Barber Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Barber Shop Và Hair Salon? » Hải Triều
Barber là gì? Sự khác biệt giữa Barber Shop và Hair Salon là như thế nào? Khi không chỉ có các chị em phụ nữ mới có nhu cầu làm đẹp, mà các anh thanh niên cũng muốn tìm đến một địa điểm làm đẹp có không gian riêng biệt, thì họ thường đến gặp những anh thợ cắt tóc lành nghề và vui tính. Và những anh thợ cắt tóc này được gọi là Barber. Vậy Barber là gì? Cùng May In Thêu Hải Triều trả lời câu hỏi đang được nhiều bạn thắc mắc này nhé.
I. Barber là gì?
Nội Dung Chính
1. Barber nghĩa là gì?
Barber được dịch là “Anh thợ cắt tóc”, là thuật ngữ dùng để chỉ những người cắt tóc là nam. Barber liên quan tới các công việc bao gồm cả râu và tóc như cắt tóc, cạo râu, tạo kiểu phù hợp với từng khuôn mặt. Nơi làm việc của Barber là Barbershop – tiệm cắt tóc nam, đây là nơi chỉ có nam giới hoặc người muốn cắt các kiểu tóc nam mới sử dụng dịch vụ.
Tuy hiện tại thuật ngữ là để chỉ những thợ làm tóc chuyên về tóc cho nam giới, nhưng trước đây tất cả các thợ cắt tóc đều được gọi là Barber. Vì hiện tại, nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi sự khắt khe và chỉnh chủ trong từng dịch vụ. Vậy nên, hầu hết các dịch vụ làm đẹp đã được tách riêng, và Barber cũng không ngoại lệ, là nơi giúp các quý ông được thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của mình.
Những gã thợ Barber trong lịch sử đa phần đều có phong cách vô cùng cá tính. Chúng ta có thể nhận dạng với những chòm râu mustache, với những hình xăm chằng chịt trên hai cánh tay. Những người thợ này có thể cắt rất nhiều kiểu tóc khác nhau, từ tóc ngắn cho đến các kiểu tóc dài. Từ kiểu tóc truyền thống cho đến hiện đại, từ Buzz cut, Faux Hawk đến những kiểu Slickback, Pompadour và Quiff.
Tông đơ hay clipper là công cụ chủ yếu được sử dụng để tạo các kiểu tóc ngắn. Với những người thợ lành nghề, và kỹ thuật sử dụng tông đơ điêu luyện, thợ Barber đã tạo nên những mẫu tóc thời thượng, đặc biệt là hiệu ứng Fade Haircut.
Fade Haircut giúp mật độ tóc càng lên phía trên càng đậm và sắc nét hơn. Đây là hiệu ứng mà các bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng và trở thành trào lưu thời trang tóc hiện đại. Một kiểu tóc tuy có hình mẫu đã từ lâu, tuy nhiên chỉ cần dựa vào đôi tay của những “anh thợ cắt tóc” thì chúng sẽ được biến tấu một cách hài hòa và phù hợp.
2. Nguồn gốc của Barber
Barber có lịch sử khá lâu đời, dấu tích các dao cạo đã được tìm thấy trong hàng loạt đồ cổ vào khoảng 3500 năm trước Công Nguyên, đặc biệt là ở Ai Cập. Dịch vụ này theo một số tài liệu ghi chép thì đã được thực hiện từ 5000 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này, thì chỉ có các dụng cụ như vỏ hàu hay đá lửa mài.
Ở thời Ai Cập cổ đại, thì Barber rất được coi trọng, vì nghệ thuật cắt tóc vào thời điểm này trên thế giới đóng một vai trò rất quan trọng. Những người đàn ông ở Hy Lạp cổ đại thường xuyên cắt móng tay, cắt tỉa râu, tóc như một nhu cầu bình thường phải có. Vậy nên, Barber đã dần được du nhập vào La Mã vào năm 296 trước Công Nguyên. Ngày càng có nhiều các Barbershop được mở cửa và trở thành nơi trò chuyện, tán gẫu của đấng mày râu.
Vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các Barbershop được so sánh như các quán rượu, vì đây được xem là địa điểm đi chơi cho nam giới. Không những thế, đó còn là nơi mà mọi người có thể tụ tập để nói chuyện, cập nhật tình hình thời sự. Đây là khoảng thời gian được đánh giá là hoàng kim của các tiệm Barbershop.
Khi bước chân vào các Barbershop, mọi người sẽ thấy giống như một câu lạc bộ hay quầy rượu để tụ tập và vui chơi với nhau. Ở đây mọi người được là chính mình, thoải mái nói chuyện và đặc biệt không một người phụ nữ nào có thể đến với bất kỳ lý do nào. Vậy nên có thể nói Barbershop là không gian lý tưởng của những cuộc gặp mặt.
Tuy đây chưa phải giai đoạn kinh tế thực sự phát triển, nhưng nội thất được sử dụng trong các Barbershop rất được chú trọng. Ghế cắt tóc được làm bằng gỗ óc chó sơn bóng bẩy, tường được trang trí bởi những bức bích họa nghệ thuật, gương soi nghệ thuật và thậm chí có cả đèn chùm pha lê. Đây là phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng vào thời vàng son của các Barbershop.
Cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, mọi người dường như không muốn bỏ tiền ra để tham gia cá dịch vụ này nữa. Tiếp nối là sự lên ngôi của văn hóa Hippie, phong cách chỉ thích sự xù xì hay những mái tóc dài xỏa vai, nên nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các Barbershop đã không còn nữa. Và vào năm 1980 đến năm 1990, đây là khoảng thời gian mà có thể nói là “anh thợ cắt tóc” bị thất nghiệp.
Sự trở lại của Barber đã mạnh mẽ hơn vào những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020. Vì hiện nay, để tìm một không gian tận hưởng riêng cho phái nam, thì chỉ có các Barbershop mới có thể giúp họ thư giãn sau một thời gian dài làm việc mệt mỏi và căng thẳng. Các tiệm cắt tóc nam lại được bày trí một cách kỹ càng với những nội thất sang trọng nhưng không kém phần cổ điển, quý tộc.
3. Barbershop tại Việt Nam
Barbershop tại Việt Nam có lẽ đã được hình thành từ khá lâu. Mặc dù hiện nay có rất nhiều tiệm Salon được mở, nhưng những tiệm cắt tóc dành riêng cho nam không hề bị phai mờ hay bị quên lãng. Vì chỉ có vào đây, mọi người mới có thể cảm thấy yên tâm khi mà nhu cầu mình cần thực sự phát huy hiệu quả tốt.
Vào những năm sau giải phóng, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được phong cách thời trang tóc thời thượng qua kiểu tóc Undercut. Có thể nói đâu đâu Undercut cũng là sự lựa chọn của giới trẻ, và chỉ có những tiệm tóc nam mới có thể tạo kiểu đúng chất, chính xác đến từng kích thước một. Tuy Barbershop lúc này chưa thực sự quy mô, chỉ là những quán nhỏ ven đường, nhưng cách bày trí lúc nào cũng tạo nên được một không gian ấm cúng, gần gũi để mọi người có thể thoải mái chia sẽ những cuộc nói chuyện đời thường.
Ngày nay, khi có càng nhiều các tiệm Salon được hình thành, cũng với những kiểu tóc mới được thịnh hành và ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trào lưu Undercut lại một lần nữa vực dậy các Barbershop truyền thống. Các tiệm tóc nam kết hợp những gì đã có từ trước, phát huy những cái mới mẻ, tất cả đã giúp cho Barbershop lại trở thành một trong những địa điểm được các đấng mày râu lựa chọn và sử dụng.
Ở Việt Nam, các tiệm cắt tóc nam được mở rất đa dạng từ quy mô cho đến hình thức. Tuy nhiên, hầu như các tiệm luôn chú trọng đến việc xây dựng phong cách mang tính truyền thống. Một chút gì đó bụi bặm, một chút gì đó cổ điển, nhưng lại không quên tạo nên không gian đầm ấm và đầy sang trọng.
Các Barbershop tại Việt Nam rất chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng. Khi đến đây, bạn được tư vấn rất tỉ mỉ, được thực hiện đầy đủ các dịch vụ đã yêu cầu như cắt tóc, gội đầu, tạo kiểu, cạo râu… Không phải hứng chịu những mùi hôi khó chịu của các loại hóa chất, khi đến đây bạn hoàn toàn được xả stress một cách trọn vẹn và hoàn mỹ nhất.
II. Sự khác biệt giữa Barber Shop và Hair Salon
1. Sự khác nhau giữa những người thợ làm tóc
Sự khác nhau điển hình giữa Barber Shop và Hair Salon phải kể đến chính là những người làm việc trong tiệm. Đối với Barber Shop thì thợ cắt tóc là Barber, tuy nhiên tại Hair Salon thì đó lại là những Hair stylist. Tất cả những Barber đều được đào tạo cách để sử dụng tông đơ một cách chuyên nghiệp nhất. Không những vậy, sự kết hợp hài hòa giữa tông đơ, lược và kéo cùng rất quan trọng để tạo nên được những mẫu tóc sắc sảo, đường nét nhất.
Các Barber chỉ được đào tạo để tạo kiểu tóc nam, bạn có thể sở hữu những mẫu tóc có các hiệu ứng quen thuộc như Low Fade, Mid Fade, High Fade. Thậm chí, các thợ cắt tóc nam có thể tattoo những hình ảnh mà bạn yêu thích ngay trên mái tóc của mình. Và rất ít các Barber là nữ, tuy nhiên nếu như ai có đam mê với ngành nghề này thì đó là một lợi thế rất lớn.
Hair Stylist khác với các anh thợ cắt tóc chính là có thể cắt được cả tóc nam và nữ, nhưng dụng cụ họ sử dụng là những chiếc kéo vàng sắc bén. Chỉ sử dụng tông đơ mỗi khi muốn cắt sát chân tóc, hoặc tỉa những đường nét theo yêu cầu của khách hàng. Công việc chính của Hair Stylist đó là tạo những mẫu tóc theo thời thượng, tập trung vào việc sử dụng hóa chất để uốn, duỗi hay nhuộm tóc.
2. Sự khác nhau về giá cả giữa Barber Shop và Salon
Đối với các tiệm cắt tóc nam, nhu cầu sử dụng sẽ thường xuyên hơn, tóc nam thường nhanh dài hơn nên cần sự tạo kiểu liên tục. Vì nhu cầu cao hơn, nên mức giá tại các Barbershop thường sẽ thấp hơn rất nhiều. Mặc dù thời gian làm việc có thể như nhau, nhưng chi phí bỏ ra cho một lần thực hiện dịch vụ sẽ thấp hơn so với tại các Salon.
Tuy nhiên, tùy theo dịch vụ mà khách hàng lựa chọn mà mức giá có thể thay đổi. Ở các tiệm Salon, nếu không phải là các công việc nặng như uốn, duỗi, nhuộm thì có thể chi phí sẽ ngang bằng với nhau. Nhưng nếu chọn một trong các công việc đó hoặc nhiều hơn thì bạn phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trang trải. Nhu cầu tại các Salon thường không liên tục, có thể một người khách chỉ ghé đến tiệm khoảng 2 lần/năm. Vậy nên, các mức giá tại đây sẽ cao hơn.
3. Xu hướng dịch vụ giữa Barber Shop và Salon
Tại các tiệm cắt tóc nam, từ những kiểu undercut cổ điển, các anh thợ khéo léo biến tấu để giúp chúng trở nên hiện đại và phong cách hơn. Mặc dù hiện nay các Barber đã học tập thêm nhiều kiểu tóc mới hơn, tuy nhiên tất cả đều rất cá tính, và hợp với xu hướng thời trang của ngành tóc.
Tại các Salon, những Hair Stylist có thể thực hiện tất cả những dịch vụ từ thấp đến cao, từ cơ bản đến nâng cao. Không những thế, họ luôn phải cập nhật những xu hướng và style tóc mới như uốn nóng, uốn lạnh, uốn chữ C, uốn gợn sóng. Nhuộm ombre, highlight, 3D, Dip Dye, giảm tone, nâng tone, Balayage. Duỗi tóc thẳng, duỗi úp đuôi… hay những kiểu tóc như: Tóc layer, tóc tém, tóc ngang,…
Những Hair Stylist là những người rất am hiểu về tình hình thực trạng của tóc. Họ biết tóc khỏe hay yếu để thực hiện các việc phục hồi hay sử dụng hóa chất với tỷ lệ phù hợp để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tóc. Bên cạnh đó, việc am hiểu về tóc còn giúp khách hàng được xinh đẹp hơn sau khi bước chân ra khỏi cá tiệm Salon.
4. Phong cách trang trí nội thất
Tuy cả hai tiệm đều liên quan đến tóc và làm đẹp cho khách hàng, tuy nhiên cách bày trí hai không gian hầu như hoàn toàn khác nhau. Đối với các tiệm cắt tóc nam, tone màu thường sử dụng tối hơn rất nhiều. Khi bước vào các Barbershop, chúng ta sẽ cảm thấy đây tương tự như không gian của một quầy rượu nhỏ. Một số đồ dùng và cách bày trí được sử dụng trong tiệm cắt tóc nam như:
- Đèn Barber Pole: Đây là một loại đèn có 3 gam màu xanh, trắng đỏ. Thường được sử dụng để trang trí tại lối vào của tiệm. Đây là chiếc đèn gắn liền với lịch sử của ngành tóc, mặc dù là đồ dùng cũ kỹ nhưng đó là biểu tượng không thể thiếu của các tiệm cắt tóc nam. Chiếc đèn tạo ra ánh sáng rực rỡ, là địa điểm lý tưởng để khách hàng checking và chụp hình, tạo dáng.
- Sử dụng gam màu chủ đạo: Đa phần tại các tiệm tóc nam, cách trang trí đơn giản nhưng lại rất cá tính. Sử dụng gam màu nổi bật nhằm tăng điểm nhấn và tạo nên nét độc đáo riêng. Một số màu sắc được sử dụng trong các tiệm như đỏ đô, xanh lá cây đậm, xanh nước biển, màu nâu, màu đỏ đất…
- Xây dựng phong cách hoài cổ: Để thực hiện đúng cái chất và không khí của môt Barber Shop, thường tiệm được thiết kế theo phong cách
Vintage
hay
Retro
. Các bức tường có thể sử dụng gạch thô để trang, nhằm giúp cho không gian được mộc mạc và giản dị hơn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng giấy dán tường có phong cách cổ điển hay các decal dạng stickers để thỏa sức sáng tạo mà không lo đụng hàng.
- Lựa chọn các loại đèn vàng ấm: Để các tiệm cắt tóc có một không gian ấm áp hơn, chúng ta nên sử dụng những loại đèn tráng trí có màu vàng ấm. Không nhất thiết phải sử dụng những loại bóng đèn hiện đại, chỉ cần chúng phù hợp với không gian đang được thiết kế.
Riêng đối với các tiệm Salon, thông thường mọi người thích sự sang trọng và quý phái mỗi khi bước chân vào. Vì chỉ có như vậy, khách hàng mới tin tưởng để các Hair Stylist thực hiện các dịch vụ trực tiếp trên tóc của mình. Các tiệm Salon có thể được trang trí theo phong cách của Hàn Quốc, Nhật Bản hay của các nước Châu Âu. Tất cả các nhân viên đều sử dụng đồng phục nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp, cũng như tạo nên nét đẹp riêng cho tiệm.
Các gam màu được sử dụng chủ yếu tại các Salon là màu trung tính. Khi bước vào tiệm, chúng ta sẽ thấy những ánh đèn sáng rực, không gian rộng rãi cũng như sự vô vàn về các loại hóa chất được sử dụng để làm tóc cho khách hàng. Đặc điểm chung của các tiệm Salon mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó chính là những bức tường trắng, những tấm gương sáng cùng với những chiếc ghế ngồi sang trọng êm ái.
Xem thêm:
Vì nhu cầu làm đẹp của đấng mày râu ngày càng nhiều hơn, vậy nên Barber và Barbershop ngày càng được hình thành nhiều hơn. Để được tận hưởng một không gian làm việc chuyên nghiệp, cũng như trải nghiệm các dịch vụ tuyệt vời, chúng ta không nên bỏ qua một địa điểm lý tưởng như thế này. Mời các bạn cùng ghé thăm và trò chuyện với các anh thợ cắt tóc vui tính nhé.