Bầu 3 tháng đầu bị cảm – 7 Cách xử lý nhanh trong từng trường hợp
Bầu 3 tháng đầu bị cảm – 7 Cách xử lý nhanh trong từng trường hợp
Bầu 3 tháng đầu bị cảm chủ yếu do sức đề kháng suy giảm nên dễ bị tấn công với nhiều loại virus gây bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm chứng cảm cúm ở bà bầu mà không ảnh hưởng đến thai nhi? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay sau đây.
Xem thêm:
1. Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh lý khác nhau những triệu chứng bệnh lại gần như tương đồng nhau làm cho nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, 2 bệnh này có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau.
Cảm lạnh: là phản ứng của cơ thể với các chủng virus gây bệnh, chủng virus thường gặp nhất là Rhinovirus. Chủng Rhinovirus có hơn 100 chủng khác nhau, ngoài ra cần phải kể đến là các loại chủng khác như: Enterovirus, Coronavirus,… Các triệu chứng của cảm lạnh sẽ xuất hiện sau 3 – 4 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh và tự hết sau 5-10 ngày tùy thuộc vào cơ địa.
Cảm cúm: là bệnh truyền nhiễm do virus cúm Influenza tấn công vào hệ hô hấp của bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Virus cúm có 3 chủng khác nhau là A, B và C. Những chủng virus này liên tục biến thể với chủng mới xuất hiện. Cảm cúm thường gây ra những triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, hoặc khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
Lưu ý: Bệnh cảm cúm ở bà bầu 3 tháng đầu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây biến chứng cho thai nhi. Do đó, mỗi bà bầu cần phân biệt rõ được 2 căn bệnh này để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Vậy bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm và cảm lạnh trong 3 tháng đầu để nhằm làm giảm biến chứng cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ có thể tham khảo phần tiếp theo.
2. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm nên làm gì?
Cảm cúm có tốc độ lây nhiễm rất nhanh và có thể phát triển thành dịch như bệnh cúm SARS. Cảm cúm thông thường có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu như virus cúm tấn công vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn trao đổi chất và sản sinh ra độc tố làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm của mẹ bầu khi thai chưa làm tổ ổn định, hệ miễn dịch suy yếu do nhiều hormone thay đổi. Thêm nữa, giai đoạn này mẹ bầu không được sử dụng kháng sinh để chữa bệnh.
Nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm virus cúm có thể gây ra biến chứng cho thai nhi như: sứt môi, tụ huyết não, dị dạng đầu. Ngoài ra, triệu chứng sốt cao và ho nhiều có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non… Chính vì thế, khi thấy mình có biểu hiện nhiễm cúm kéo dài không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bà bầu làm giảm triệu chứng khó chịu, mệt mỏi khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai:
2.1 Cách giảm sốt ngay tại nhà khi bà bầu bị cảm cúm
Sốt khiến cho bà bầu cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Để hạ sốt tại nhà mẹ bầu có thể thực hiện một số cách:
Chườm khăn ấm hoặc lau người bằng nước ấm
Lau người bằng nước ấm giúp cho lỗ chân lông giãn nở trên cơ thể, giãn mạch máu ngoại vi và làm tăng lưu thông máu. Từ đó làm cho cơn sốt giảm dần. Bà bầu có thể lau người ở nách, bẹn, trán sẽ giúp giảm sốt nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn bà bầu tuyệt đối không được chườm lạnh hoặc dùng nước lạnh để lau cơ thể.
Uống bổ sung chất điện giải
Khi bị sốt cơ thể dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì thế bà bầu cần nhanh chóng bổ sung điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung nước và cân bằng điện giải giúp giảm triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ sốc hoặc ổn định huyết áp hiệu quả.
Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm cần tránh việc mặc quá nhiều quần áo. Điều này khiến cho nhiệt độ cơ thể không được lưu thông và làm cho mẹ bầu càng cảm thấy khó chịu. Thậm chí sốt cao kèm theo việc mẹ bầu mặc quá nhiều đồ trên người sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
Lúc này mẹ bầu nên mặc quần áo thoáng đãng, thoải mái nhất, trường hợp cần thiết mẹ bầu có thể đắp một chiếc chăn mỏng để lưu thông nhiệt độ và khiến cơ thể dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bà bầu bị cảm cúm
Sốt, mệt mỏi là phản ứng thường thấy của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Vì thế để làm tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu thì mẹ bầu hãy tích cực nghỉ ngơi nhiều hơn. Biện pháp này giúp mẹ bầu giảm thiểu mệt mỏi, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thoải mái hơn. Từ đó bệnh cũng nhanh chóng được đẩy lùi.
Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng
Bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm có vai trò quan trọng đối với việc làm tăng sức đề kháng ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, protein giúp tăng cường miễn dịch để bà bầu đối phó với nhiễm trùng dễ dàng hơn.
2.2 Cách giảm đau đầu khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm
Đau đầu cũng là một triệu chứng thường thấy ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm. Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu cần:
Massage, xoa bóp đầu
Massage và xoa bóp đầu giúp cải thiện tuần hoàn máu, từ đó làm giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi ở bà bầu khi bị cảm cúm. Mẹ bầu có thể kết hợp sử dụng tinh dầu thơm như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu tràm khi massage để mang lại hiệu quả cao hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Khép bàn tay lại, đầu ngón tay day nhẹ vào huyệt thái dương đồng thời miết từ thái dương ra sau tai khoảng 3 – 5 lần.
- Đặt bàn tay lên trán, lòng bàn tay úp vào trong và miết nhẹ hai hàng lông mày rồi dừng lại ở huyệt thái dương.
- Lặp lại động tác này khoảng 5 – 6 lần, mỗi lần thực hiện vài phút đến khi triệu chứng đau đầu giảm là được.
Chườm ấm vào vùng đầu bị đau
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm nên làm gì? Chườm ấm giúp làm giãn cơ, làm giảm kích thích thần kinh có tác dụng làm giảm đau tại chỗ một cách nhanh chóng. Để làm giảm đau đầu do virus cúm gây ra mẹ bầu có thể sử dụng túi chườm hoặc khăn ấm để chườm lên vùng trán, thái dương. Chườm ấm liên tục sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Uống nhiều nước ấm khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm
Việc bổ sung đủ nước cho mẹ bầu khi bị cảm là điều hết sức nên làm. Uống đủ nước giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và hạ nhiệt khi bà bầu bị sốt. Trường hợp mẹ bầu bị ho, nghẹt mũi thì uống nước ấm sẽ giúp làm tan chất nhầy trong họng và làm ấm đường hô hấp để bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Tìm nơi yên tĩnh và nghỉ ngơi hoàn toàn
Mang thai ở giai đoạn đầu đã khiến mẹ bầu quá mệt mỏi kèm theo việc bị cảm cúm khiến cho điều này càng trở nên tệ hơn. Vì thế mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hoàn toàn ở nơi yên tĩnh để tránh bị căng thẳng, stress và làm cho mức độ bệnh càng nặng nề hơn.
2.3 Làm sao để giảm đau cơ khi bà bầu bị cảm cúm
Đau cơ làm cho bà bầu thường uể oải, ngại vận động. Để làm giảm đau cơ ở bà bầu an toàn nhất, bà bầu có thể thực hiện một số cách dưới đây:
Nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu nên nhờ chồng massage vai, gáy, lưng hay ở bất cứ chỗ nào mà mẹ bầu thấy đau nhức. Massage nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thông máu, làm cho các cơ được “giãn nở”, cơ mềm hơn sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác đau cơ.
Chườm ấm toàn thân
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm chườm ấm có tác dụng làm giãn cơ, kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ đào thải acid lactic và làm giảm đau hiệu quả. Biện pháp này rất hữu hiệu với bà bầu khi bị đau nhức cơ bắp, nhức mỏi toàn thân.
Tắm, ngâm mình trong nước nóng, xông hơi hoặc dùng túi chườm nóng đều là biện pháp chườm ấm toàn thân giúp bà bầu cải thiện được đau cơ dễ dàng hơn.
Sử dụng các loại gối hỗ trợ khi ngủ
Sử dụng các loại gối hỗ trợ để kê cao ở phần đầu hoặc vị trí nào mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất. Biện pháp này giúp mẹ bầu giảm đau mỏi lưng, giảm nghẹt mũi và trào ngược dạ dày để có giấc ngủ ngon hơn. Ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng, tăng cường đề kháng để đẩy lùi virus nhanh chóng.
Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh di chuyển, tập luyện…
Việc tập luyện nhẹ nhàng trong giai đoạn mang thai là hoàn toàn cần thiết, đây là cách giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị cảm thì nên nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế di chuyển và tránh tập luyện để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2.4 Mẹo chữa ho, đau họng, đau ngực ở bà bầu bị cảm cúm
Ho, đau họng, tức ngực làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của mẹ bầu, thiếu ngủ sẽ khiến cho mẹ bầu ngày càng mệt mỏi và khó khỏi bệnh. Để chữa ho, đau họng, tức ngực khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai bà bầu cần:
Xông hơi
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm xông hơi giúp làm ẩm màng nhầy và làm ẩm họng, mũi. Mẹ bầu có thể xông hơi bằng máy hoặc sử dụng xông hơi với tinh dầu tràm như sau:
Cách thực hiện:
- Đun một nồi nước thật nóng khi tắt bếp thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nồi nước;
- Đưa mặt vào gần nồi nước, nhớ giữ khoảng cách để không bị bỏng da;
- Xông hơi từ 3 – 5 phút cho đến khi nước hết bốc hơi thì thôi.
Súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng kháng viêm, sát trùng rất tốt. Ngoài ra nước muối còn có khả năng hydrat hóa màng nhầy ở họng và làm dịu kích ứng, vì thế sẽ giúp bà bầu làm giảm triệu chứng ho tốt hơn. Mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng, rửa mũi mỗi ngày để làm giảm khó chịu ở đường hô hấp.
Sử dụng viên ngậm khi bà bầu bị cảm cúm
Viên ngậm có tác dụng sát trùng họng, làm dịu cơn ho, dịu thanh quản và sát trùng đường hô hấp. Chính vì thế sẽ giúp bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu mang thai giảm ho, đau họng đau ngực hiệu quả.
Tuy nhiên, viên ngậm chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng ho, đau họng chứ không điều trị tận gốc, vì thế mẹ bầu cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Nhiều mẹ bầu thường lạm dụng các viên ngậm kẽm để trị viêm họng vì cho rằng kẽm vừa có tác dụng trị bệnh vừa cung cấp khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Mẹ bầu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng phù thuộc viên ngậm, đồng thời, làm tăng nồng độ kẽm trong cơ thể gây ra các bệnh về tiêu hóa,…
Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà gừng được coi là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, làm giảm viêm họng hiệu quả. 2 loại thảo dược này cũng rất lành tính với bà bầu nên khi bị cảm cúm mẹ bầu có thể sử dụng mỗi ngày.
Cách chuẩn bị
- Chuẩn bị một cốc nước sôi và trà hoa cúc hoặc vài lát gừng nhỏ;
- Bỏ gừng hoặc hoa cúc vào ly nước nóng trong khoảng 5 phút;
- Thưởng thức từ từ để cảm nhận được hiệu quả.
Lưu ý: Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà thảo dược, bởi vì có những loại trà không tốt đối với bà bầu 3 tháng đầu. Ví dụ như: Trà xanh có nhiều caffeine gây mất ngủ, trà hoa dễ gây kích ứng cho mẹ bầu có cơ địa dễ dị ứng,…
Trên đây là những biện pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm và cần được có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý áp dụng. Khi bị bệnh, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ ngay để có lời khuyên đúng đắn trong quá trình mang thai.
Những cách này có thể không áp dụng được cho điều trị bệnh cảm lạnh. Do vậy, mẹ bầu nên nằm lòng thêm những việc cần làm khi bị cảm lạnh.
3. Bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh nên làm gì?
Cảm lạnh không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại khiến cho mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Khi bị cảm lạnh mẹ bầu hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
3.1 Cách làm giảm ngạt mũi, chảy mũi ở bà bầu bị cảm lạnh
Ngạt mũi, chảy mũi là triệu chứng thường thấy ở mẹ bầu vào khoảng 3-4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi bị nghẹt mũi, chảy mũi mẹ bầu cần:
Giữ ẩm niêm mạc mũi bằng máy xông hơi
Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh đường hô hấp trên của bà bầu sẽ bị tổn thương ít nhiều, tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên sẽ có thể gây triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Sử dụng máy xông hơi giúp tạo độ ẩm sẽ làm dịu các mô bị kích thích, giảm tình trạng mạch máu trong mũi bị sưng và làm loãng chất nhầy. Từ đó, triệu chứng ngạt mũi, chảy mũi sẽ giảm dần.
Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý giúp mẹ bầu loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn ở mũi, họng nhanh chóng. Đây cũng là cách giúp mẹ bầu làm giảm triệu chứng ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả và an toàn. Mỗi ngày mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối sinh lý ngày 4 – 6 lần và rửa mũi sáng, tối sẽ bệnh nhanh khỏi hơn.
Xông hơi giúp làm giảm ngạt mũi khi bà bầu bị cảm lạnh
Xông hơi giúp làm ẩm niêm mạc mũi và làm loãng chất nhầy ở mũi để mẹ bầu cảm để làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi an toàn mẹ bầu. Mẹ bầu nên kết hợp thêm cùng một số loại tinh dầu như: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu xả hoặc tinh dầu tràm để nâng cao hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nồi nước nóng, sau đó thêm tinh dầu vào.
- Dùng khăn trùm kín đầu để hơi nước bốc lên mũi.
- Xông hơi trong khoảng 10 phút và mỗi ngày thực hiện 2 lần là tốt nhất.
Sử dụng các loại trà: trà gừng, trà tía tô, tỏi
Một số loại trà như trà gừng, trà tía tô, tỏi..có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, kháng viêm và tăng cường đề kháng rất tốt. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh có thể tham khảo cách làm trà gừng như sau:
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ thái sợi sau đó cho vào cốc nước nóng;
- Đậy cốc nước nóng và đợi trong khoảng 10 phút;
- Thêm chút mật ong khuấy đều và thưởng thức.
Bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch (rau quả, viên bổ sung)
Ngoài những biện pháp trên thì việc bổ sung vitamin để tăng cường miễn dịch cho bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh là việc làm không thể thiếu. Mẹ bầu có thể bổ sung bằng việc ăn các loại rau quả giúp tăng đề kháng như: các loại quả có múi, chuối, kiwi, dưa hấu, súp lơ, rau cải bina,…
Bên cạnh đó, việc sử dụng viên uống bổ sung như vitamin tổng hợp, viên sắt cũng rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai.
Bấm huyệt nghinh hương
Huyệt nghinh hương nằm ở 2 bên cánh mũi, bấm huyệt nghinh hương giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông dương khí giúp cơ thể nhanh hết bệnh hơn. Để bấm huyệt nghinh hương mẹ bầu chỉ việc bóp cánh mũi theo từng nhịp, nín thở và từ từ thả cánh mũi ra. Thực hiện khoảng 5-10 lần triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm dần.
3.2 Cách giảm hắt hơi khi bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh
Để làm giảm hắt hơi khi bị cảm lạnh ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu có thể thực hiện những cách sau:
Massage vùng mũi
Massage vùng mũi giúp làm giảm áp lực và thông dịch nhầy trong mũi, từ đó làm giảm kích ứng và hạn chế hắt hơi cho bà bầu khi bị cảm lạnh.
Cách thực hiện như sau:
- Cho một chút dầu massage ra tay và thoa đều cho ấm lên.
- Dùng ngón trỏ vuốt dọc theo 2 bên sống mũi và phần cánh mũi.
- Di chuyển ngược lên phía hốc mắt sau đó di chuyển quanh vùng mắt rồi ấn nhẹ vào chân mày.
- Lặp lại khoảng 10 lần.
Hạn chế tác nhân gây hắt hơi
Một số tác nhân làm tăng nguy cơ hắt hơi ở mẹ bầu có thể là: khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa… Vì thế mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với những tác nhân này, nên bịt khẩu trang mỗi khi ra đường và sống trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ.
Giữ ấm cơ thể
Khi cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết thì rất dễ bị hắt hơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Vì thế bà bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh cần giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, giữ ấm vùng chân, cổ và mũi để không cơ thể không bị kích ứng khi thay đổi thời tiết.
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể tăng sức đề kháng
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường có hệ miễn dịch kém và dễ bị phản ứng với các loại virus gây cảm lạnh. Hắt hơi là phản ứng đầu tiên thường thấy khi bà bầu có nguy cơ bị virus gây bệnh tấn công.
Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng là việc nên làm. Biện pháp này giúp bà bầu hình thành “màng chắn” với virus gây bệnh và đảo thải virus ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
3.3 Cách giảm đau họng hiệu quả ở bà bầu bị cảm lạnh
Đau họng là triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà nhiều bà bầu bị cảm lạnh trong 3 tháng đầu mang thai dễ mắc phải. Để làm giảm triệu chứng này bà bầu nên thực hiện một số biện pháp sau:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối giúp mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm lạnh phần nào loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể, làm sạch đường hô hấp, làm giảm viêm ở vùng họng, hầu. Vì thế, đây là biện pháp cứu cánh an toàn cho mẹ bầu 3 tháng đầu có thể thực hiện đều đặn mà không lo gây ra tác dụng phụ.
Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối để súc miệng 1h/ lần hoặc dùng để rửa mũi sáng, tối để rút ngắn thời gian điều trị cho mẹ bầu.
Giữ họng ẩm bằng máy làm ẩm không khí
Sử dụng máy làm ẩm không khí giúp cân bằng nhiệt độ trong phòng, làm ẩm đường hô hấp để tránh bị kích ứng gây đau họng cho bà bầu. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe thì mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ máy làm ẩm, tránh bụi bẩn để không gây kích ứng cho mũi, họng khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Sử dụng viên ngậm khi bà bầu bị cảm lạnh
Viên ngậm có tác dụng sát trùng họng, làm giảm tình trạng đau họng, rát họng, ngứa họng cho bà bầu nhanh chóng. Ví dụ như: viên ngậm trị ho Prospan, Bảo Thanh,…
Tuy nhiên một số viên ngậm có thể gây ra ảnh hưởng nhất định cho bà bầu nếu sử dụng lâu dài. Vì thế trước khi sử dụng viên ngậm bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ra bất lợi cho sức khỏe.
Ngậm chanh muối, mật ong và quất hoặc gừng chanh mật ong
Mẹ bầu nên sử dụng ngậm chanh muối với mật ong, gừng chanh mật ong để điều trị bệnh viêm họng. Bởi vì:
- Trong chanh có nhiều vitamin C có tác dụng cường sức đề kháng, muối có tác dụng sát khuất, các vitamin trong mật ong có tác dụng hồi phục vùng bị viêm.
- Gừng và mật ong cũng có nhiều vitamin C, vitamin E, chất chống oxy hóa,… nên có tác dụng như chất kháng sinh tự nhiên chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Chanh mật ong là một sự kết hợp nhiều chất oxy hóa tạo thành kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm và cảm lạnh nên làm gì mà tổ hợp y tế MEDIPLUS vừa cung cấp. Mong rằng bài viết này sẽ góp ích cho bà bầu trong việc làm giảm tình trạng cảm cúm, cảm lạnh một cách an toàn nhất.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.