Biến trở là gì? Ứng dụng biến trở trong công nghiệp

Biến trở là gì! Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thời Trung Học, 

chắc hẵn chúng ta ai cũng đã nghe qua 2 từ ” biến trở“. 

Nếu điện trở có giá trị cố định thì đó vẫn là điện trở, nhưng điện trở có giá trị thay đổi thì sẽ không gọi là điện trở nữa mà phải gọi là biến trở.

Vậy Biến Trở Là Gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Ứng dụng như thế nào trong công nghiệp? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Lưu ý : Bài viết chia sẻ thông tin, bên mình không kinh doanh mặt hàng này, vui lòng không gọi điện, zalo hỏi hàng ! Xin cảm ơn

1. Biến trở là gì?

  • Biến trở ( tiếng Anh là variable resistor) là điện trở có thể điều chỉnh để thay đổi giá trị. Mỗi biến trở có 3 cực kết nối, trong đó có 1 cực có thể xoay hoặc chạy. Khi cực này chạy hoặc xoay thì sẽ làm điện trở suất thay đổi giá trị. Nếu như biến trở chỉ dùng 2 cực cố định thì đó là điện trở và giá trị điện trở cũng cố định, không thay đổi.

Vd: Khi điện trở ghi giá trị 20Ω , chúng ta dùng đồng hồ vạn năng để đo thì giá trị điện trở vẫn là 20Ω. Còn đối với biến trở có giá trị ghi là 20Ω thì có nghĩa là giá trị của biến trở sẽ thay đổi tăng giảm từ 0-20Ω.

  • Biến trở nhiệt: là biến trở có giá trị thay đổi theo nhiệt độ.

  • Quang trở: là điện trở có gí trị thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào điện trở.

  • Loại biến trở chúng ta thường gặp và sử dụng nhiều vẫn là loại có thể thay đổi giá trị bằng cách xoay vít.

2. Các loại biến trở thường gặp

Biến trở được chia làm 4 loại chính (thông dụng) đó là: 

  • Biến trở dây điện trở (dây cuốn)

  • Bộ biến trở con chạy

  • Biến trở tay quay

  • Biến trở than (chiết áp)

3. Cấu tạo của biến trở

Biến trở có cấu tạo gồm 3 phần chính:

  • Cuộn dây là dùng dây dẫn đường kín nhỏ, có điện trở suất cao, quấn trên một lõi cách điện bằng sứ hoặc nhựa tổng hợp hình vòng cung 270 º. 

  • Trục phía trên vòng cung có quấn dây là một con chạy có khả năng chạy dọc cuộn dây, để làm thay đổi giá trị trở kháng.

  • Chân kết nối gồm có 3 chân ( 3 cực): trong đó, có 2 cực cố định ở 2 đầu của điện trở. Các cực này được làm bằng kim loại. Cực còn lại gọi là cần gạt, có thể di chuyển, vị trí của cần gạt trên dãy điện trở sẽ quyết định giá trị của biến trở.

4. Các vật liệu có trở kháng là gì?

Các vật liệu có trở kháng là  nguyên vật liệu chính để tạo nên một biến trở, bao gồm:

  • Carbon ( hay còn gọi là biến trở than): là nguyên liệu phổ biến nhất được cấu tạo từ những hạt carbon. Được sản xuất với số lượng lớn do chi phí rẻ, tuy nhiên độ chính xác không cao.

  • Dây cuốn: loại dây thường được sử dụng là dây Nichrome có độ cách điện cao. Bởi vì chúng được sử dụng trong các ứng dụng có công suất cao, do đó cũng đòi hỏi độ chính xác cao. Tuy nhiên độ phân giải của vật liệu này vẫn chưa được tốt

  • Nhựa dẫn điện: thường dùng trong các ứng dụng âm thanh cao cấp, tuy nhiên chi phí hơi cao nên ít được sử dụng.

  • Cermet: là loại vật liệu ổn định nhưng độ bền không cao và giá thành cũng cao.

5. Nguyên lý hoạt động của biến trở

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm biến trở là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của biến trở sẽ như thế nào nhé!

Mỗi loại biến trở sẽ có giá trị điện trở khác nhau và phụ thuộc vào cực chạy trên dãy điện trở . Do đó, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị của điện trở suất để kiểm soát điện áp cũng như dòng điện.

Trong đó, trở kháng của vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của vật liệu đó. Có nghĩa là, khi chúng ta thay đổi vị trí của cực thứ 3 trên dãy điện trở cũng sẽ thay đổi chiều dài của vật liệu. Từ đó dẫn đến thay đổi giá trị của điện trở.

6. Cách đo và kiểm tra biến trở

Trong thực tế thì không ít lần chúng ta sẽ có thể gặp là mua biến trở bị báo sai giá tri hoặc không hoạt động. Vậy làm cách nào để có thể kiểm tra được nó hoạt động chính xác hay không?

==> Cách duy nhất là sử dụng đồng hồ vạn năng VOM để kiểm tra theo các bước sau

  • Đầu tiên, bạn phải xác định được trong 3 chân của biến trở thì chân nào là chân chạy

  • Dùng 2 que đo của VOM đo vào 2 chân bất kỳ của biến trở. Sau đó vặn nút xoay của biến trở và quan sát xem giá trị điện trở có thay đổi hay không. Nếu không có thay đổi thì đó là 2 chân cố định, chân còn lại là chân chạy.

  • Sau khi xác định được chân chạy, đo lần lượt chân chạy với từng chân của biến trở. Vặn nút xoay để thấy giá trị điện trở thay đổi. Nếu như thử hết 3 chân mà điện trở vẫn không thay đổi thì biến trở đã bị hư.

7. Ứng dụng của biến trở trong công nghiệp

Trong các ngành công nghiệp điện máy, điện gia dụng thì biến trở được sử dụng rất phổ biến. Nếu như một thiết bị truyền tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V gặp sự cố khi truyền tín hiệu về trung tâm. Khi đó, biến trở sẽ kết hợp với một bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA để thay thế cho thiết bị vừa bị hỏng. Giúp hệ thống có thể vận hành tạm thời và đợi sửa chữa.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy biến trở được sử dụng trong ngành điện gia dụng như trong amply, tivi, đầu DVD, máy tăng âm, chiếu sáng,…


==> Ngoài ra, trong các nhà máy nói chung việc sử dụng biến trở cũng cần thiết. Tuy nhiên, trong công nghiệp sử dụng PLC để điều khiển. Nhưng PLC chỉ đọc được tín hiệu 4-20mA/0-10V nên bắt buộc chúng ta phải sử dụng đến: bộ chuyển đổi biến trở ra 4-20mA. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được ứng dụng thực tế này.

Trên đây là tổng hợp khái quát nhất về biến trở là gì ? này. Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biến trở và ứng dụng thực tế để áp dụng vào công việc của mình.

Bài viết mang tính chất chia sẻ, không tránh khỏi sai sót. Mọi người hãy comment góp ý giúp chúng tôi hoàn thiện các bài viết khác tốt hơn nhé.

 

Nguyễn Long Hội

Số Điện Thoại : 0939.266.845 (Zalo)

Email : [email protected]

Web : prosensor.vn