Báo cáo tài chính là gì? Cách lập và đọc BCTC? – Ttax
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…
Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.
Báo cáo tài chính tên tiếng anh là gì?
Financial Statement = báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có mấy loại?
Báo cáo tài chính gồm có 2 loại:
- Báo cáo tài chính tổng hợp
- Báo cáo tài chính hợp nhất
Bộ Báo Cáo Tài Chính bao gồm những gì?
mới đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế?
Bộ báo cáo tài chình nộp cơ quan nhà nước bao gồm:
- Các tờ khai quyết toán thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Bộ báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
Phụ lục đi kèm :Thuyết minh báo cáo tài chính
Nội dung của báo cáo tài chính phải gồm những gì ?
BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
- Tài sản
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
- Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:
- Chế độ kế toán áp dụng
- Hình thức kế toán
- Nguyên tắc ghi nhận,
- Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh
- …..
Kỳ lập báo cáo tài chính là khi nào?
- Kỳ lập BCTC hàng năm
Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
- Kỳ lập BCTC giữa niên độ
Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
- Kỳ lập BCTC khác
Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính là khi nào?
-
Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2019 chậm nhất sẽ là ngày 30/03/2020. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.
Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Đối tượng của báo cáo hợp nhất?
Theo chuẩn mực kế toán số 25: “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” thì báo cáo tài chính hợp nhất được định nghĩa: là báo cáo tài chính của 1 tập đoàn bao gồm công ty mẹ và một hay nhiều công ty con, báo cáo tài chính này được hợp nhất từ báo cáo tài chính của toàn bộ các đơn vị trong tập đoàn nói trên và được trình bày như báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp.
- ĐỐI TƯỢNG CỦA BÁO CÁO HỢP NHẤT?
Tất cả các doanh nghiệp được gọi là công ty mẹ đều phải lập, hợp nhất và trình bày báo cáo tài chính, ngoại trừ: công ty mẹ đồng thời là công ty con của 1 công ty mẹ khác do trong trường hợp này thì công ty mẹ (là trụ sở chính) đã lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất rồi.
2. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính?
(Hướng dẫn lập theo chuẩn Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Các nguyên tắc cần tuân thủ: Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện phân loại lại tài sản và nợ phải trả được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Do vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính nêu trên.
- Nguyên tắc dồn tích
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. - Nguyên tắc hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất. Theo nguyên tắc trọng yếu thông tin, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính chất trọng yếu. - Nguyên tắc nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
– Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại các việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện
– Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. - Nguyên tắc bù trừ
– Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt; Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí).+ Được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác+ Một số giao dịch ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính. - Nguyên tắc có thể so sánh
Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.
– Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
– Các chỉ tiêu không có số liệu, doanh nghiệp không phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu báo cáo.
Các bước lập báo cáo tài chính
– Tập hợp chứng từ phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với các báo cáo thuế đã kê khai theo định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế (nội dung kê khai đúng hay sai, thiếu hóa đơn…)
– Do có sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC nên cần có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.
– Rà soát lại các bút toán hạch toán chứng từ theo từng hàng tháng theo quy định. Về doanh thu, lưu ý phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Về chi phí, phân biệt rõ và ghi chép đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.
– Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng qui định: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn từ 12 tháng trở xuống được phân loại là ngắn hạn. Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
– Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác.
– Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính kỳ trước (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.
Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng lưu chuyển tiền tệ ( phương pháp trực tiếp):
Đi kèm bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh sẽ có 1 phụ lục đính kèm là thuyết minh báo cáo tài chính. Vậy thuyết minh báo cáo tài chính là gì, các cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính?
Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC, dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính ?
Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này.
– Khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và dạng tóm lược) doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính ý nghĩa phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính?
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
– Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
– Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói tại Ttax
Kinh nghiệm đọc và phân tích báo cáo tài chính
Bạn là một Start-up hay một doanh nghiệp trẻ đã thành lập được một thời gian. Liệu bạn đã có thể đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình? Nếu bạn không phải là người theo học chuyên ngành tài chính kế toán thì sẽ rất “mông lung” về nó.
Việc hiểu và phân tích báo cáo tài chính không chỉ giúp bạn quản lý công ty dễ dàng mà còn quản lý tài chính cá nhân chính xác và đặc biệt giúp bạn trở thành nhà đầu tư giỏi trong việc lựa chọn cổ phiếu của các công ty thực sự tốt.
Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Cách xem báo cáo tài chính trong phần này trước tiên bạn cần xác định nhanh các con số có phù hợp và chính xác không.
+ DTT= DT- các khoản giảm trừ – thuế TTĐB, thuế xuất khẩu,…
+ Lợi Nhuận gộp = DTT- GVHB
+ KQHĐKD= LN gộp + DTTC – chi phí tài chính – chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại, bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ. Bản báo cáo này có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý hay hàng năm.
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
* Doanh thu
Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.
Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.
Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.
Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đồng chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đồng.
Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm trở lên.
* Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán buôn hàng hóa…
Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 70.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 70.000.000 đồng.
Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho (Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.
Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.
* Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:
Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%
Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng.
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.
* Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.
Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.
Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách.
* Lợi nhuận ròng
Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế
Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 25%/năm.
- Bảng cân đối kế toán
– Trong phần bảng cân đối kế toán, đầu tiên bạn cần quan tâm tới tài khoản 131 và tài khoản 331.
+ Xác định xem công nợ phải thu của khách hàng và phải trả nhà cung cấp có khớp hay không.
+ Nếu tài khoản 131, 331 giảm so với cùng kỳ thì đánh giá là tốt.
+ Tài khoản 131 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần tài sản
+ Tài khoản 331 không được chiếm tỉ trọng quá cao trong phần vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.
Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tư vào công ty.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ
Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 yếu tố sau:
* Khoản phải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “khoản phải thu” hay còn gọi là “Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường xuyên các khoản phải thu này.
* Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm (sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo, Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán. Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.
* Khoản phải trả:
Khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả.
* Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp thông qua tài khoản 511,131, và 111. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm.
3. Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế đã nộp trên hệ thống eTax của Tổng cục thuế.
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử
Các bạn thực hiện đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử theo đường dẫn: http://thuedientu.gdt.gov.vn/. Chọn Phân hệ “Doanh nghiệp” –> Tiếp theo các bạn ấn vào “Đăng nhập” –> Gõ MST và mật khẩu đăng nhập
Lưu ý: Các bạn dùng tài khoản quản lý. Ví dụ: 12345678-ql và mật khẩu tương ứng nhé.
Bước 2: Ấn vào mục “Tra cứu” để tra cứu tờ khai thuế / Tra cứu thông báo thuế/ thông tin nghĩa vụ /… đã nộp
Các bạn chọn phân hệ “Tra cứu” và chọn loại thông báo, tờ khai, tra cứu số thuế còn phải nộp, tra cứu thông tin nghĩa vụ, tra cứu thông báo thuế khác như hình bên dưới.
#1. Tra cứu tờ khai thuế
Các bạn ấn tra cứu, chọn tra cứu tờ khai thuế đã nộp như hình bên dưới
Sau đó trả kết quả như sau:
Màn hình hiển thị Kết quả tra cứu tờ khai thuế đã nộp
Như vậy là các bạn đã tra cứu thành công tờ khai thuế đã nộp rồi nhé. Nếu muốn tải Click vào tờ khai thuế (tải tờ khai thuế), Click vào Thông báo ở trên để tải thông báo về máy nhé