. Thành phần kim loại và cao su có thể gây ngộ độc cho chúng.

Kỹ thuật nuôi Bọ Ú có thể ôm mà không bị cắn

Cách nuôi Bọ Ú không bị cắn

Chuột Lang Guinea Pig rất nhát gan. Chúng cảnh giác với mọi người hoặc động vật khác. Chúng có thể cắn cả chủ nhân nếu bị kích động hoặc đe dọa. Vì vậy việc huấn luyện để chuột quen với người là rất quan trọng.

Trước tiên, trừ khi chuột bị thương, bạn không nên đánh thức chúng khi đang ngủ. Do thị lực của chuột lang rất kém, khi mới tỉnh dậy chúng không thể xác định bạn là ai. Do đó, nó sẽ trở nên rất hung dữ. Đây là bản năng tự vệ có từ thời tổ tiên chúng sống trong tự nhiên.

Chuột Lang nhận biết mọi thứ xung quanh chủ yếu qua thính giác và khứu giác. Trước khi chơi với chúng, bạn nên rửa tay sạch sẽ. Việc này vừa giúp phòng bệnh cho chuột, vừa giúp chúng xác định mùi của bạn dễ hơn. Sau khi chơi với chuột, bạn nên rửa tay một lần nữa.

Cách ôm Bọ Ú Peru đúng chuẩn

Chuột Peru được tiếp xúc gần với người từ nhỏ sẽ lành tính hơn. Theo các bác sĩ thú y, điều này sẽ thuận tiện hơn cho việc huấn luyện về sau. Cách ôm chuột lang như sau:

Đầu tiên bạn dùng một tay nhấc nó lên và đặt giữa hai tay. Từ từ đưa nó áp sát người bạn. Khi mới gặp một con chuột lang, bạn không nên ôm nó ngay. Chuột lang cắn người chủ yếu do bị cầm nắm quá mạnh, khiến chúng bị đau và sợ hãi.

Nếu muốn an toàn, bạn có thể dùng găng tay ôm, sau khi nó nằm yên trong lòng có thể bỏ găng tay đi. Đợi một lúc cho nó quen với mùi của bạn.

Nên ôm chuột khi nó đang chạy chơi bên ngoài, không nên động vào khi chuột đang nghỉ ngơi trong lồng. Nếu thấy chú chuột gặm ngón tay của bạn cũng không cần lo lắng, có thể nó đang tò mò và muốn nhấm thử một chút thôi.

Huấn luyện Bọ Ú những bài học cơ bản

Giống như chó và mèo, chuột Lang nhà là một loài thú cưng được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù không thông minh như chó mèo, nhưng ta có thể huấn luyện chúng quen với một số bài học đơn giản.

Những bài học này bao gồm dạy chuột nhớ tên của nó, đi vệ sinh đúng chỗ và chơi một số trò thú vị. Với việc huấn luyện cẩn thận và kiên trì, chú chuột lang của bạn sẽ trở nên thanh lịch hơn.

Cách nuôi Bọ Ú quen với mùi của bạn

Chuột Lang sẽ mất một thời gian để làm quen với ngôi nhà mới. Nhất là với các loài thú cưng nhỏ như mèo và chuột. Hãy đặt lồng chuột ở nơi bạn hay qua lại để nó quen với sự có mặt của bạn.

Sau một vài ngày bạn có thể thử chạm vào người nó. Nếu nó không phản ứng mạnh, bạn hãy thưởng cho nó loại thức ăn mà nó thích. Nếu nó không chủ động tới gần hoặc tỏ ra ung dữ, hãy đặt thức ăn xuống để nó tự ăn. Sau vài lần nó sẽ cảm thấy an toàn và không phản ứng lại bạn.

Khi nó đã quen với mùi cơ thể của bạn, hãy nhẹ nhàng nhấc nó lên và vuốt nhẹ vào đầu và lưng. Hành động này sẽ khiến nó cảm thấy thoải mái như được mát xa vậy. Dần dần nó sẽ chủ động tới gần và đòi được vuốt ve.

Dạy Bọ Ú chạy đến khi gọi tên

Cách nuôi bọ Ú đơn giản nhất là dạy chúng quen với tên gọi. Sử dụng phần thưởng là đồ ăn mà chúng thích. Mỗi khi cho chuột ăn, bạn hãy gọi tên của nó. Sau một vài lần như vậy, chúng sẽ coi cái tên đó là dấu hiệu của thức ăn.

Sau khi nó đã quen tên, bạn đưa chuột ra khỏi lồng và đặt nó cách bạn vài mét. Gọi tên chuột lang và giơ ra món ăn mà nó thích. Việc này sẽ mất một thời gian, vì vậy đừng nên nóng vội.

Chuột ngửi thấy thức ăn sẽ chạy ngay đến chỗ bạn. Khi đó hãy thưởng cho nó một ít đồ ăn vặt để duy trì phản xạ. Lặp lại bài học mỗi ngày và qua thời gian, chuột sẽ chạy đến ngay cả khi không có thức ăn.

Cầm một mẩu thức ăn trong tay và giơ cao để chuột phải đứng lên mới lấy được. Nói “đứng lên” và thưởng cho khi nó đứng được trên hai chân sau. Lặp lại nhiều lần để chú chuột đứng thẳng ngay cả khi không có thức ăn.

Huấn luyện Bọ Ú đi vệ sinh đúng chỗ

Để dạy cho chuột đi vệ sinh đúng chỗ không khó, nhưng đòi hòi thời gian huấn luyện lâu dài. Bạn cần có sự kiên nhẫn nhất định. Vì nó chưa thể quen ngay sau một vài lần huấn luyện. Nhưng đừng vì thế mà la mắng hay trừng phạt.

Để dạy chuột Lang đi vệ sinh vào hộp cát, bạn hãy đặt một chiếc hộp trong lồng. Theo dõi xem nó hay đi vệ sinh ở chỗ nào và đặt ở đó. Để vào hộp một ít cỏ khô và vài cục phân của chuột.

Khi thấy chuột sử dụng hộp cát, bạn hãy thưởng cho nó một mẩu thức ăn. Sau nhiều lần như vậy, nó sẽ hiểu là đi vệ sinh đúng chỗ thì sẽ được cho ăn. Không cho ăn nhiều nhưng thỉnh thoảng phải thưởng để chuột ghi nhớ bài học.

Hướng dẫn Bọ Ú lăn quả bóng

Sử dụng một quả bóng tennis, bóng bàn hoặc một vật tròn không quá nặng để chuột có thể lăn bóng dễ dàng. Kèm theo đó là một món ăn dạng dài và mảnh, như cà rốt, bánh thưởng để làm động lực cho chúng.

Đặt cà rốt hoặc bánh thưởng trên mặt đất, đặt quả bóng đè lên trên thanh thức ăn đó. Đặt chuột lang ở bên cạnh để nó đánh hơi được thức ăn.

Dùng tay hướng dẫn chuột cách đẩy quả bóng ra để lấy thức ăn. Vừa làm vừa nói “đẩy quả bóng”, hoặc bất kì một hiệu lệnh gì, miễn là câu đơn giản, ngắn gọn. Lặp lại bài học này thường xuyên, khi đã quen, chuột sẽ đẩy quả bóng ngay cả khi không có thức ăn.

Dạy Bọ Ú nhảy qua vòng

Đầu tiên cần chuẩn bị một chiếc vòng có đường kính 10 – 15cm. Vòng bằng kim loại hoặc bất kì vật dụng gì, chỉ cần không có cạnh sắc hoặc gai nhọn có thể gây nguy hiểm cho chuột khi chúng nhảy qua.

Khi bắt đầu, bạn hãy đặt chiếc vòng chạm mặt đất. Đặt vòng trước mặt chuột lang và đồ ăn ở bên kia. Sau đó gọi tên chú chuột của bạn. Hô khẩu lệnh “nhảy qua vòng”, sau khi nó nhả qua lập tức thưởng đồ ăn.

Lặp lại các bước cho đến khi nó có thể tự nhảy qua mà không cần thức ăn làm động lực. Sau khi chúng đã thuần thục, bạn có thể nâng cao dần chiếc vòng. Nhưng đừng cao quá vì chuột Lang không có khả năng nhảy như mèo.

Lưu ý khi huấn luyện Bọ Ú

Tự tay cầm thức ăn đút cho chuột sẽ giúp gia tăng tình cảm giữa chủ nhân và thú cưng. Vừa cho ăn vừa trò chuyện với chuột giúp nó làm quen với giọng nói của bạn. Sau đó chỉ cần nghe tiếng gọi nó sẽ lập tức chạy lại và đi theo bạn.

Khi huấn luyện chuột Lang Việt bắt buộc phải mạnh tay với nó một chút. Chuột lang rất tham ăn, nó có thể ăn liên tục trong ngày. Vì thế trong 1 – 2 ngày đầu phải bỏ đói nó. Khi nó đói đến mức phải kêu lên, bạn hãy cho ăn chút gì đấy.

Mỗi ngày đều như vậy nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Chuột Lang sẽ hiểu rằng không có bạn nó sẽ không có thức ăn. Và phải thường xuyên ôm để tạo thói quen gần gũi với người. Sau khi nó hoàn toàn thuần phục, bạn có thể cho nó làm quen với các thành viên khác trong nhà.

Cách nuôi Bọ Ú lớn tuổi sống lâu

Chuột Lang càng lớn, răng của chúng sẽ yếu đi. Trở nên giòn, dễ gãy hoặc sâu răng. Chuột già không thể ăn các loại thức ăn cứng hoặc quá khô. Dẫn đến răng mọc ngày càng dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Lúc này bạn nên chuyển sang các loại thức ăn mềm hơn. Ví dụ: lòng trắng trứng, yến mạch, cà rốt, dưa chuột, hạt ngô… phối hợp với thức ăn hạt cho chuột. Thức ăn dạng viên khô cần ngâm nước cho mềm trước khi cho ăn.

Chuột lớn tuổi rất dễ bị táo bón, do đó cần bổ sung chất xơ hàng ngày. Ví dụ: các loại rau cải, củ cải có độ cứng vừa phải. Vừa cung cấp chất xơ vừa giữ cho răng chuột không mọc quá dài.

Bình nước

-Bạn nên mua bình nước bi từ 250ml trở lên,vì 1 bé có thể uống 500ml 1 ngày.

Cung cấp nước sạch cho Bọ Ú

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc bất cứ loài thú cưng nào là luôn luôn cung cấp nước sạch cho chúng. Bạn có thể dùng bát hoặc bình nước cho chuột lang uống.

  • Bình nước ít gây bừa bộn hơn nhưng lại rò rỉ, còn bát nước thì không rò rỉ và tự nhiên hơn đối với chuột lang. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vỏ bào lót nền thì vỏ bào có thể rơi vào bát nước.
  • Dụng cụ cho chuột lang uống nước phù hợp nhất là bình nước dành cho thỏ/chuột lang có viên bi ở vòi.

Giữ sạch bình nước/bát nước cho chuột lang và thay nước mỗi ngày. Bạn có thể làm sạch bình nước bằng cách cho gạo và một ít nước vào bình rồi lắc mạnh. Gạo sẽ đánh bật rong rêu trong bình nước.
Thường xuyên làm sạch vòi bình nước bằng tăm bông để loại bỏ cặn bẩn và các mẩu thức ăn, những thứ có thể khiến vi khuẩn gây hại sinh sôi và làm tắc vòi nước.
Nếu chuồng chuột lang đặt ở dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày vài tiếng, rong rêu có thể phát sinh trong bình nước. Bạn hãy phủ một mảnh vải lên bình nước để chống rong rêu.

BỆNH TẬT

-Các bệnh chủ yếu ở bọ là tiêu chảy,hô hấp,viêm nhiễm,abcess,chai chân
-Tiêu chảy có nhiều mức độ,nhẹ là phân mềm nhưng vẫn ra hình thỏi,chỉ việc ngưng rau 1 ngày và cho bé nhiều cỏ. Tiêu chảy kg thành thỏi mà cực mềm,nên đưa bé đi bác sĩ để uống thuốc cầm lại,ngưng hẳn rau tới khi điều trị ổn,cho bé uống nhiều nước. Tiêu chảy thành dòng nước đen là tiêu chảy cấp nặng,nên đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức vì như vậy là bị viêm ruột,cần điều trị kháng sinh. Kháng sinh dùng cho thỏ bọ được chỉ có baytril,enro,kg dùng amoxcilin,ampi
-Hô hấp có biểu hiện bé thở khỏ khè,biếng ăn,hắt xì,ho,lừơi hoạt động. Nguyên nhân là do chuồng quá dơ,bé hít phải những chất thải lâu ngày,khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh,việc tắm thường xuyên bằng nước lạnh cũng gây ảnh hưởng phổi dẫn đến hô hấp,lây lẫn nhau…Đưa bé đi đến bác sĩ để điều trị bằng kháng sinh,thuốc bổ,ở nhà có thể nghiền nén với nước ấm dùng xi lanh bơm cho bé khi bé bỏ ăn. Khi bé có dấu hiệu bị cảm vì lạnh,cho bé ăn tía tô để giải cảm,tăng cường C.

Chú ý các dấu hiệu bệnh của chuột lang

Bạn cần biết phải chú ý các biểu hiện nào của chú chuột lang bị bệnh.[12] Đem chuột lang đến bác sĩ thú y để điều trị đúng cách. Hãy luôn để mắt đến những thay đổi dù nhỏ nhất trong hành vi hoặc thói quen ăn uống của chuột lang, vì chúng giấu bệnh cực kỳ giỏi.
Đảm bảo điều trị cho tất cả chuột lang cùng lúc, vì một số bệnh sẽ lây lan từ con này sang con khác nuôi chung lồng.

Cách giải nhiệt

  1. Kiểm tra nhiệt độ bé: gp thể hiện nhiệt cơ thể qua tai,nếu tai bé nóng và đỏ hồng hơn bt thì là bé đang nóng hơn thân nhiệt bé
  2. Có thể rót nước đầy bình nước của bé và để tủ lạnh hoặc cho 1 2 viên đá nhỏ vào bình cho mát rồi để bé uống. Lưu ý chỉ nên cho uống bữa trưa khi quá nóng để cân bằng nhiệt cho bé
  3. Dùng quạt hoặc máy lạnh cho bé,chỉ để quạt thoảng phía trên chuồng,kg cho quạt hay máy lạnh thẳng vào chuồng bé trực tiếp dễ hô hấp
  4. Đổ 3/4 chai nước 500ml như chai pepsi hay coca,bỏ ngăn đá để ngang chai nước cho đông đá hết chai,xong lấy 1 cái khăn bọc bên ngoài rồi để vào chuồng bé,bé sẽ tự di chuyển đến nơi chai nước nằm cho mát. Cũng có thể bỏ đá vào túi bao zip (bao zip phải chắc chắn kg lủng và chảy nước),để vào chuồng bé rồi đắp cái khăn lên trên làm đệm mát cho bé hoặc để góc chuồng
  5. Đem bé ra ngoài chuồng,quây lại rồi để khay vệ sinh cho bé,cho bé nằm sàn gạch cho mát
  6. Cho bé ăn những thức ăn giải nhiệt vào thời gian nóng nhất ngày như xà lách,dưa leo,dưa hấu cũng đc khuyên là cho bé ăn những ngày nóng
  7. Có thể tắm cho bé với nước mát 1 tuần 2 lần tránh tắm buổi trưa,chỉ tắm sáng hoặc chiều. Hoặc ba má có thể lấy khăn mát lau sơ lên người bé,tay chân và tai bé
  8. Đem cạo lông bé cho bé mát hơn

Nuôi 2 chú Bọ Ú hoặc nhiều hơn để chúng không cô đơn

Chuột lang cần có bầu bạn, vì chúng là loài vật sống theo đàn. Cố gắng nuôi những chú chuột là anh chị em để tránh tình trạng đánh nhau có thể xảy ra. Nhớ rằng chuột cái và chuột đực sẽ giao phối với nhau. Mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho những chú chuột cưng của mình. Những loài vật có tính xã hội có thể bị trầm cảm khi bị bỏ mặc một mình. Bạn cũng có thể nuôi chung một chuồng 2 chuột cái, hoặc 2 chuột đực đã triệt sản hoặc 2 chuột đực vẫn sống chung với nhau từ nhỏ và chưa từng được chia tách.

  • Bạn có thể nuôi 1 chuột đực và 1 chuột cái, nhưng hãy nhớ rằng chúng sẽ kết đôi và sinh sản. Tốt nhất là bạn nên đem chuột đực đi triệt sản. Nếu nghi ngờ chuột cái mang thai, bạn hãy tách riêng ra và gọi cho bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách chăm sóc.
  • Chuột lang có thể sống trong đàn gồm 2 chuột cái và 1 chuột đực đã triệt sản, cũng gần giống như cuộc sống bầy đàn của chuột lang ở nơi hoang dã. Bạn sẽ thấy những bé chuột lang của mình sống rất vui vẻ, nhưng đừng quên rằng bạn phải có đủ không gian!
  • Bạn cần cho những chú chuột làm quen với nhau đúng cách để tránh cảnh ẩu đả.

Cắt móng chân cho Bọ Ú vài tuần một lần. Nếu chuột có móng màu đen, bạn có thể soi đèn pin đằng sau móng để nhìn thấy tủy móng. Móng chuột lang có thể bị chảy máu nếu bị cắt quá sát mạch máu. Bạn có thể cầm máu bằng bột cầm máu (styptic powder) hay tinh bột ngô.

  • Nếu không biết bấm móng chân cho chuột lang như thế nào, bạn nên đến bác sĩ thú y nhờ cắt móng. Bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên thú y có thể cắt móng cho chuột lang và hướng dẫn bạn cách làm.

Cắt móng chân cho Bọ Ú vài tuần một lần

Nếu chuột có móng màu đen, bạn có thể soi đèn pin đằng sau móng để nhìn thấy tủy móng. Móng chuột lang có thể bị chảy máu nếu bị cắt quá sát mạch máu. Bạn có thể cầm máu bằng bột cầm máu (styptic powder) hay tinh bột ngô.[10]
Nếu không biết bấm móng chân cho chuột lang như thế nào, bạn nên đến bác sĩ thú y nhờ cắt móng. Bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên thú y có thể cắt móng cho chuột lang và hướng dẫn bạn cách làm.

Không để thỏ lại gần Bọ Ú

Thỏ thường mang vi khuẩn có thể làm chuột lang bệnh nặng. Hơn nữa, thỏ còn to lớn và khỏe hơn chuột lang. Chỉ một cú đá đùa giỡn của thỏ là có thể giết chết chuột lang.

Lời khuyên

Đừng bao giờ tắm cho chuột lang bằng xà phòng thông thường, vì nó có thể làm khô da của chuột lang. Bạn nên đến tiệm thú cưng mua xà phòng dành cho chuột lang.
Một số chuột lang có thể gặm nhấm bạn để thăm dò. Chúng sẽ ngừng lại khi nhận thấy bạn không phải là thức ăn.
Dùng bát nặng để cho chuột lang ăn. Chúng có thể gặm nhấm bát nhựa hoặc lật đổ bát nhẹ.
Chuột lang cần một khu vực ấm áp để ngủ, một nơi mà chúng cảm thấy an toàn.
Đừng cho chuột lang lên giường của bạn hoặc để chúng lên các bề mặt cao. Chúng có thể rơi xuống và bị thương. Bạn cũng nên cẩn thận đừng đánh rơi chuột lang.
Để huấn luyện cho chuột lang đi vệ sinh, bạn có thể rải một ít giấy xé nhỏ trong góc chuồng.
Chuột lang sẽ cắn khi bị giật mình, vì vậy bạn nên cẩn thận và nhẹ nhàng khi cầm chúng trên tay.
Để cho chuột lang tập thể dục hàng ngày, bạn hãy thả chuột lang trên bãi cỏ có rào quây an toàn. Chuột lang rất thích chạy.
Luôn luôn kiểm tra chuột lang vào buổi sáng và buổi chiều.
Chuột lang sẽ mất 3 – 5 ngày để làm quen với bạn và nhà mới của chúng. Đừng bực bội nếu chúng không chạy đến với bạn trong ngày đầu tiên bạn đem về.
Chuột lang gặm nhấm mọi thứ, vì vậy bạn cần đảm bảo chúng không tiếp cận được giấy, sách báo, v.v…
Nếu bạn chỉ nuôi một chú chuột lang trong thời gian dài, đừng nuôi thêm con khác. Chuột lang có thể trở nên hung hăng nếu đã quen ở một mình, .

Cảnh báo

Bạn cần thật cẩn thận khi mua chuột lang ở tiệm thú cưng để đảm bảo chuột không bị bệnh. Kiểm tra xung quanh mũi, mắt và tai chuột lang.
Chuột lang thường giấu các triệu chứng bệnh cho đến khi chúng ốm nặng. Một khi đã có dấu hiệu bệnh, chuột lang sẽ bệnh nặng hơn, thậm chí chết rất nhanh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đừng bao giờ dùng bóng tập thể dục hoặc bánh xe dành cho hamster. Ngay cả khi được dán nhãn dành cho chuột lang, những món đồ đó cũng không an toàn và có thể làm tổn thương chân, móng và cột sống của chuột lang.
Nếu cho chuột lang ăn cỏ, bạn cần đảm bảo cỏ không có hóa chất. Và cỏ càng tươi thì càng tốt!
Chuột lang chạy rất nhanh và có thể qua mặt bạn nếu được ra khỏi chuồng, thế nên hãy cẩn thận! Đảm bảo “sân chơi” phải được quây kín để chúng khỏi chuồn ra ngoài hoặc rơi vào tình huống nguy hiểm.
Tránh dùng các đồ chơi và phần thưởng bán sẵn. Nhiều sản phẩm không tốt cho chuột lang, vì vậy bạn nên thay thế bằng các món lành mạnh hơn như hoa quả hoặc rau củ, mỗi tuần 1-2 lần với số lượng nhỏ.
Không cho chuột lang ăn xà lách Mỹ, khoai tây, hành, tỏi tây, lá cây cà chua, sô cô la, ngô, lúa mì, sản phẩm sữa, thịt, nấm, thức ăn nhanh, thức uống chứa cồn.
Nếu chuột lang có ghèn quanh mắt hoặc mũi, có thể nó đã bị viêm đường hô hấp trên và cần được nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y để điều trị.
Cảnh giác với những lời khuyên của nhân viên ở tiệm thú cưng. Rất ít người trong số họ được đào tạo và hiểu biết điều gì là tốt nhất cho chuột lang.
Luôn luôn làm sạch chuồng cách 3 ngày một lần nếu bạn dùng rơm lót đáy chuồng, vì giòi có thể sinh sôi trong rơm. Đảm bảo rơm không cứng quá, vì những sợi rơm sắc nhọn có thể làm tổn thương mắt của chuột lang.
Đừng bao giờ bỏ mặc chuột lang trên cao mà không trông coi. Chúng có thể ngã xuống và gãy chân.
Đừng bao giờ đặt chuồng chuột lang dưới ánh nắng trực tiếp ngoài trời.

Nuôi bọ ú để làm gì?

Bọ ú có gì thú vị? Tại sao bọ ú là một trong những loài động vật nhỏ phổ biến nhất được nuôi làm thú cưng?. Dưới đây là danh sách 82 điều thú vị về bọ ú ít người biết

1: Bọ ú không có nguồn gốc từ New Guinea, giống như tên gọi của chúng. bọ ú thực sự có nguồn gốc từ Andes ở Nam Mỹ. Chúng sống trong hang trên bãi cỏ, núi đá, khu rừng theo bầy đàn khoảng 10 con.

2: Một con bọ ú còn được gọi là “cavy”, hoặc “trứng cá” hoặc lợn guinea. Đây là phiên bản viết tắt của tên riêng của chúng, đó là Cavia Porcellus.

3: bọ ú thuần hóa có tuổi thọ trung bình từ 4 đến 8 năm trong khi trong tự nhiên, chúng có tuổi thọ trung bình từ 1 đến 4 năm do bị động vật ăn thịt.

4: Con Bọ ú già nhất đạt 15 tuổi, theo sách kỷ lục Guinness. Điều này cho thấy rằng nếu được chăm sóc tốt, Bọ ú của bạn có thể sống rất lâu!

5: Bọ ú thường dài từ 8 đến 10 inch (20 đến 25 cm).

6: Bọ ú chỉ ngủ từ 4 đến 5 giờ mỗi ngày. Họ thường có những giấc ngủ ngắn rải rác trong suốt 24 giờ, không quá 10 phút. bọ ú cũng có thể ngủ khi mở mắt.

7: Bọ ú là động vật ăn cỏ, với chế độ ăn chính của chúng bao gồm cỏ khô và cỏ.

8: Bọ ú không thể tự tạo ra vitamin C. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải bổ sung vào chế độ ăn uống của chúng các loại rau giàu vitamin C, rau lá xanh và thức ăn viên. Bạn cũng có thể mua vitamin C rắc lên trên thức ăn của chúng. Một số chủ sở hữu Bọ ú cho nó vào nước của họ, nhưng đôi khi một con Bọ ú sẽ ngừng uống nếu chúng không thích mùi vị của nó.

9: Bọ ú là loài động vật rất xã hội và hoạt động tốt hơn nhiều khi được nuôi theo cặp hoặc theo nhóm cùng loại. Trong môi trường hoang dã, chúng sống thành từng nhóm khoảng 10 con Bọ ú khác.

10: Bọ ú cái được gọi là “nái” và bọ ú đực được gọi là “lợn đực”.

bọ ú

11: Bọ ú con được gọi là “chuột con”.

12: Giống như tất cả các loài gặm nhấm, Bọ ú có răng mọc liên tục. Đó là lý do tại sao bạn nên cung cấp cho chúng những món đồ chơi nhai để ngăn ngừa răng chúng bị dài ra nhé! Nếu răng của chúng quá lâu, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cần được điều trị. Thú y cung cấp dịch vụ cắt răng cho Bọ ú và các loài gặm nhấm khác.

13: Bọ ú có quan hệ họ hàng gần với loài capybara. Capybara là loài gặm nhấm lớn nhất trên thế giới!

14: Lợn không liên quan đến bọ ú, nhưng bọ ú rất có thể có tên này do ngoại hình giống lợn và thân hình chắc nịch.

15: Trong tự nhiên, bọ ú sống thành đàn khoảng 10 con. Những đàn này bao gồm một con đực giao phối với tất cả các con cái.

16: Sau 4 tuổi, Bọ ú được coi là già.

17: Bọ ú đã được thuần hóa từ 5000 năm trước Công nguyên. Chúng được sử dụng như một nguồn thực phẩm, trong các nghi lễ tôn giáo và cho mục đích y học.

18: Bọ ú cái thường mang thai trong khoảng 59 đến 72 ngày, trung bình là 65 ngày.

19: Bọ ú cái có thể đẻ một lứa từ 1 đến 8 con. Tuy nhiên, từ 2 đến 4 con thường phổ biến hơn.

20: Giống như tất cả các loài gặm nhấm, Bọ ú không có khả năng nôn mửa. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn không bao giờ cho Bọ ú ăn thức ăn hư hỏng hoặc không tốt vì nó sẽ khiến chúng bị bệnh. Bạn cần kiểm tra và rửa sạch thức ăn của chúng trước khi đưa cho chúng.

21: Bọ ú có thể lông dài, lông ngắn và thậm chí không lông.

22: Có nhiều loại bọ ú khác nhau, bao gồm bọ ú Mỹ, Abyssinian, Coronet và Peru.

23: Trong tự nhiên, Bọ ú sống trên đồng bằng cỏ đá và sa mạc bán khô hạn.

24: Một con Bọ ú có 4 ngón chân trên bàn chân trước và chỉ 3 ngón chân ở bàn chân sau!

25: Hầu hết các loài gặm nhấm có răng cửa màu vàng, nhưng bọ ú thường có răng cửa màu trắng.

26: Bọ ú có 4 chiếc răng – 2 chiếc ở đầu và 2 chiếc ở dưới cùng!

27: Trọng lượng trung bình của một con Bọ ú là từ 900 đến 1.200 gam đối với con đực và 700 đến 900 gam đối với con cái.

28: Bọ ú cái thường nhỏ hơn bọ ú đực.

29: Bọ ú được coi là trưởng thành hoặc trưởng thành khi chúng được khoảng 6 tháng đến 8 tháng tuổi.

30: Bọ ú cái có thể giao phối và mang thai khi mới 5 tuần tuổi. bọ ú cái phải nặng ít nhất 400 gram trước khi nuôi chúng. Nếu chúng quá nhỏ hoặc non, bạn nên tách chúng khỏi con đực cho đến khi chúng có kích thước phù hợp và bạn muốn chúng sinh sản. Bạn cũng nên vô hiệu hóa chúng nếu một con Bọ ú đực và cái sắp sống cùng nhau.

31: Nuôi bọ ú cái sau 10 tháng tuổi rất rủi ro. Thậm chí sau 5 hoặc 6 tháng có thể nguy hiểm. Điều này là do sự giao cảm vùng chậu kết hợp với nhau vào khoảng 10 tháng tuổi (hoặc sớm hơn!).

32: Bọ ú con (hoặc chuột con) được sinh ra với lông, răng và có thể chạy khoảng 3 giờ tuổi. Về cơ bản, chúng trông giống như phiên bản nhỏ của bọ ú trưởng thành!

33: Bọ ú con có thể ăn thức ăn rắn, chẳng hạn như cỏ khô, rất nhanh sau khi chúng được sinh ra!

34: Bọ ú không thể tiêu hóa tốt thức ăn đã nấu chín, có nghĩa là luôn phải cho ăn rau và trái cây sống! Đảm bảo rằng bạn đã rửa và làm sạch thức ăn của chúng và kiểm tra để đảm bảo thức ăn không bị hư hỏng trước khi bạn cho Bọ ú ăn.

35: Bọ ú có thể sống trong nhà và ngoài trời. Khi sống bên ngoài, hãy đảm bảo rằng chuồng của Bọ ú không thấm nước và được bảo vệ khỏi gió, mưa và lạnh. Lồng cũng cần được đảm bảo chống lại những kẻ săn mồi. Bằng cách nâng lồng lên khỏi mặt đất và thêm các khóa móc vào lồng, bạn sẽ bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi như cáo và mèo. Bạn cũng nên cố định lồng xuống đất và thêm tấm che phía trước lồng vào ban đêm.

36: Mặc dù bạn có thể không nghĩ, nhưng bọ ú là vật nuôi tràn đầy năng lượng! Họ yêu cầu ít nhất 1 giờ tập thể dục mỗi ngày. Nếu Bọ ú của bạn sống trong một chuồng nhỏ, thì chúng sẽ cần tập thể dục nhiều hơn! Điều quan trọng là bạn để chúng tập thể dục và bạn chơi với chúng hàng ngày.

37: Bọ ú có thể được tắm, nhưng không thường xuyên. Khoảng một tháng một lần thường là đủ. Trừ khi chúng có chấy hoặc rất bẩn, bạn không nên tắm cho Bọ ú. bọ ú rất giỏi trong việc chải chuốt cho bản thân.

38: Bọ ú có thị lực rất kém, có nghĩa là chúng phụ thuộc nhiều vào thính giác và khứu giác. Chúng rất thiển cận so với các loài động vật khác và có thể nhìn bằng màu sắc.

bo u de thuong

39: Bọ ú lông dài cần được chải chuốt thường xuyên để giữ cho bộ lông của chúng không bị bẩn và bị sờn.

40: Mặc dù được nhiều người tin tưởng, nhưng không bao giờ nên nuôi hoặc giới thiệu bọ ú với thỏ. Bọ ú nên được nuôi chung với các loài Bọ ú khác vì chúng là loài động vật rất xã hội. Trong môi trường hoang dã, chúng sống thành đàn khoảng 10 con.

41: Cả Bọ ú đực và Bọ ú cái đều có thể bị vô hiệu hóa để chúng có thể sống cùng nhau mà không có nguy cơ mang thai.

42: Đối với 1 hoặc 2 con bọ ú, chuồng của chúng phải cung cấp không gian sống ít nhất 7,5 feet vuông. Tuy nhiên, một môi trường sống lớn hơn luôn tốt hơn vì nó cung cấp cho chúng nhiều không gian hơn và tập thể dục.

43: Bóng tập và bánh xe không bao giờ được sử dụng cho Bọ ú. Chúng có thể làm tổn thương các gai của chúng và quả bóng tập thể dục có thể khiến Bọ ú quá nóng. Để chúng chạy xung quanh đường chạy của chúng từ 1 giờ trở lên mỗi ngày là lượng bài tập phù hợp mà Bọ ú cần.

44: Trái cây có thể được cho Bọ ú ăn, nhưng chỉ thỉnh thoảng vì chúng chứa nhiều đường! Đảm bảo rằng bạn đã rửa và làm sạch chúng đúng cách và kiểm tra xem có thức ăn hư hỏng nào không trước khi cho Bọ ú ăn.

45: Bọ ú được coi là một món ăn ngon ở Peru. Chúng cũng thường được dùng làm nguồn thực phẩm ở Bolivia và một số nơi ở Columbia và Ecudaor.

46: Dây xích không bao giờ được sử dụng trên Bọ ú. Dây xích có thể khiến lưng mỏng manh của Bọ ú bị thương nặng. Họ cũng cực kỳ căng thẳng và đáng sợ đối với một con Bọ ú.

47: Danh hiệu Bọ ú nhanh nhất thế giới thuộc về một con Bọ ú có tên là Flash. Anh ấy đã chạy 32,8 feet trong 8,81 giây vào ngày 27 tháng 7 năm 2009 tại Vương quốc Anh.

48: bọ ú tạo ra hai loại phân. Loại đầu tiên là viên cứng (phổ biến nhất!) Và loại thứ hai được gọi là caecals. Phân mềm hơn và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bọ ú. bọ ú ăn loại thức ăn này là bình thường.

49: Nghe có vẻ thô thiển, nhưng việc bọ ú ăn phân của chúng là điều bình thường. Vật chất thực vật không được tiêu hóa đúng cách trong khoảng thời gian đầu tiên, vì vậy bọ ú ăn phân của chúng (loại manh tràng! Xem thực tế 48) để có thêm chất dinh dưỡng.

50: Nữ hoàng Elizabeth I sở hữu một con Bọ ú.

51: Bọ ú màu đen được coi là quan trọng trong y học dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tật.

52: Nhiệt độ của một con Bọ ú thường vào khoảng 38 độ C. Điều này có nghĩa là chúng dễ bị quá nóng trong thời tiết nóng! Điều quan trọng là cung cấp cho chúng nhiều bóng râm và nước để chúng không bị quá nóng.

53: Bọ ú đánh dấu lãnh thổ của chúng bằng cách cọ má hoặc cằm lên đồ đạc của chúng. Đây là lý do tại sao bạn nên để một số Lót chuồng cũ của Bọ ú vào lồng của chúng sau khi dọn dẹp!

54: Khi bọ ú vui vẻ hoặc phấn khích, chúng sẽ “làm bỏng ngô”. Popcorning liên quan đến việc chạy xung quanh và nhảy lên xuống, giống như khi hạt ngô biến thành bỏng ngô!

55: Bọ ú có thể gầm gừ như mèo khi chúng cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Chúng cũng huýt sáo khi phấn khích, như trong thời gian cho ăn!

56: Bọ ú là những động vật của sự lựa chọn cho các thí nghiệm khoa học trong vòng 20 ngày kỷ. Trong thời kỳ hiện đại, chuột và chuột được sử dụng phổ biến hơn.

57: Thuật ngữ “Bọ ú” là một phép ẩn dụ phổ biến trong tiếng Anh cho một thứ gì đó đang được thử nghiệm.

58: Bọ ú bị dị ứng với penicillin!

59: Cơ chế bảo vệ duy nhất của Bọ ú là chạy trốn và cắn vào mối đe dọa.

60: Bọ ú chỉ thường cắn như một biện pháp cuối cùng. Họ thích chạy trốn và trốn tránh thứ đang làm họ sợ hãi!

61: Bọ ú là động vật săn mồi, có nghĩa là chúng cần được giám sát khi chạy hoặc chơi trong chuồng bên ngoài.

62: Bọ ú rất nhạy cảm với tiếng động lớn và chuyển động đột ngột, vì vậy hãy luôn nói nhẹ nhàng và di chuyển chậm rãi khi tiếp xúc với Bọ ú của bạn.

63: Một con Bọ ú có thể nghe thấy âm thanh từ 40.000 đến 50.000 Hz.

64: Một số con bọ ú có thể kêu ở tốc độ 20.000 Hz!

dieu thu vi ve bo u

65: Một trong những loại Bọ ú lâu đời nhất là giống Abyssinian! Loại Bọ ú này thường được sử dụng trong các buổi biểu diễn.

66: Có 1.362.000 con bọ ú vật nuôi ở Mỹ vào năm 2007 và 1 triệu con ở Anh vào năm 2012.

67: Móng vuốt của Bọ ú không ngừng phát triển, vì vậy chúng nên được cắt tỉa ít nhất mỗi tháng một lần để ngăn chúng trở nên quá dài.

68: Bọ ú không bao giờ được đưa hoặc ở chung với các loài gặm nhấm khác, chẳng hạn như chuột đồng, chinchillas và chuột cống!

69: Chú Bọ ú Truffles đã lọt vào Kỷ lục Guinness Thế giới năm 2012 vì nhảy 48cm, đây là bước nhảy dài nhất mà một chú Bọ ú đã thực hiện!

70: Bọ ú không lông được gọi là bọ ú Gầy. Chúng sinh ra không có lông, ngoại trừ một ít lông trên mũi và bàn chân.

71: Những con bọ ú gầy nên được nuôi hoàn toàn trong nhà vì chúng có nguy cơ bị lạnh quá cao!

72: Bọ ú có rất nhiều màu sắc. Các màu lông phổ biến nhất bao gồm màu be, màu vện, màu đen, màu kem, màu hoa cà, màu vàng, màu đỏ và màu lông mày.

73: Mặc dù hầu hết các loài gặm nhấm không thể nhìn thấy màu sắc, nhưng bọ ú có thể nhìn thấy hầu hết các màu sắc một cách chính xác.

74: Góc độ nhìn của bọ ú 340 độ!

75: Mặc dù thị lực kém, bọ ú có thể nhìn thấy 33 hình ảnh mỗi giây. Một con người chỉ có thể nhìn thấy 22 hình ảnh một giây.

76: Guinea có nhận thức về chiều sâu kém. Người ta suy đoán rằng họ chỉ có thể nhìn thấy những thứ xung quanh mình ở độ cao 1 mét. Điều này có nghĩa là họ không thể nhìn thấy khoảng cách xa rất tốt!

77: Không giống như các loài gặm nhấm khác, chẳng hạn như chuột nhảy và chuột đồng, Bọ ú không thích ăn bọ. bọ ú chỉ sống bằng thực vật, vì vậy côn trùng như cào cào và sâu ăn không cần thiết trong chế độ ăn của chúng.

78: Tính trung bình, bọ ú có thể chạy vào khoảng 6 dặm một giờ. Điều này không nhanh lắm, điều này khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ săn mồi.

79: Trong tự nhiên, Bọ ú sống trong hang. Chúng rời khỏi ổ an toàn để kiếm thức ăn và sẽ nhanh chóng quay trở lại hang nếu chúng cảm thấy gặp nguy hiểm.

80: Một con Bọ ú thường sẽ uống từ 70 ml đến 120 ml nước mỗi ngày, tương tự như Bọ ú.

81: Gỗ tuyết tùng và gỗ thông là những loại lót chuồng không phù hợp cho Bọ ú! Chúng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và dị ứng da. Lót chuồng bằng gỗ hoặc giấy Aspen là những lựa chọn thay thế an toàn hơn .

82: Loại cỏ khô tốt nhất để nuôi Bọ ú của bạn là cỏ khô Timothy và cỏ khô Meadow. Đảm bảo bạn mua cỏ khô chất lượng cao để giữ cho Bọ ú của bạn khỏe mạnh .

83: Không nên cho bọ ú ăn hạt vì chúng gây nguy cơ nghẹt thở và có thể mắc kẹt trong răng!

84: Bọ ú không thể hấp thụ bất kỳ sản phẩm sữa nào vì chúng thiếu các enzym tiêu hóa để làm như vậy.

Chăm sóc bọ ú không quá khó chúng khá dễ để bọ ú ăn gì?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công Thức

Điều hướng bài viết