Bé 9 tháng biết làm gì và bố mẹ nên chăm sóc con thế nào?

    Bé 9 tháng biết làm gì là câu hỏi được bố mẹ quan tâm. Ở giai đoạn này, em bé của bạn đã có thể bò, đứng, thậm chí bám lên đồ vật để tập đi. Ngoài ra, em bé 9 tháng tuổi còn có những bước phát triển thú vị về tư duy, nhận thức và kỹ năng giao tiếp. Để bố mẹ không phải chờ lâu, hãy khám phá những gì bé 9 tháng làm được trong bài viết dưới đây!

    Nắm rõ trẻ 9 tháng biết làm gì giúp bố mẹ có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt nhất.

    Khi “thiên thần nhỏ” được 9 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của bé tăng lên so với thời điểm mới chào đời. Cụ thể là bé gái nặng 8,2 kg và dài 70cm, trong khi bé trai nặng 8,9 kg và dài 72cm.

    Ở giai đoạn này, em bé trở nên năng động, thích khám phá mọi thứ. Bé có thể bò, trườn, lăn lộn, đứng dậy để với tay cầm – nắm đồ vật xung quanh. Hoặc, nhận biết người và vật ở khoảng cách xa, sau đó di chuyển để tiếp xúc gần. Nếu có tiếng động thì bé cố gắng tìm hiểu âm thanh phát ra từ đâu để hướng đến. 

    Điều này không chỉ là cột mốc trong sự phát triển kỹ năng vận động, mà còn cho thấy bé nhận thức tốt hơn về không gian (khi bé nhận ra đồ vật ở phía xa), về việc đưa ra quyết định (nên đi theo hướng nào), cũng như về việc tập trung theo đuổi mục tiêu (làm thế nào để đạt được những điều bé muốn). 

    Thực tế, có nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ 9 tháng biết làm gì. Câu trả lời là tùy vào sự phát triển khác nhau của mỗi đứa trẻ. Nhìn chung, ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã phát triển tốt hơn về kỹ năng vận động, cảm xúc, tư duy và ngôn ngữ. 

    Trẻ 9 tháng tuổi đã tò mò và thích khám phá. Do đó, trẻ có thể hứng thú, mong muốn thử tất cả món ăn hoặc đơn giản là cầm và ném thức ăn xuống sàn. Mặc dù vậy, mẹ không nên la mắng hay bắt trẻ phải ăn uống trong khuôn khổ nhất định. Hãy để cho con tự ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu, ăn món gì và dùng tay cầm – nắm theo ý thích. Nhờ vậy, mẹ dễ dàng nhận ra sở thích ăn uống của con, đồng thời trẻ cũng được thoải mái, vì thế ăn uống ngon miệng hơn. 

    Khi kỹ năng ăn uống dần hoàn thiện thì giấc ngủ là yếu tố tiếp theo được quan tâm. Lúc buồn ngủ, trẻ có thể cáu gắt và mệt mỏi. Hãy chú ý biểu hiện của con, để cho trẻ đi ngủ đúng lúc, nhờ đó giấc ngủ cũng được ngon hơn. 

    Trẻ 9 tháng biết làm gì? Ở cột mốc 9 tháng tuổi, trẻ đã mất đi phản xạ của trẻ sơ sinh và thay vào đó, bắt đầu phát triển kỹ năng vận động thô tốt hơn, như là: 

    Lời khuyên cho bố mẹ:

    Bé 9 tháng biết làm gì? Kỹ năng bò của bé đã “nâng cấp” thêm một bậc, vì thế bố mẹ phải thường xuyên ở bên cạnh con để quan sát, đề phòng té ngã. 

    Bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, em bé của bạn đạt được cột mốc về phát triển nhận thức như sau: 

    Lời khuyên cho bố mẹ:

    Bé 9 tháng tuổi đã có thể sử dụng ngôn ngữ, hành động để biểu lộ cảm xúc và nhu cầu cá nhân, chẳng hạn như:  

    Lời khuyên cho bố mẹ:

    Cùng với bé đọc sách có hình ảnh, bé có thể cho mẹ biết những gì bé đang quan tâm, bằng cách chỉ tay vào. 

    Đa phần bố mẹ không biết bé 9 tháng biết làm gì. Để có câu trả lời cụ thể, bạn nên quan sát con nhiều hơn. Ở giai đoạn này, bé đã thể hiện cảm xúc rõ ràng, ví dụ như:

    Lời khuyên cho bố mẹ:

    Ngoài tìm hiểu trẻ 9 tháng biết làm gì, bố mẹ cũng phải nắm rõ cách chăm sóc con phù hợp, cụ thể:

    Bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ phải được hấp thu 750 – 900 calo mỗi ngày. Trong đó, khoảng 400 – 500 calo đến từ sữa mẹ (tương đương 720 ml sữa). Trường hợp không có sữa mẹ thì sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp. Bố mẹ nên mua sữa có vị thanh nhạt tự nhiên, bổ sung đạm sữa mềm, nhỏ giúp con dễ hấp thu và tiêu hóa. Ngoài uống sữa, mẹ có thể nấu cháo, bột hoặc món hầm – nhừ để kích thích vị giác của bé. 

    Em bé 9 tháng tuổi đã tự xúc thức ăn không cần mẹ đút. Các lựa chọn tốt bao gồm rau hấp cắt vụn, trái cây mềm (chuối, bơ, xoài), trứng bác, sữa chua hoặc mì ống nấu chín. Bên cạnh đó, bé có thể nuốt thức ăn không nhai nên mẹ cần lưu ý quan sát, có biện pháp xử trí kịp thời, để tránh tình trạng hóc nghẹn.

    Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, khoảng một nửa lượng calo hàng ngày của bé có thể đến từ thức ăn trẻ em, một nửa còn lại là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức

    >> Tham khảo thêm: Sữa tăng cân cho bé 9 tháng tuổi

    Trung bình, em bé 9 tháng tuổi phải ngủ từ 13,5 đến 14,5 giờ mỗi ngày, bao gồm một giấc ngủ ngắn (20 đến 30 phút), một giấc ngủ trưa dài hơn (2 đến 3 giờ) và một giấc ngủ ban đêm (liên tục từ 9 đến 12 giờ). Để đảm bảo điều này, mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ mát mẻ, ít ánh sáng và tiếng ồn; đồng thời, trước khi ngủ hãy cho bé uống sữa, thay tã và thay quần áo để con được thoải mái, dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

    Trẻ sơ sinh khó ngủ – Bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả?

    Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…

    Theo lịch tiêm chủng, em bé 9 tháng tuổi phải được tiêm mũi kết hợp phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella. Nếu ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé đã tiêm ngừa bệnh viêm não mô cầu thì đây cũng là thời điểm bé được tiêm mũi tiếp theo. 

    Bé 9 tháng tuổi có thể hiếu động và thích khám phá. Vì vậy, mẹ nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho con: 

    Nếu em bé của bạn đã biết bò, một ý tưởng thú vị là tạo chướng ngại vật bằng gối, hộp và đệm để bé bò qua lại. Hoặc, bạn có thể treo một vật hấp dẫn ngoài tầm với, để bé chủ động di chuyển về phía đó và bắt lấy. 

    Mặc dù tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển khác nhau, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ 9 tháng tuổi:

  • Không thể ngồi nếu không có sự trợ giúp.

  • Không tập nói bập bẹ.

  • Kêu đến tên riêng nhưng bé không có phản ứng lại.

  • Không chơi bất kỳ trò chơi nào liên quan đến chơi qua lại, chẳng hạn như lăn bóng.

  • Dường như không nhận ra những người thân quen.

  • Bạn chỉ tay vào một nơi hay món đồ vật nhưng bé không nhìn theo.

  • Không thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.