Bộ môn

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Từ năm 1958, chuyên ngành ngoại thần kinh đã được thành lập tại Sài Gòn, đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy với sự giúp đỡ và chuyển giao của các thầy phẫu thuật thần kinh đến từ Úc và Nhật Bản.

    Xuất phát từ nhu cầu Việt Nam là một nước đông dân số với đặc điểm xã hội có nhiều bệnh lý do chấn thương sọ não, chấn thương cột sống và các bệnh lý khác về não, Bộ môn ngoại thần kinh được thành lập, trực thuộc khoa Y nhằm đào tạo nguồn phẫu thuật viên và nhân viên y tế chuyên sâu trong ngành phẫu thuật thần kinh.

    Sau ngày đất nước thống nhất, GS Lê Xuân Trung đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm bộ môn ngoại thần kinh đầu tiên. Nối tiếp chủ nhiệm bộ môn sau đó là thầy Trương Văn Việt người góp phần quan trọng xây dựng mạng lưới phẫu thuật chấn thương sọ não trải rộng suốt chiều dài đất nước. Tiếp theo đó là thầy Võ Tấn Sơn và TS Phạm Anh Tuấn chủ nhiệm bộ môn hiện nay.

    Bộ môn ngoại thần kinh từ khi hình thành đã góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng một mạng lưới ngoại thần kinh cả nước. Góp phần giải quyết các bệnh lý từ chấn thương sọ não đến các bệnh lý não và cột sống phức tạp trong nhiều lĩnh vực như u não, ngoại thần kinh trẻ em, can thiệp mạch não, ngoại thần kinh chức năng…

    CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

    NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

    Nhân sự: Hiện tại, bộ môn có 12 giảng viên và 01 kỹ sư.

    Tổ chức:

    CƠ SỞ VẬT CHẤT:

    Bộ môn hiện có 05 bệnh viện là cơ sở thực hành cho sinh viên và học viên sau đại học (chuyên khoa I, chuyên khoa II, cao học, nội trú và các học viên chuyên khoa khác đến học chứng chỉ ngoại thần kinh):

    TIỀM NĂNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    Tiềm năng – thế mạnh:

    Bộ môn Ngoại thần kinh có đội ngũ giảng viên tâm huyết và được đào tạo Sau đại học chuyên ngành ngoại thần kinh đa số được tu nghiệp ở các nước phát triển, có kinh nghiệm giảng dạy, làm việc trực tiếp lâm sàng và đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo khoa lâm sàng tại bệnh viện thức hành.

    Các khoa lâm sàng có bệnh nhân đông, đảm bảo cho công tác giảng dạy.

    Phối hợp với các bộ môn liên quan, đặc biệt là bộ môn Giải Phẫu mở các lớp đào tạo thực hành trên xác.

    Các giảng viên ngoài các kiến thức và kỷ năng lâm sàng chung, mỗi giảng viên đảm nhiệm nghiên cứu chuyên sâu một số lĩnh vực như ngoại thần kinh chức năng, can thiệp mạch, phẫu thuật mạch máu, nội soi thần kinh, phẫu thuật thần kinh trẻ em… kịp thời nắm bắt và cập nhật các kiến thức và kỷ thuật mới theo xu hướng thế giới.

    Hướng phát triển:

  • Tiếp tục thực hiện chức năng nhiệm vụ hiện tại, đặc biệt là giảng dạy sinh viên Y đa khoa theo chương trình đổi mới như chủ trương của ban chủ nhiệm khoa Y và lãnh đạo Đại học Y Dược. Đáp ứng được chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực hành của từng đối tượng học viên.

  • Mở các lớp đào tạo liên tục.

  • Nghiên cứu các lĩnh vực mới thuộc chuyên ngành ngoại thần kinh. Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế uy tính.

  • Duy trì và phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới.

  • Áp dụng khoa học công nghệ, tìm kiếm các chương trình hiện đại, các phần mềm tin học phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực ngoại thần kinh