Bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì? | Nha Khoa Đông Nam®
Khi được 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Thế nhưng, nhiều trường hợp mặc dù trẻ đã hơn 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy tình trạng bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì?
I. Nguyên nhân khiến bé 10 tháng chưa mọc răng
Thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ dần mọc trồi lên khỏi nướu của trẻ từ tháng thứ 6 trở đi. Khi trẻ đã được 2,5 – 3 tuổi các răng sữa sẽ mọc đầy đủ với tổng cộng 20 chiếc chia đều ở hàm trên và hàm dưới.
Tình trạng mọc răng sữa ở mỗi bé sẽ có sự khác biệt, có bé sẽ mọc răng sớm hơn, có bé sẽ mọc răng muộn hơn so với bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên nếu bé đã 10 tháng tuổi trở lên mà vẫn chưa có răng sữa thì được xem là chậm mọc răng.
Bé 10 tháng tuổi chưa mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
Nội Dung Chính
1. Do di truyền, bẩm sinh
Sức khỏe răng miệng cũng có tính di truyền qua các thế hệ. Trong gia đình nếu như cha mẹ lúc nhỏ cũng có tình trạng răng mọc chậm thì người con sau này cũng có thể bị di truyền lại giống như vậy. Điều này không quá nguy hại gì, trẻ cũng sẽ mọc răng bình thường nhưng thời gian sẽ chậm hơn so với các bé khác.
Bên cạnh yếu tố di truyền, thì trẻ chậm mọc răng có thể là do bẩm sinh. Nguyên nhân có thể do trong quá trình mang thai người mẹ mắc phải các bệnh lý nào đó, ốm nặng,… gây ra các biến chứng đến sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Trẻ sinh ra có thể bị chậm lớn, chậm nói, chậm mọc răng,…
2. Trẻ bị sinh non
Thông thường mỗi bé sẽ có thời gian nằm trong bụng mẹ là 9 tháng 10 ngày mới chào đời. Nhưng nếu vì lý do nào đó mà trẻ sinh ra khi chỉ mới 7, 8 tháng thì sức đề kháng cũng sẽ yếu hơn so với những trẻ sinh đúng ngày. Từ đó cũng có thể là tác nhân khiến cho việc mọc răng diễn ra chậm hơn bình thường.
3. Bé bị nhiễm khuẩn nấm ở khoang miệng
Nếu như cha mẹ không chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận ngay từ những tháng sơ sinh sẽ dễ làm khoang miệng bị nhiễm khuẩn gây cản trở đến quá trình mọc răng.
Khi vi khuẩn, nấm tấn công vào nướu sẽ gây ra các tổn thương khiến cho mầm răng sữa bên dưới rất khó mọc lên thuận lợi đúng thời điểm.
4. Thiếu chất canxi
Có thể thấy canxi là một dưỡng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xương và răng trong cơ thể. Khi hàm lượng canxi trong cơ thể của trẻ bị thiếu hụt sẽ làm cho các mầm răng chậm phát triển và khó mọc lên khỏi nướu.
Khoảng 6 tháng đến một năm đầu trẻ sẽ hấp thụ canxi chủ yếu thông qua nguồn sữa mẹ. Việc người mẹ sau sinh ăn uống kiêng khem để lấy lại vóc dáng sẽ là tác nhân gây thiếu canxi và làm răng của trẻ bị mọc chậm.
5. Còi xương, suy dinh dưỡng
Vitamin D, vitamin K sẽ có nhiệm vụ đưa canxi ở máu hấp thụ vào răng và xương. Nếu cơ thể bổ sung đủ canxi nhưng thiếu những chất này cũng đều khiến cho răng có thể mọc chậm hơn so với bình thường.
6. Trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh
Một số bệnh lý về tuyến yên, tuyến giáp, bệnh down,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ và dẫn đến răng mọc chậm hoặc có thể không mọc được.
II. Lộ trình mọc răng tiêu chuẩn ở trẻ nhỏ
Thông thường thứ tự mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
– Từ tháng thứ 6 – 12 (mọc 4 răng cửa giữa)
– Từ tháng thứ 9 – 16 (mọc 2 răng cửa bên)
– Từ tháng thứ 13 – 19 (mọc 4 răng hàm sữa còn gọi là răng cối sữa thứ nhất)
– Từ tháng thứ 16 – 23 (mọc 4 răng nanh sữa)
– Từ tháng thứ 23 – 33 ( mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng còn gọi là răng cối sữa thứ 2)
Bạn có thể theo dõi sơ đồ bên dưới đây để hình dung chi tiết hơn về thứ tự mọc răng sữa ở trẻ:
III. Cần làm gì khi bé 10 tháng tuổi chưa mọc răng
Phụ huynh cần chú ý quan tâm nhiều hơn đến tình trạng răng miệng của trẻ nếu phát hiện thấy dấu hiệu chậm mọc răng. Việc sớm phát hiện và xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu đến hàm răng của trẻ sau này.
Nếu trẻ đã hơn 10 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng, phụ huynh nên lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng vào các buổi sáng sớm. Nên duy trì thói quen này cho đến lúc trẻ biết đi, thực hiện đầu đặn mỗi ngày từ 15-30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và canxi ở dạng thuốc uống. Việc sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.
- Trong thời gian cho con bú các mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không nên kiêng khem quá mức để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
- Các mẹ nên dùng nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D từ hải sản, thịt cá, sữa, phomai, ăn nhiều rau củ quả, trái cây giàu chất xơ. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ, hỗ trợ tốt cho quá trình mọc răng của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt các món nhiều đường, các món quá nóng hay quá lạnh vì dễ gây ra các kích ứng làm cản trở đến quá trình mọc răng ở trẻ.
- Không nên pha sữa cho trẻ bằng các loại nước rau củ, nước bột, nước khoáng. Vì nó có thể làm giảm hoạt động hấp thụ canxi khiến cho trẻ dễ bị chậm mọc răng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý cũng góp phần giúp tăng cường đề kháng của cơ thể, kích thích ăn uống ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Phụ huynh cũng có thể áp dụng một số cách để thúc đẩy quá trình mọc răng của trẻ như: dùng tay massage nhẹ nhàng quanh nướu, cho bé dùng các loại bánh ăn dặm mềm,…
- Nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ, dùng khăn mềm hoặc gạc sạch thấm nước ấm để lau sạch nướu răng của trẻ sau mỗi lần bú hoặc ăn dặm. Vệ sinh lưỡi sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên dụng để khoang miệng trẻ luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên quan sát để phát hiện dấu hiệu bất thường xảy ra ở răng miệng của trẻ để điều trị dứt điểm sớm. Đây cũng là cách giúp giảm nguy cơ trẻ bị mọc răng chậm.
- Nếu như trẻ đã được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà răng vẫn mọc chậm. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng hơn, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn giải pháp khắc phục tốt nhất.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Bé 10 – 14 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không? Cần làm gì? Hy vọng đã hữu ích để các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con của mình.
Nếu cần được tư vấn gì thêm hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được giải đáp tận tình, miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.