Barista – Nhân viên Pha chế cà phê – Hướng nghiệp Sông An
Thông tin căn bản
-
Tuổi: 27 tuổi
-
Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5 năm
-
Trình độ học vấn & chuyên ngành: Quản trị nhà hàng
-
Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): không
-
Số giờ làm hằng tuần: 60 giờ
-
Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): kinh doanh tư nhân, 3-4 nhân viên
Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?
-
Vệ sinh quầy và dụng cụ pha chế
-
Chuẩn bị nguyên liệu – ngoài cà phê có kèm thức uống nước ép
-
Test (thử) cafe trong máy, pour (pha chế) xem cà phê có đạt yêu cầu chưa
-
Giới thiệu cho khách
-
Phục vụ cà phê và Phục vụ các yêu cầu đặc biệt cho khách (pha tại bàn)
-
Kỹ năng của Barista có ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê pha ra
Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?
Hồi xưa khi mới đi học, thời sinh viên, tôi làm mảng dịch vụ, may mắn gặp khách giới thiệu qua quán “Specialty” đầu tiên ở Việt Nam. Khi đến đó, tôi thấy nó đúng với mong đợi của mình là làm pha chế hơn. Anh quản lý là người khơi gợi cho tôi làm Barista.
Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?
8 giờ – 20 giờ
Làm việc tại quán, pha chế cà phê và phục vụ khách
12 giờ –
1 hoặc 2 giờ trưa
Nghỉ trưa
Ghi chú:
Tuần nghỉ 1 ngày
Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?
-
Được thử những loại cà phê khác nhau.
-
Được chăm sóc khách hàng. Biết được cảm nhận của khách hàng và pha được những loại cà phê dành riêng cho họ.
-
Quan sát thấy rằng khách hàng ngày càng tinh tế hơn trong việc thưởng thức cà phê
Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?
Ngành cà phê ở Việt Nam cũng chỉ phát triển nhỏ lẻ, việc đi chuyên sâu về specialty để có lời thì rất khó.
Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?
Điều kiện cần để làm tốt:
-
Kiến thức về cà phê
-
Kỹ năng pha chế
-
Yêu thích và có khả năng nếm cà phê
-
Kỹ năng giao tiếp
Để thăng tiến: thực sự giỏi về chuyên môn, tham gia các cuộc thi để có giải thưởng -> trở thành barista tay nghề cao, tự mở quán
Có thể chuyển đổi sang các vị trí:
-
Tư vấn và thành lập quán
-
Thương nhân buôn bán cà phê
-
Trồng cà phê
-
Rang cà phê chuyên nghiệp (Roaster)
Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?
-
Nhầm lẫn với Bartender, vì người ta chưa có khái niệm về Barista. Cụ thể, Bartender là người pha chế các loại đồ uống có cồn nói chung, còn Barista là người pha chế các thức uống từ cà phê.
-
Nhầm rằng Barista chỉ pha cà phê bằng máy hoặc phin, mà không biết các phương pháp pha chế đa dạng khác.
Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?
Được chứ.
Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?
Hãy thử trước: đến thử các quán Specialty ở Việt Nam để trải nghiệm, thử xem mình có thích cà phê kiểu như vậy không, có thích làm nó không, có thích pha nó không, có thích chăm sóc khách hàng hay không?
Sau khi trải nghiệm đủ và cảm thấy mình thích thì hãy bắt đầu học.