Bé nấu ăn kết hợp cùng Bé Vào Bếp theo độ tuổi –
Ngày nay cùng với sự phát triển cùa đất nước thì kèm theo đó là thời gian của những bậc cha mẹ sẽ ngày càng tất bật kiếm tiền. Với mong muốn cho con mình những thứ tốt nhất nhưng lại quên rằng là trẻ con cần sự quan tâm nhiều hơn về mặt tình cảm. Đó là sự quan tâm chăm sóc tới chính từ cha mẹ của mình giúp con trẻ lớn lên với sự hạnh phúc vô bờ bến đến từ ba mẹ mình. Và việc gần gũi nhất là hãy cùng bé vào bếp để cả gia đình có thể cùng làm cùng chơi kết hợp dạy trẻ kỹ năng vào bếp. Hãy cùng chơi và dạy kỹ năng với bé trong sự chuẩn bị bữa ăn gia đình ngay trong căn bếp ấm cúng của bạn.
nguồn Internet
Nội Dung Chính
Việc nấu ăn gia đình cùng bé vào bếp đem đến nụ cười trẻ thơ
Bằng cách cho bé vào bếp, bạn sẽ dạy cho chúng những bí quyết nấu ăn để ứng dụng sau này. Ứng với lứa tuổi, những đứa trẻ học nấu ăn sẽ có được sự tự lập sau khi rời khỏi vòng tay của ba mẹ.
Cả nhà nấu ăn cùng nhau cũng sẽ giúp gia tăng sự gắn kết giữa các mối quan hệ gia đình, khi ba mẹ dành thời gian với bé cùng nhau để trao đổi về bữa ăn. Với tất cả thời gian ở nhà trong dịch COVID-19 giãn cách xã hội. Ngay tại thời điểm hoàn hảo để dạy con bạn những kỹ năng làm bếp cơ bản nhất và là hành trang sau này cùa bé.
Khi gia đình nấu ăn ở nhà dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Bữa ăn tối cũng giúp cho gia tăng sức khỏe và đề kháng của trẻ em một cách tốt nhất để ngăn chặng bệnh cho bé.
Độ tuổi nên cho bé bắt đầu tập làm quen với công việc trong bếp
Ba mẹ nên cho bé vào bếp khoảng từ 2 tuổi đến 5 tuổi là độ tuổi bé dễ tiếp thu và cùng sự tò mò sáng tạo trong các món ăn. Tất nhiên cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn bé, giúp bé có những khái niệm cơ bản về sự an toàn trong quá trình nấu ăn.
Sau đây là những công việc mà bé vào bếp theo từng độ tuổi để ba mẹ có thể dễ dàng dạy bé trong chính căn bếp của mình:
nguồn Internet
Bé 2 tuổi
Lau bàn, Đưa đồ cho người lớn, Bỏ rác vào thùng, Nhặt rau, Bóc vỏ trái cây, Rửa sạch trái cây và rau củ, Cà vỏ đậu xanh
Bé 3 tuổi
Thêm nguyên liệu, Hướng dẫn về nấu ăn, Xúc hoặc nghiền khoai tây, Vắt cam, Khuấy bột, Nhào nặn bột, Gọi tên và đếm thức ăn, Giúp bạn trình bày món ăn
Bé 4 tuổi
Lột vỏ trứng và một số trái cây như là cam và chuối, Dọn bàn, Đập nứt trứng, Giúp đo lường thành phần khô, Giúp làm bánh mì kẹp và trộn salad
Bé 5 tuổi
Đo lường chất lỏng, Cắt những loại trái cây mềm bằng một con dao cùn, Sử dụng đồ đánh trứng.
Lên kế hoạch chuẩn bị khi bé vào bếp
Đa số các bé ở lứa tuổi chập chững mầm non đều phấn khởi được trở thành một “phụ bếp nhí”. Dưới đây là những việc cùng làm với bé vào bếp một cách hữu ích giúp ba mẹ tận dụng thời gian với “đầu bếp nhí” của mình.
nguồn Internet
Chọn một công thức đơn giản
Ba mẹ bé cần lưu ý chọn món ăn phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé. Lưu ý quan trọng cho các bà mẹ, trẻ nhỏ rất thích đút ngón tay vào miệng. Do đó bạn cần tránh cho bé vào bếp khi làm những món có thể gây nguy hiểm với bé nếu chưa được nấu chin.
Một hoạt động thú vị đó là đi chợ cùng bé
Tạo sự phát triển của bé bằng cách ba mẹ tận dụng các lần đi chợ thành những bài học kinh nghiệm. Trong lúc chọn thực phẩm, bạ mẹ nên chỉ cho bé biết cách nó sẽ mang đến hương vị cho món ăn như thế nào. Luôn tương tác như hỏi ý kiến bé về việc bé thích gì cho món salad và hỏi màu sắc mà bé muốn có trong món đó; hoặc có thể chỉ cho bé đánh vần những chữ cái trên bao bì hay tên gọn những vật liệu tạo nên món đó.
Bạn tiến hành cho bé những nhiệm vụ đơn giản nhất có thể
Các công việc trong bếp phù hợp với bé bao gồm: rửa trái cây, cho đường hoặc các thành phần khác, khuấy, nghiền hoặc vỗ vỗ vào chúng. Với bé lớn hơn, có thể cho bé chơi vài trò chơi thú vị như xếp trái cây các loại lên bánh xếp để tạo thành hình mà bé mong muốn, hoặc viết thành chữ cái đầu tiên trong tên bé. Hãy dạy bé những kỹ năng nhỏ nhất mà phù hợp với độ tuổi của bé nhé.
Lưu ý ba mẹ luôn theo sát bé vào bếp một cách cẩn thận nhé
Luôn trông chừng thường xuyên và đảm bảo an toàn là rất điều quan trọng nhất cho bé vào bếp. Nên cho bé biết những thứ không nên chạm vào như: đồ dùng cần dùng đến máy hỗ trợ; dụng cụ làm bếp sắc nhọn hay những bề mặt nóng. Nên đảm bảo chắc chắn rằng tay cầm của nồi luôn hướng về phía trong bếp để tránh những trường hợp ngoài ý muốn. Cùng bé vào bếp một cách an toàn nhé!
nguồn Internet
Đã đến lúc món ăn của bé và gia đình ra lò, bạn nên khen ngợi tài nghệ nấu nướng của bé. Dù sau món ăn là nhà bếp của bạn là “bãi chiến trường” thì bạn sẽ cảm thấy vui trong lòng vì điều quan trọng chính là bạn đang thúc đẩy sự tự tin của trẻ bằng cách khuyến khích bé vào bếp làm cho đến khi thành thạo những kỹ năng và bé còn có thể trở thành “đầu bếp nhí” trong tương lai. Trước khi chuyển sang thử nấu những món mới. Đây là khoảng thời gian vô cùng ấm cúng và rất đẹp, bạn nên tận hưởng thật nhiều và cùng tạo những kỷ niệm đẹp cho gia đình nhé!
Mọi thông tin liên hệ:
TƯ VẤN TUYỂN SINH
Địa chỉ: 60 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại : 0989.33.55.11 (Ms. Hoa)
Website: https://tuvantuyensinh.com.vn/
Email: [email protected]