Bệnh giảm tiểu cầu là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

1Giảm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một trong những thành phần chính của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có chức năng chính là cầm máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3. Giảm tiểu cầu tự miễn hay còn có các tên gọi giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu miễn dịch.

Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm. Bệnh có hai dạng cấp tính và mạn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mạn tính xảy ra ở người lớn tuổi. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Giảm tiểu cầu là gì

2Nguyên nhân của bệnh giảm tiểu cầu

Có hai nhóm nguyên nhân chính là : Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh rất phực tạp vì ở mỗi nhóm nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây nên.

Một số nguyên nhân gây bệnh đã xác định được như: nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi C. Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp. Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…

Bên cạnh đó nó còn gây nên do các tác dụng phụ của thuốc như: thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh, thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu, phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị trong điều trị các bệnh tủy xương.

Các bệnh lý: ung thư máu (ung thư bạch cầu hoặc ung thư hạch lympho), các bệnh lý ảnh hưởng tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12 hoặc vitamin B9, phụ nữ có thai (khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng bất thường).

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Nguyên nhân của bệnh giảm tiểu cầu

3Triệu chứng của bệnh Giảm tiểu cầu

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, nhất là vùng da và niêm mạc. Trường hợp người bệnh bị chảy máu dưới da, vùng dưới da của họ sẽ xuất hiện các nốt chấm hoặc mảng bầm máu. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như chảy máu mũi và lợi chân răng.

Trường hợp bị bệnh giảm tiểu cầu nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não, màng não, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, tiết niệu, sinh dục như hiện tượng đa kinh và rong kinh. Bệnh nhân sau khi bị xuất huyết, họ cũng bị thiếu máu với lượng máu tương ứng với mức độ chảy máu. Qua những xét nghiệm cho thấy rằng bộ phận như gan, lá lách và hạch không to.

4Điều trị bệnh Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Chỉ cần có phương pháp điều trị thích hợp sẽ giảm tối thiểu các nguy cơ gây xuất huyết.

Trong đó phương thức tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng là truyền tiểu cầu. Nên tránh tất cả các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ.

Trong trường hợp bị giảm tiểu cầu vô căn thì các loại corticoides là thuốc lựa chọn hàng đầu. Cắt lách được chỉ định khi bệnh trở thành mãn tính phải phụ thuộc vào corticoides hoặc không còn tác dụng với corticoides. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Immuran, Purinéthol, Vincristin, Endoxan…

Ngoài ra nếu thấy có các những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da…), đau đầu không rõ nguyên nhân phải nhập viện ngay để kịp thời điều trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hoặc cầm máu tại chỗ và dùng thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng.

Điều trị bệnh Giảm tiểu cầu

5Cách phòng tránh bệnh Giảm tiểu cầu

– Hạn chế dùng dụng cụ có các đầu, bề mặt sắc nhọn, cụ thể như dao, kéo, tua vít…Tốt hơn hết cần dùng găng tay khi có ý định sử dụng chúng nhằm hạn chế tất cả rủi ro gây thương tích cho bản thân.

– Tránh dùng cả những vật dụng có bề mặt sắc cạnh, sản phẩm nội thất cồng kềnh, ngay cả khi sàn nhà trơn cũng góp phần làm nên các nguy cơ cho các va chạm của chúng ta và dễ dẫn đến bầm tím cơ thể.

– Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng chống bệnh.

Cách phòng tránh bệnh Giảm tiểu cầu

– Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thuốc xịt côn trùng, thạch tín hay benzen.

– Tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn như bia, rượu.

– Ăn thức ăn lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh, giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các thực phẩm đã qua tinh chế.

– Nhiều bệnh do virus như quai bị, sởi, rubella và thủy đậu có thể ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu. Tiêm ngừa các bệnh này là cách bảo vệ sức khỏe và tránh bị giảm tiểu cầu.

Cách phòng tránh bệnh Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải là bệnh nan y. Chỉ cần có phương pháp điều trị thích hợp, cẩn thận hơn trong chế độ sinh hoạt sẽ giúp bạn tránh được các nguy hiểm mà căn bệnh này đem đến.

An Khang

Hơn 4 năm trước

208
0