Bổ sung ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm khác
Bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm khác
Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về chế biến, sản xuất thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Do đó doanh nghiệp khi đang kinh doanh mảng ngành nghề khác cần phải thực hiện bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm để có thể đăng ký xin giấy phép kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về danh mục ngành nghề liên quan đến chế biến, sản xuất thực phẩm cũng như hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất qua bài viết dưới đây!
I/ Mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm mà doanh nghiệp có thể bổ sung
Mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể. Hệ thống ngành kinh tế cấp 4 nhóm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm bao gồm:
1. 104 – 1040: Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
Nhóm này gồm:
– Các hoạt động chế biến, bảo quản dầu mỡ động, thực vật thô và tinh luyện.
Loại trừ:
– Nấu và lọc mỡ lợn và các mỡ động vật ăn được khác được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
– Xay bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
– Sản xuất dầu thiết yếu được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);
– Xử lý dầu và mỡ bằng phương pháp hoá học được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Sản xuất dầu, mỡ động vật. Nhóm này gồm:
– Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm);
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được;
– Chiết xuất dầu cá và cá heo.
– Sản xuất mỡ ăn tổng hợp.
10401
Sản xuất dầu, bơ thực vật:
– Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh…
– Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu;
– Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành…
– Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá…
– Sản xuất bơ thực vật;
– Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật;
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.
10402
2. 105 – 1050 -10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhóm này gồm:
– Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng;
– Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
– Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá;
– Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;
– Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
– Sản xuất bơ;
– Sản xuất sữa chua;
– Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
– Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại);
– Sản xuất casein hoặc lactose;
– Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
Loại trừ:
– Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01412 (Chăn nuôi trâu, bò);
– Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa…) được phân vào nhóm 01442 (Chăn nuôi dê, cừu);
– Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
3. 106: Xay xát và sản xuất bột
Nhóm này gồm:
– Xay xát bột thô hoặc thức ăn từ rau củ, xay bột, làm sạch, đánh bóng gạo cũng như sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột nhão từ các sản phẩm này.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất bột ngô ướt và rau quả sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Xay xát và sản xuất bột thô
10611: Xay xát. Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
10612: Sản xuất bột thô. Nhóm này gồm:
– Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác;
– Sản xuất bột gạo;
– Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác;
– Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc;
– Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
Loại trừ:
– Sản xuất bột và thức ăn từ khoai tây được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Sản xuất bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột)
1061
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột. Nhóm này gồm:
– Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô…
– Sản xuất bột ngô ướt;
– Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin…
– Sản xuất glutein;
– Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn;
– Sản xuất dầu ngô.
Loại trừ:
– Sản xuất đường lactose (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
– Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
1062 – 10620
4. 107: Sản xuất thực phẩm khác
Nhóm này gồm: Sản xuất các loại thực phẩm khác nhau không thuộc các nhóm trên của ngành này.
Cụ thể:
Sản xuất các loại bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng.
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Sản xuất các loại bánh từ bột. Nhóm này gồm:
Sản xuất các loại bánh từ bột như:
– Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;
– Sản xuất bánh mỳ dạng ổ bánh mỳ;
– Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả…
– Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;
– Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh ròn, bánh quy cây…) mặn hoặc ngọt;
– Sản xuất bánh bắp;
– Sản xuất bánh phồng tôm;
– Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế…
Loại trừ:
– Sản xuất các sản phẩm từ bột (mì ống) được phân vào nhóm 10740 (Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự);
– Sản xuất khoai tây chiên được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
– Nướng bánh dùng ngay được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống).
1071 – 10710
Sản xuất đường. Nhóm này gồm:
– Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE). Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt;
– Sản xuất đường dạng lỏng;
– Sản xuất mật đường;
Loại trừ: Sản xuất gluco, mật gluco, manto được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
1072 – 10720
Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo
Nhóm này gồm:
– Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao;
– Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla;
– Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm;
– Sản xuất kẹo gôm;
– Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây;
– Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.
Loại trừ: Sản xuất đường sacaro được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
1073 – 10730
Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự
Nhóm này gồm:
– Sản xuất mì như mỳ ống, mỳ sợi kể cả đã được nấu, nhồi hoặc chưa;
– Sản xuất bột mỳ (nấu với thịt);
– Sản xuất mỳ đông lạnh hoặc mỳ đóng gói;
Loại trừ: Sản xuất súp mỳ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa phân vào đâu)
1074 – 10740
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
Nhóm này gồm: Sản xuất các thức ăn và món ăn chế biến sẵn (đã chế biến và nấu chín) và được bảo quản (chẳng hạn bảo quản ở dạng đông lạnh hoặc đóng hộp). Các món ăn này thường được đóng gói và dán nhãn để bán lại, nhóm này không bao gồm món ăn tiêu dùng ngay như trong nhà hàng.
Loại trừ:
– Bán buôn thức ăn và món ăn đã chế biến được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);
– Bán lẻ đồ ăn đã chế biến trong các cửa hàng được phân vào nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp), nhóm 47210 (Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Các nhà thầu phục vụ bữa ăn trên máy bay được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).
1075
Sản xuất chè. Nhóm này gồm:
– Trộn chè và chất phụ gia;
– Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm.
1076- 10760
Sản xuất cà phê
– Rang và lọc chất caphêin cà phê;
– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: Cà phê hoà tan, cà phê pha phin, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
– Sản xuất các chất thay thế cà phê;
1077- 10770
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Sản xuất súp và nước xuýt;
– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;
– Sản xuất dấm;
– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
– Sản xuất men bia;
– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;
– Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;
– Sản xuất thực phẩm chức năng.
Loại trừ:
– Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm);
– Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
– Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).
– Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống);
– Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).
1079 – 10790
5. 108 – 1080 -10800: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
Nhóm này gồm:
– Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v…
– Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung;
– Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.
Nhóm này cũng gồm: Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.
Loại trừ:
– Sản phẩm thịt cá cho thức ăn gia súc được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
– Sản xuất bánh có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật);
– Các hoạt động dẫn đến các sản phẩm phụ có thể dùng làm thức ăn gia súc mà không cần xử lý đặc biệt, ví dụ hạt có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật), bã của hạt xay nghiền được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).
II/ Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm
Để bổ sung ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm.
+ Quyết định về việc bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm.
+ Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm.
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung thêm mã ngành nghề mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghềthì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Thủ tục bổ sung ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm khá phức tạp.
III/ Lưu ý về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.
IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật
– Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:
+ Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh
+ Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
+ Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn về về thủ tục bổ sung ngành nghê mã ngành nghề chế biến, sản xuất thực phẩm, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ chi tiết hơn.