Bí quyết để thực sự kinh nghiệm với Đức Chúa Trời là gì?
Câu hỏi
Bí quyết để thực sự kinh nghiệm với Đức Chúa Trời là gì?
Trả lời
Mặc dù vô cùng phổ biến trong giới Cơ-đốc, khái niệm về “kinh nghiệm với Đức Chúa Trời” lại không được thấy rõ ràng trong Kinh Thánh. Có vô số những mạng lệnh trong Kinh Thánh đề cập làm thế nào để chúng ta liên kết với Đức Chúa Trời, nhưng việc kinh nghiệm Ngài thì không có lần nào cả. Chúng ta yêu kính Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng (Phục truyền 6:5), vâng lời Đức Chúa Trời (Phục truyền 27:10; 1 Giăng 5:2), tin cậy Đức Chúa Trời (Giăng 14:1), kính sợ Đức Chúa Trời (Truyền đạo 12:13; 1 Phi-e-rơ 2:17), v.v… Nhưng không nơi nào trong Kinh Thánh nói chúng ta “kinh nghiệm Đức Chúa Trời.” Tự điển định nghĩa kinh nghiệm là một động từ có nghĩa: “1) tham gia vào hay trải qua, 2) được vận hành một cách đầy xúc động hay đầy tính thẩm mỹ, hoặc 3) học biết bằng sự trải nghiệm.”
Vậy thì, kinh nghiệm Đức Chúa Trời có nghĩa là gì, và làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Nếu chúng ta bắt đầu với những định nghĩa theo tự điển về kinh nghiệm, đặt chúng lại với nhau, và áp dụng chúng vào mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, thì chúng ta trở một thứ gì đó giống như “việc dự phần trong bổn thể của Đức Chúa Trời, được vận hành bởi Ngài, và học biết về Ngài bằng sự hiểu biết một cách thân mật rõ về Ngài”.
Trước khi chúng ta có thể dự phần vào Đức Chúa Trời trong bất kỳ phương cách nào, chúng ta phải hoàn toàn đồng ý với hai sự mâu thuẫn nội tại. Thứ nhất, mỗi chúng ta là một tội nhân vô vọng trong một cái hố mà chúng ta không thể thoát ra bằng chính nỗ lực của mình (Rô-ma 3:12). Thứ hai, không một điều gì mà chúng ta tự làm để được Đức Chúa Trời Toàn Năng chấp nhận—không phải bởi việc bố thí cho kẻ nghèo, không bởi những công việc tự nguyện, không phải bởi việc tham dự vào hội thánh, không điều gì cả (Ê-sai 64:6). Kinh Thánh dạy chúng ta rằng, để giải quyết sự xung đột này, chúng ta phải tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu Christ vào lòng mình như là Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta, và hướng đời sống của chúng ta vào Ngài. Chỉ như vậy rồi những lời nói và hành động của chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận (2 Cô-rinh-tô 12: 9-10). Như vậy, bí quyết đầu tiên để kinh nghiệm Đức Chúa Trời là “dự phần vào bổn tánh thánh khiết” (2 Phi-e-rơ 1:4), và điều đó chỉ được thực hiện bởi đức tin trong huyết đã đổ của Đấng Christ trên thập tự giá vì tội của chúng ta.
Phần thứ hai về sự định nghĩa của chúng ta về sự kinh nghiệm Đức Chúa Trời là được vận hành bởi Ngài. Sự vận hành của Đức Chúa Trời trong linh hồn của con người là chức năng của Đức Thánh Linh. Từ lúc bắt đầu sự sáng tạo, khi Thần của Đức Chúa Trời “vận hành trên mặt nước” (Sáng thế ký 1:2), với sự vận hành của Đức Thánh Linh trong tấm lòng người chưa tin để kéo họ đến với Đấng Christ, Đức Thánh Linh tích cực tham gia trong sự vận hành chúng ta. Chúng ta được vận hành bởi Đức Chúa Trời trong việc Ngài kéo chúng ta đến với đức tin (Giăng 6:44); Thánh Linh vận hành trong lòng để cáo trách chúng ta về tội lỗi và nhu cần của chúng ta với Chúa Cứu Thế (Giăng 16:7-9); và trong lòng người tin Chúa, Ngài dạy dỗ, dẫn dắt, an ủi, và tác động chúng ta, cũng như sản sinh trái Thánh Linh bên trong chúng ta (Ga-la-ti 5:22-23). Hơn thế nữa, Đức Thánh Linh vận hành những tác giả của 66 sách trong Kinh Thánh để ghi chép chính xác những gì Ngài hà hơi vào tấm lòng và tâm trí của họ (2 Phi-e-rơ 1:21), và qua Kình Thánh, Ngài vận hành bên trong chúng ta để làm chứng cho linh hồn của chúng ta rằng chúng ta là con cái của Ngài (Rô-ma 8:16).
Phần thứ ba của việc kinh nghiệm Đức Chúa Trời là tiến trình đời sống học biết về Ngài, việc trở nên mật thiết với Ngài đến nỗi chúng ta hoàn toàn vui mừng phó đời sống của chúng ta cho Ngài (2 Cô-rinh-tô 5:15), bởi vì chúng ta đã trở nên biết Ngài và hoàn toàn tin cậy nơi Ngài. Điều này liên quan đến sự hiểu biết rằng Ngài là thành tín, tốt lành, thánh khiết, công bằng, không bao giờ thay đổi, toàn năng và tể trị trên tất cả mọi hoàn cảnh. Một phần rất vui trong việc trải nghiệm Đức Chúa Trời là sự hiểu biết sâu sắc về tình yêu thương của Ngài. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng “Đức Chúa Trời là tình yêu thương” (1 Giăng 4:8; nhấn mạnh thêm). Khi chúng ta kinh nghiệm tình yêu thương của Ngài, chúng ta có thể bắt đầu chia sẻ tình yêu thương Cơ-đốc của mình với những người khác, không quan tâm đến hoàn cảnh, và điều này sẽ sản sinh ngày càng nhiều tình yêu thương, khi những người khác kinh nghiệm tì́nh yêu thương của Ngài qua chúng ta.
Bí quyết để kinh nghiệm Đức Chúa Trời, không phải là mong đợi một “trải nghiệm” hay sự thăng hoa của cảm xúc. Đúng hơn, nó là một tiến trình trọn đời thuộc về Ngài qua Đấng Christ, được vận hành bởi Đức Thánh Linh bởi Đấng mà chúng ta được nên thánh, và được trưởng thành trong sự hiểu biết về Ngài.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Bí quyết để thực sự kinh nghiệm với Đức Chúa Trời là gì?
Mặc dù vô cùng phổ biến trong giới Cơ-đốc, khái niệm về “kinh nghiệm với Đức Chúa Trời” lại không được thấy rõ ràng trong Kinh Thánh. Có vô số những mạng lệnh trong Kinh Thánh đề cập làm thế nào để chúng ta liên kết với Đức Chúa Trời, nhưng việc kinh nghiệm Ngài thì không có lần nào cả. Chúng ta yêu kính Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng (Phục truyền 6:5), vâng lời Đức Chúa Trời (Phục truyền 27:10; 1 Giăng 5:2), tin cậy Đức Chúa Trời (Giăng 14:1), kính sợ Đức Chúa Trời (Truyền đạo 12:13; 1 Phi-e-rơ 2:17), v.v… Nhưng không nơi nào trong Kinh Thánh nói chúng ta “kinh nghiệm Đức Chúa Trời.” Tự điển định nghĩa kinh nghiệm là một động từ có nghĩa: “1) tham gia vào hay trải qua, 2) được vận hành một cách đầy xúc động hay đầy tính thẩm mỹ, hoặc 3) học biết bằng sự trải nghiệm.”Vậy thì, kinh nghiệm Đức Chúa Trời có nghĩa là gì, và làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Nếu chúng ta bắt đầu với những định nghĩa theo tự điển về kinh nghiệm, đặt chúng lại với nhau, và áp dụng chúng vào mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, thì chúng ta trở một thứ gì đó giống như “việc dự phần trong bổn thể của Đức Chúa Trời, được vận hành bởi Ngài, và học biết về Ngài bằng sự hiểu biết một cách thân mật rõ về Ngài”.Trước khi chúng ta có thể dự phần vào Đức Chúa Trời trong bất kỳ phương cách nào, chúng ta phải hoàn toàn đồng ý với hai sự mâu thuẫn nội tại. Thứ nhất, mỗi chúng ta là một tội nhân vô vọng trong một cái hố mà chúng ta không thể thoát ra bằng chính nỗ lực của mình (Rô-ma 3:12). Thứ hai, không một điều gì mà chúng ta tự làm để được Đức Chúa Trời Toàn Năng chấp nhận—không phải bởi việc bố thí cho kẻ nghèo, không bởi những công việc tự nguyện, không phải bởi việc tham dự vào hội thánh, không điều gì cả (Ê-sai 64:6). Kinh Thánh dạy chúng ta rằng, để giải quyết sự xung đột này, chúng ta phải tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu Christ vào lòng mình như là Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta, và hướng đời sống của chúng ta vào Ngài. Chỉ như vậy rồi những lời nói và hành động của chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận (2 Cô-rinh-tô 12: 9-10). Như vậy, bí quyết đầu tiên để kinh nghiệm Đức Chúa Trời là “dự phần vào bổn tánh thánh khiết” (2 Phi-e-rơ 1:4), và điều đó chỉ được thực hiện bởi đức tin trong huyết đã đổ của Đấng Christ trên thập tự giá vì tội của chúng ta.Phần thứ hai về sự định nghĩa của chúng ta về sự kinh nghiệm Đức Chúa Trời là được vận hành bởi Ngài. Sự vận hành của Đức Chúa Trời trong linh hồn của con người là chức năng của Đức Thánh Linh. Từ lúc bắt đầu sự sáng tạo, khi Thần của Đức Chúa Trời “vận hành trên mặt nước” (Sáng thế ký 1:2), với sự vận hành của Đức Thánh Linh trong tấm lòng người chưa tin để kéo họ đến với Đấng Christ, Đức Thánh Linh tích cực tham gia trong sự vận hành chúng ta. Chúng ta được vận hành bởi Đức Chúa Trời trong việc Ngài kéo chúng ta đến với đức tin (Giăng 6:44); Thánh Linh vận hành trong lòng để cáo trách chúng ta về tội lỗi và nhu cần của chúng ta với Chúa Cứu Thế (Giăng 16:7-9); và trong lòng người tin Chúa, Ngài dạy dỗ, dẫn dắt, an ủi, và tác động chúng ta, cũng như sản sinh trái Thánh Linh bên trong chúng ta (Ga-la-ti 5:22-23). Hơn thế nữa, Đức Thánh Linh vận hành những tác giả của 66 sách trong Kinh Thánh để ghi chép chính xác những gì Ngài hà hơi vào tấm lòng và tâm trí của họ (2 Phi-e-rơ 1:21), và qua Kình Thánh, Ngài vận hành bên trong chúng ta để làm chứng cho linh hồn của chúng ta rằng chúng ta là con cái của Ngài (Rô-ma 8:16).Phần thứ ba của việc kinh nghiệm Đức Chúa Trời là tiến trình đời sống học biết về Ngài, việc trở nên mật thiết với Ngài đến nỗi chúng ta hoàn toàn vui mừng phó đời sống của chúng ta cho Ngài (2 Cô-rinh-tô 5:15), bởi vì chúng ta đã trở nên biết Ngài và hoàn toàn tin cậy nơi Ngài. Điều này liên quan đến sự hiểu biết rằng Ngài là thành tín, tốt lành, thánh khiết, công bằng, không bao giờ thay đổi, toàn năng và tể trị trên tất cả mọi hoàn cảnh. Một phần rất vui trong việc trải nghiệm Đức Chúa Trời là sự hiểu biết sâu sắc về tình yêu thương của Ngài. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng “Đức Chúa Trời là tình yêu thương” (1 Giăng 4:8; nhấn mạnh thêm). Khi chúng ta kinh nghiệm tình yêu thương của Ngài, chúng ta có thể bắt đầu chia sẻ tình yêu thương Cơ-đốc của mình với những người khác, không quan tâm đến hoàn cảnh, và điều này sẽ sản sinh ngày càng nhiều tình yêu thương, khi những người khác kinh nghiệm tì́nh yêu thương của Ngài qua chúng ta.Bí quyết để kinh nghiệm Đức Chúa Trời, không phải là mong đợi một “trải nghiệm” hay sự thăng hoa của cảm xúc. Đúng hơn, nó là một tiến trình trọn đời thuộc về Ngài qua Đấng Christ, được vận hành bởi Đức Thánh Linh bởi Đấng mà chúng ta được nên thánh, và được trưởng thành trong sự hiểu biết về Ngài.