Bảo Hiểm Trách Nhiệm Nghề Nghiệp Là Gì Và Những Điều Cần Biết
Giữa vô vàn các loại bảo hiểm cần thiết cho người lao động, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có vẻ ít được nhiều người để ý đến. Điều này có thể vì loại bảo hiểm này chỉ đơn thuần dành cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên có được hiểu biết nhất định về nó cũng giúp bạn ít nhiều trong quá trình làm việc và kinh doanh.
Vậy cụ thể bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ các doanh nghiệp ở các lĩnh vực như kế toán, luật sư, y tế trước sự cẩu thả và các khiếu nại khác do khách hàng của họ khởi xướng. Các chuyên gia có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể yêu cầu loại bảo hiểm này vì các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chung không cung cấp sự bảo vệ chống lại các khiếu nại phát sinh.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Ai là đối tượng chính sử dụng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có số lượng đối tượng sử dụng tương đối hạn chế hơn so với các loại khác, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân hành nghề luật theo Khoản 6 Điều 40 và Khoản 2 Điều 49 thuộc Luật Luật sư 2006 (Sửa đổi 2012)
- Tổ chức, cơ quan hành nghề công chứng theo Khoản 1, Điều 33 và Điều 37 thuộc Luật Công chứng ban hành năm 2014
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000
- Kế toán viên, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ liên quan đến kế toán và các doanh nghiệp dịch vụ về kế toán, kiểm toán nói chung theo Khoản 6 Điều 67 thuộc Luật Kế toán 2015.
- Doanh nghiệp kiểm toán theo Khoản 5 Điều 29 thuộc Luật Kiểm toán độc lập 2011
- Các nhà thầu tư vấn theo Điểm b Khoản 2 Điều 9 thuộc bộ Luật Xây dựng 2014
- Doanh nghiệp thẩm định giá dựa trên Khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC
- Cơ sở, người hành nghề khám chữa bệnh dựa trên Khoản 1 Điều 78 Luật Khám chữa bệnh 2009
- Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm căn cứ dựa trên Điểm b Khoản 3 Điều 93a Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010.
Đối tượng tham gia
Những đặc điểm chính của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Phạm vi
Phạm vi chi trả của loại bảo hiểm này gồm tính chất của các tổn thất cũng như thoả thuận trong bảo hiểm. Trong trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức xảy ra sơ suất hay sai sót trong quá trình hành nghề hoặc cung cấp dịch vụ, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thanh toán các khoản sau:
- Tất cả chi phí, tổn phát sinh trong quá trình làm việc, giải quyết và chống lại các khiếu nại phát sinh.
- Ngày hiệu lực của hồi tố: Là ngày các tổn thất và chi phí thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm được chi trả. Điều này tương ứng với việc các khiếu nại của bên cung cấp bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm và thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của bảo hiểm. Sau khi vượt quá thời hạn này, các bên tự chịu trách nhiệm thương lượng, hoà giải hay bồi thường tổn thất liên quan.
Giới hạn trách nhiệm
Giới hạn trách nhiệm phản ánh mức độ và bản chất của những hợp đồng bảo hiểm này. Các bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được thực hiện trên cơ sở thương lượng và ký thoả thuận của nhiều bên. Với những quyền và trách nhiệm được xác định rõ ràng trong hợp đồng mua bán. Trong các tình huống trách nhiệm bảo hiểm tối đa là tổng rủi ro. Những giới hạn được quy định càng rộng thì chi phí bên bảo hiểm hưởng càng cao.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo tỉ lệ % của phí tư vấn và mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định ngay từ đầu.
Chi trả bảo hiểm
Đọc thêm: Cách Rút Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Lưu Ý Quan Trọng
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì và những đối tượng chính của loại hình này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về các loại bảo hiểm trong lao động. Nếu yêu thích các nội dung tương tự, hãy ghé Blog của Glints để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề thú vị hơn nữa nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả