BAO BÌ SAO VIỆT NHẬT

– Công nghệ mới của ngành bao bì khẳng định: Có…Không chỉ có sữa… Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm lỏng như sữa, nước trái cây và thức uống, rượu, nước, sản phẩm từ cà chua, súp, món tráng miệng, đậu nành và các sản phẩm dinh dưỡng khác đang được đựng trong hộp giấy.

– Công nghệ mới của ngành bao bì khẳng định: Có…Không chỉ có sữa… Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm lỏng như sữa, nước trái cây và thức uống, rượu, nước, sản phẩm từ cà chua, súp, món tráng miệng, đậu nành và các sản phẩm dinh dưỡng khác đang được đựng trong hộp giấy.

– Mặt khác, hơn 50% số khuôn mẫu bao bì cứng và phần lớn thiết bị sản xuất bao bì mềm như: máy in, máy ghép, máy thổi đều phải nhập khẩu. Việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém nhưng khả năng tiêu thụ từng loại mẫu mã mặt hàng chưa đủ lớn để tính toán khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm, trong khi đó, xác suất rủi ro ở ngành này khá cao. Những mặt hàng bao bì xuất khẩu phần lớn thuộc dòng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như: túi xốp đựng hàng siêu thị hoặc túi đựng rác đang có nguy cơ mất thị trường vì xu thế của thế giới đang hạn chế dùng túi nylon để bảo vệ môi trường. Đó là chưa nói đến những bất cập khác như: thiếu lao động kỹ thuật cao, thiếu sự phân công sản xuất theo từng nhóm mặt hàng dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay thị trường trong nước.

– Những công nghệ mới trong ngành sản xuất bao bì đã cho phép chế tạo ra loại bao bì giấy dày 6 lớp. Thế nhưng, chúng có ưu điểm là siêu nhẹ nhưng lại bền, dai.

Bao bì 6 trong 1.                 

– Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa bên ngoài cùng.

– Chúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp lá nhôm siêu mỏng (5%). Các loại vật liệu này được ép một cách khéo léo để tạo thành một cấu trúc bền vững. Loại bìa sử dụng ngày nay có độ cứng cao hơn 20% so với loại bao bì cách đây 10 năm với cùng độ dày.

– Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình thường trong thời gian dài. Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ 0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi tóc. 6 lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm.

Lớp thứ 1: Nằm trong cùng và cũng là lớp tiếp xúc với thực phẩm thì được làm từ polyethylene và bao bọc kín thực phẩm.

Lớp thứ 2: Được làm từ polyethylene và đóng vai trò kết dính lớp 1 và lớp 3.

Lớp thứ 3: Là lớp nhôm, có nhiệm vụ làm rào chắn chống lại các ảnh hưởng có hại của không khí và ánh sáng.

Lớp thứ 4: Được làm từ nylon và có nhiệm vụ kết dính lớp 3 và lớp 5.

Lớp thứ 5: Là lớp giấy bìa để tạo hình dạng và độ cứng cho hộp giấy.

Lớp thứ 6: Được làm từ nylon có tác dụng ngăn cản độ ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào.

– Hộp giấy nhưng cũng là hộp bảo quản vitamin.

– Nhờ những công nghệ mới nói trên, bao bì giấy có thể bảo quản tốt vitamin hơn các loại bao bì khác.

– Theo các chuyên gia, thì lượng vitamin đựng trong chai thuỷ tinh giảm đi 40% khi bị chiếu sáng trong vòng 12 giờ nhưng với bao bì giấy, vitamin không hề bị suy giảm.

– Nhờ vào đặc tính nói trên, các loại vitamin trong sữa như vitamin B2, vitamin A, B6, B12, C và K được giữ nguyên tính chất khi đến tay người tiêu dùng.

– Khi thiết kế bao bì giấy, người ta không chỉ lo bảo quản vitamin trong sữa, thực phẩm cho khỏi bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời…

– Hiện nay ở Việt Nam, tuy đã có một số cơ sở tái chế nhựa nhưng quy mô còn nhỏ, công nghệ và quy trình chưa hoàn chỉnh. Cần có chính sách khuyến khích các DN trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường, gồm nhà máy tái chế bao bì nhựa và sản phẩm nhựa bảo đảm các loại bao bì đã qua sử dụng được tái chế nhiều “vòng”, cuối cùng được làm thành vật liệu xây dựng có ích như: gạch lát đường, bê-tông chắn sóng, bờ bao… Ngoài ra, Hiệp hội bao bì Việt Nam cần định hướng phát triển cho ngành những năm tới, tăng cường phối hợp giữa các DN để hợp tác phân công hợp lý các nhóm sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất trùng lắp và tính tụ, gây thiệt hại cho các DN và lãng phí cho xã hội.