Bật mí cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước chi tiết
Bạn là người thích một công việc không có nhiều áp lực và tính cạnh tranh không quá cao. Vậy, một công việc vào một cơ quan nhà nước vô cùng hoàn toàn phù hợp với bạn. Nhưng bạn lại chưa biết cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước như thế nào cho đúng chuẩn. Vậy hãy cùng vieclam123.vn tham khảo ngay bây giờ thôi nào!
1. Có nên viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước?
Bên cạnh những mẫu cv đơn giản thì đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước là một câu hỏi luôn được đặt ra rất nhiều cho các sinh viên mới ra trường và chưa có một định hướng cụ thể cho việc mình sẽ đi làm ở đâu. Đối với các phụ huynh thì việc định hướng con em của họ đi làm các công việc ở cơ quan nhà nước luôn được ưu tiên hàng đầu.
Có nên viết đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước
Với sự phát triển của hội nhập quốc tế và xu hướng hiện đại ngày càng tăng cao thì ngày nay các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển rộng rãi với quy mô ngày càng rộng mở thì xu hướng người trẻ đều muốn tham gia và làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Tùy nhiên, với mỗi người sẽ có những quan điểm và định hướng khác nhau trong nghề nghiệp. Vì vậy, xu hướng vẫn có nhiều bạn trẻ ngày nay muốn làm việc tại các cơ quan nhà nước vẫn khá cao. Dĩ nhiên so với doanh nghiệp tư nhân thì làm việc ở các cơ quan nhà nước có tính ổn định khá là cao cũng như không quá nhiều áp lực. Không chỉ vậy, được làm việc ở các cơ quan nhà nước sẽ cho bạn cảm giác bình yên và nguồn thu ổn định.
Với sự đổi mới theo xu hướng của cộng đồng thì ngày nay các cơ quan nhà nước luôn tạo cơ hội làm việc cho các sinh viên mới ra trường để tạo điều kiện vô cùng tuyệt vời cho các bạn trẻ. Mặc dù gắn mác là cơ quan nhà nước nhưng khi làm việc bạn sẽ vẫn thấy được sự chuyên nghiệp vô cùng cao. Vậy, với những điều này thì chẳng có lý do gì để từ chối việc viết mẫu đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước.
2. Cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước chi tiết nhất
Chắc hẳn bạn cũng đã nắm rõ được một điều rằng là đơn xin việc luôn là một thứ tài liệu vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn thuần là một tờ giấy chỉ để cho nhà tuyển dụng cầm lên và đọc thì nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa.
Cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước chi tiết nhất
Lá đơn xin việc như là một công cụ gián tiếp để người ứng viên thể hiện sự khao khát và niềm đam mê với công việc mà họ đang mong muốn. Đồng thời đơn xin việc cũng là một chút tâm tình mà họ muốn gửi gắm sự tôn trọng cũng như lời nguyện vọng khát khao cháy bỏng với công việc mà họ đang có ý định theo đuổi.
Khác với những doanh nghiệp tư nhân thông thường thì cách viết đơn xin việc trong hồ sơ để ứng tuyển vào cơ quan nhà nước sẽ có những khắt khe cao hơn. Do cơ quan nhà nước là nơi đòi hỏi sự tỉ mỉ và quy củ trong từng chi tiết. Vì vậy, để viết được một lá đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước thì ứng viên sẽ cần phải chú ý rất nhiều về mặt nội dung cũng như hình thức.Vậy cách viết một đơn xin việc cơ quan nhà nước sẽ cần phải đảm bảo những nội dung như thế nào?
2.1. Mở đầu đơn xin việc cơ quan nhà nước
Đơn xin việc nhà nước cũng như mọi các đơn xin việc khác bạn có thể tùy ý lựa chọn cho mình hai hình thức cơ bản là mẫu đơn viết tay hoặc mẫu đơn viết trên máy rồi in ra. Để gây ấn tượng hơn bạn nên viết bằng tay đơn xin việc của mình để cho nhà tuyển dụng thấy được sự tỉ mỉ và chu đáo của bản thân. Tuy nhiên, dù bạn có chọn cách viết như nào đi chăng nữa thì đơn xin việc của bạn cũng không thể nào mà thiếu được phần tên của quốc hiệu và tiêu ngữ được đặt trang trọng chính giữa ở đơn trong phần mở đầu. Tiếp nối phần quốc hiệu tiêu ngữ sẽ là tiêu đề của đơn. Tên này sẽ được ở chỉnh giữa trang giấy và viết hoa toàn bộ “ĐƠN XIN VIỆC”
Viết đơn xin việc cơ quan nhà nước chi tiết
Tiếp theo là bạn phải biết được khi viết đơn xin việc kính gửi ai ? Phần này bạn sẽ cần phải ghi rõ tên của bộ phận tiếp nhận đơn của mình. Tên của phần kính gửi bạn bắt buộc không được phép ghi sai. Nếu có tên riêng trong bộ phận kính gửi thì cần phải viết hoa. Nếu điều cơ bản như này mà bạn làm sai thì sẽ có một điểm trừ vô cùng lớn trong mắt người tuyển dụng. Ví dụ như: “Kính gửi: Ban nhân sự cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam”
Sau phần kính gửi trang trọng sẽ là phần thông tin của cá nhân ứng viên. Những phần thông tin này đều là những thông tin cơ bản nhất về bạn. Những phần thông tin này bạn không thể nào thiếu những nội dung như email, số điện thoại là bắt buộc không thể nào thiếu được.
2.2. Nội dung đơn xin việc cơ quan nhà nước
Phần nội dung của đơn xin việc vào cơ quan nhà nước cũng chính là phần quan trọng nhất của tổng thể lá đơn xin việc của bạn. Phần này sẽ bao gồm những điểm nổi bật của ứng viên kèm theo những lời nguyện vọng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tâm huyết huyết của người viết đối với công việc.
Viết đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước như thế nào
Điều tối thiểu nhất trước khi bạn thể hiện những tâm tư nguyện vọng của mình thì đầu tiên bạn cần nêu ra được lý do và nguồn tin tại sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng của cơ quan nhà nước.
“Qua thông tin tuyển dụng của cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam thông qua một trang web tuyển dụng. Tôi tự nhận thấy rằng vị trí này rất phù hợp với bản thân của mình. Với nhiều kỹ năng và quỹ kinh nghiệm quý báu tôi tự tin rằng sẽ phù hợp với công việc này. Chính vì vậy, tôi xin được viết đơn này để cơ quan tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được đảm nhận vị trí này.”
Tiếp đó sẽ là phần nêu ngắn gọn về học vấn, kinh nghiệm và các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc của người viết. Ở nội dung này, bạn cần phải biết chọn lọc những nội dung cần thiết để tránh trường hợp lá đơn của bạn quá dài dòng và lan man. Phần quá trình học vấn trong đơn xin việc thì bạn chỉ nên đưa ra trình độ học gần nhất với bậc học cao nhất mà bạn từng theo đuổi. Còn ở phần kinh nghiệm và kỹ năng mặc dù bạn đã liệt kê ở trong CV của mình nhưng bạn cần xâu chuỗi lại ở trong đơn xin việc quan nhà nước.
“Tôi đã có thời gian 4 năm học tập và đã tốt nghiệp cử nhân đại học Luật. Trong quá trình học tập tại trường tôi đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức về ngành Luật dân sự và hiểu rõ về các quy định pháp luật hiện hành và niềm yêu thích với công việc vô cùng to lớn.
Bên cạnh đó, tôi cũng làm việc tại một công ty tư vấn pháp luật. Tại đây, tôi đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức về luật pháp, đưa ra nhiều ý kiến để giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan về quyền và nghĩa vụ. Không những vậy, tôi cũng từng là trưởng ban luật pháp trong một câu lạc bộ của trường. Trong quá trình đó, tôi đã tích lũy cho mình nhiều kỹ năng như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…”
2.3. Lời kết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước
Phần kế là phần không thể thiếu sau khi bạn đã hoàn thiện về những kinh nghiệm và kỹ năng bản thân. Trước khi hoàn thành đơn xin việc làm tại cơ quan nhà nước hãy chốt lại bằng những lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng và bày tỏ lại một lần nữa về nguyện vọng của bạn đối với công việc.
Hướng dẫn viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước
“Bằng những kinh nghiệm và trình độ tôi đã kể trên, tôi mong rằng mình sẽ thực sự phù hợp và đảm nhiệm tốt vị trí…mà cơ quan đang tuyển dụng. Tôi rất hy vọng được công ty bổ nhiệm vị trí này cho tôi và tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao.
Cuối cùng cảm ơn cơ quan đã xem xét và đọc đơn của tôi. Mong rằng sẽ nhận được phản hồi sớm nhất từ phía cơ quan.”
Và đừng quên để lại chữ ký và học tên của bạn ở góc bên phải của đơn nhé!
Xem thêm: Để chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc nhà nước đầy đủ, chuyên nghiệp cần những gì ?
3. Lưu ý khi viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một môi trường khá nghiêm túc và đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì vậy khi viết đơn xin việc bạn cần phải chú ý đến những điều như sau:
– Thể hiện sự trịnh trọng trong ngôn từ: Khi viết đơn xin việc cơ quan nhà nước, bạn không được xưng hô một cách ngang bằng hay tùy tiện. Bạn cũng không nên sử dụng từ ngữ địa phương vì sẽ khiến người đọc khó hiểu.
Lưu ý khi viết đơn xin việc cơ quan nhà nước
– Lỗi chính tả: Đây là điều cần quan tâm nhất trong bất cứ một đơn xin việc nào. Việc sai chính tả trong đơn xin việc là vô cùng khó chấp nhận. Chính vì vậy bạn cần phải đảm bảo tất cả nội dung trong đơn không được phép xảy ra một lỗi nhỏ nào. Đơn xin việc của bạn sẽ được đọc bởi các người tuyển dụng khó tính trong cơ quan nhà nước nên bạn cần đảm bảo điều này không được xảy ra.
– Bố cục và nội dung: Phần này bạn cần phải được đảm bảo theo thứ tự đã được đề sẵn, không nên đảo trật tự bố cục vì sẽ khiến mất điểm trong nhà tuyển dụng. Việc bạn viết sai bố cục và nội dung không thống nhất sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn.
Như vậy, qua bài viết hôm nay chắc hẳn bạn đã trang bị cho mình những kiến thức để có thể chuẩn bị cho mình một đơn xin việc vào cơ quan nhà nước hoàn chỉnh để có cơ hội làm công việc mà mình mong muốn.