Biện pháp thi công đường bê tông xi măng – Xây dựng Đăng Phát

Đường bê tông xi măng phổ cập đến hầu hết các con đường. Đặc biệt là các con đường làng, ngõ hẻm, đường bê tông xi măng có vai trò rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình thi công đường bê tông xi măng cũng cần đảm bảo tốt các yêu cầu đặt ra để đường bê tông có hiệu quả cao nhất và bền bỉ với thời gian. Bài viết biện pháp thi công đường bê tông xi măng cung cấp tới Quý vị một số thông tin về thi công đường bê tông. Hy vọng bài viết hữu ích với Quý vị.

biện pháp thi công đường bê tông xi măng

1. Cấu tạo thi công mặt đường bê tông xi măng

thi công mặt đường bê tông xi măng

Mặt đường bê tông xi măng là loại mặt đường có độ cứng cấp cao. Nhờ xi măng thủy hóa và kết dính các vật liệu khác thành một khối vững chắc, có khả năng chịu nén, kéo và uốn. Bao gồm tầng móng và tầng mặt

1.1 Tầng móng đường bê tông

  • Có thể là loại bê tông xi măng mác 350/45 – 300/40 – 250/35 với mặt đường là bê tông xi măng hỗn hợp.

  • Có thể là kết cấu thông thường như cát gia cố bằng xi măng, xỉ xây dựng, gạch vỡ, đá.

  • Chiều rộng móng phải lớn hơn chiều rộng của mặt đường xe chạy từ 25 – 60cm tùy từng loại ván khuôn đổ bê tông.

  • Mo-dun trên đỉnh lớp móng phải đảm bảo độ đàn hồi tốt.

  • Nếu móng là lớp đá dăm phải có lớp tạo phẳng dày 6 – 9cm. Bởi đây là là lớp nền quan trọng. Đóng vai trò chịu lực cho công trình đường khi đổ bê tông. chính vì vậy mà bạn nên lựa chọn đúng loại đá xây dựng công trình đạt chuẩn và phù hợp.

  • Tầng móng đường bê tông xi măng có thể sử dụng lớp đá dày 6 – 9cm

Lớp cách ly: Bố trí để tầng móng không hút nước của bê tông khi đổ bê tông tầng mặt Lớp ngăn cách: Bố trí để lớp bê tông xi măng tầng mặt di chuyển tự do trên tầng móng.

Xem thêm bài viết liên quan: Biện pháp tổ chức thi công công trình cầu đường bộ.

1.2 Tầng mặt đường bê tông

Đây là tầng được sử dụng trực tiếp. Là mặt đường để các phương tiện tham gia giao thông. Cần nghiêm túc trong việc sử dụng các biện pháp thi công thi công đường bê tông xi măng để đạt hiệu quả tốt nhất. Mặt đường bê tông xi măng gồm các tấm bê tông ngăn cách bởi các khe rãnh như hình dưới. Mục đích là để trừ khoảng trống khi bê tông dãn ra vào mùa hè. Tránh tình trạng nứt bê tông. 

mặt đường bê tông xi măng

1.2.1 Tấm bê tông xi măng

  • Mác bê tông: Bê tông mác cao 350/45 – 400/50 – 450/55 – 500/60.

  • Chiều dày tấm từ 15 – 30cm (6 – 12inch)

  • Kích thước tấm: Tùy theo loại hình của tấm. Chiều rộng tấm thường bằng chiều rộng một làn xe, chiều dài dao động từ 7 – 15m tùy từng loại.

  • Độ dốc ngang mặt đường 1,5 – 2%.

Xem thêm bài viết liên quan: Công ty xây dựng hạ tầng giao thông chuyên nghiệp

1.2.2 Các loại khe đường

  • Mặt đường bê tông xi măng thường được bố trí các loại khe ngang. Bao gồm khe co, khe giãn, khe thi công và khe uốn vồng (khe dọc). Khoảng  cách và mật độ so le các loại khe được đặt theo yêu cầu nhất định.

  • Để truyền lực giữa các tấm, cần bố trí các thanh truyền lực bằng thép trơn. Đường kính thép Φ28 – Φ40, dài 40 – 60cm, khoảng cách các thanh tùy thuộc và khe co, giãn hay khe uốn vồng. Một đầu thanh quét nhũ tương hoặc nhựa lỏng để đi chuyển tự do.

  • Mặt đường bê tông xi măng có các mối nối tăng cường.

2. Biện pháp thi công đường bê tông xi măng

biện pháp thi công đường bê tông xi măng đúng kỹ thuật

Mặt đường bê tông xi măng được thi công theo 2 phương pháp:

  • Thi công mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ.

  • Thi công mặt đường bê tông xi măng lắp ghép.

Thông thường đổ bê tông tại chỗ là biện pháp thi công đường bê tông xi măng được sử dụng nhiều nhất. Vì tính tiện lợi, đơn giản và dễ thi công của nó. Bê tông lắp ghép sẽ rất mất công sức vận chuyển. 

3. Bản vẽ thi công đường bê tông xi măng

Trước khi tiến hành thi công, cần lập bản vẽ và nghiên cứu cách thi công khả thi nhất. Đáp ứng các yêu cầu đặt ra đồng thời tránh phát sinh các khoản chi phí khác.

3.1 Bản vẽ thi công đường bê tông cốt thép

Với yêu cầu về chịu lực cũng như chịu tải cao, đường bê tông cốt thép được xây dựng tại những nơi có nền móng yếu, dễ bị sụt lún. Ngoài ra nó còn được sử dụng ở những công trình có nhiều phương tiện trọng tải lớn tham gia giao thông, những tuyến đường huyết mạch phải đảm bảo thông suốt. Đây là loại đường bê tông được gia cố bằng lưới cốt thép, đảm bảo cho đường bê tông có cường độ cực lớn. Dưới đây là mô phỏng bản vẽ thi công đường bê tông cốt thép mà Đăng Phát sưu tầm được.

bản vẽ thi công đường bê tông cốt thép

3.1 Bản vẽ thi công đường bê tông xi măng

Đây là loại đường bê tông xi măng có yêu cầu về cường độ thấp, khối lượng chịu tải không quá lớn. Đường bê tông xi măng thường không có các lưới cốt thép, thi công nhanh chóng và chi phí không quá tốn kém.  Đây là biện pháp thi công đường bê tông xi măng thường được sử dụng ở đường dân dụng, đường nông thôn. Dưới đây là bản vẽ thi công đường bê tông xi măng mà Đăng Phát sưu tầm được

bản vẽ thi công đường bê tông xi măng

4. Biện pháp tổ chức thi công đường bê tông xi măng

4.1 Tổ chức mặt bằng thi công công trình:

4.1.1 Tổng mặt bằng thi công:

  • Công trình được xây dựng nối tiếp với đường đi Đức Tân – Phổng Phong về giao thông thuận lợi, ta bố trí các kho bãi vật tư sát chân công trình để tiện cho việc thi công,

  • Bố trí kho bãi phù hợp thuận tiện giao thông nội bộ.

  • Đảm bảo hợp lý, khoa học phù hợp với công tác xây lắp.

  • Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

Xem thêm lĩnh vực: Xử lý và thi công nền đường tại Đăng Phát

4.1.2 Công tác phụ trợ phụ vụ cho công trình:

  • Điện được lấy từ mạng lưới nội bộ của tuyến xã hoặc các hộ dân dọc tuyến đường thi công, phục vụ cho việc thi công và sinh hoạt, trong khi thi công phải tuyệt đối sử dụng an toàn, phòng tránh tai nạn.

  • Nước được sư dụng nguồn nước tại chổ phục vụ cho việc thi công, trước khi thi công phải kiểm tra nguồn nước không nhiểm mặn, phèn …

  • Xe chở vật tư, vật liệu phải che phủ tránh ropi vật liệu xuống đường gây nguy hiểm, và ô nhiểm môi trường.

4.2. Tổ chức nhân sự , nhân lực trên công trường:

Tùy  theo quy mô xây dựng công trình và các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời căn cứ và tiến độ thi công công trình đơn vị thi công tổ chức bộ máy trực tiếp tham gia thi công như sau:

4.2.1 Tổ chức bộ máy gián tiếp:

  • Chỉ huy công trường: 01 người, ký sư xây dựng có thâm niên.

  • Nhân viên kỹ thuật: 01 người, kỹ sư cầu đường có kinh nghiệm.

  • Thủ kho, nhân viên bảo vệ: 01 người.

4.2.2 Tổ chức bộ máy trực tiếp:.

Trực tiếp thi công xây dựng bao gồm các tổ đội chuyên nghiệp: tổ nền, tổ gia công cốt thép, tổ mộc, tổ gia công lắp dựng ván khuôn ….

  • Thợ bậc 4/7-6/7 chiếm 25%

  • Thợ bậc 3/7 chiếm 40%

  • Lao động phổ thông chiếm 35%

4.3. Máy móc thiết bị phụ vụ thi công:

  • Máy móc thiết bị được đưa vào công trường phụ vụ thi công nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, ký mỹ thuật công trình.

  • Đơn vị thi công luôn luôn có phương án dự phòng khi có thiết bị phục vụ thi công bị hỏng, nhằm thi công đúng tiến độ đề ra.

5. Tiêu chuẩn thiết kế đường bê tông xi măng

Do được ứng dụng rộng rãi nên tiêu chuẩn thiết kế đường bê tông xi măng cũng khắt khe hơn, tùy thuộc vào từng loại công trình và mục đích sử dụng. Khi thiết kế cần tính toán đến những chi tiết nhỏ nhất, đảm bao các yêu cầu như:

  • Cường độ bê tông cao, thích hợp với tất cả các loại xe (kể cả xe bánh xích).

  • Không bị biến dạng mặt đường khi nhiệt độ thay đổi.

  • Chống lại được các tác nhân thời tiết như mưa gió, ẩm ướt,…

  • Mặt đường phải có độ bám cố định với bánh xe.

  • Độ hao mòn thấp, không sinh bụi trong quá trình sử dụng.

  • Mặt đường có màu sáng, ban đêm để dễ định hướng cho các phương tiện.

  • Tuổi thọ cao.

  • Khâu thi công đảm bảo tối ưu nhất có thể.

  • Khâu bảo dưỡng ít tốn kém nhất.

Trên đây là những thông tin về bài viết biện pháp thi công đường bê tông xi măng hiệu quả nhất. Hy vọng, bài viết giúp Quý vị có thể dễ dàng thi công công trình hoặc kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ nhất. Bên cạnh đó, Quý vị có thể lựa chọn Đăng Phát là đơn vị thi công đường bộ cho dự án của Quý vị. Chúng tôi 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!

5/5

(1 Review)