BÁNH CÁY LÀ GÌ? BÁNH CÁY CHO NGON KHÔNG?
Bánh cáy giòn xốp, màu sắc bắt mắt được chế biến kỳ công là món bánh không thể thiếu trong những dịp Tết cổ truyền Miền Bắc nước ta. Gần giống như bánh cốm ở Miền Nam, bánh cũng được làm từ hạt nếp. Nhưng có thêm nhiều nguyên liệu khác nên hương vị vô cùng phong phú.
Nội Dung Chính
Bánh cáy là gì? Thành phần của món bánh cáy
Bằng cách kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu mộc mạc và gần gũi, người dân huyện Đông Hưng, Thái Bình đã làm bánh cáy. Bánh có hương vị vô cùng độc đáo nhờ kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu như: hạt nếp hoa vàng, mạch nha, vừng, lạc, cốm,…
Chất bánh giòn xốp ăn rất vui miệng. Vị bánh ngọt nhẹ từ đường mía, cay nhẹ từ gừng, lại xen thêm vị béo bùi của lạc và vừng rang. Lúc thì thơm thoảng hương cốm. Lúc thì thoang thoảng vị gấc.
Chỉ trong 1 chiếc bánh nhỏ, người dùng sẽ được đi qua nhiều phong vị khác nhau. Tất cả đều là những hương vị mộc mạc nhất gắn liền với làng quê Việt Nam.
Câu chuyện lịch sử của bánh cáy
Nguồn gốc của cái tên bánh cáy
Bạn có đang nghĩ bánh cáy được làm từ thịt con cáy không đấy?
Không đâu nhé, bánh cáy có thành phần chính là hạt nếp hoa vàng. Nếp mang đi ngâm mềm, trộn với gấc chín, đồ xôi. Nếp sau khi chín đưa vào khung ép chặt, xắt thành từng miếng vuông vừa ăn mang rồi đi phơi khô, đóng gói.
Sở dĩ có tên bánh cáy là vì bánh thành phẩm có màu vàng giống trứng cáy. Cũng có người cho rằng: bánh có nhiều màu sắc sặc sỡ như: vàng, cam, trắng và xanh giống như lớp vỏ cáy nên gọi là bánh cáy.
Người “mẹ đẻ” của bánh cáy là ai?
Nhiều câu chuyện lịch sử cho rằng bánh cáy đã có từ rất lâu, vào thời vua Lê chúa Trịnh. Và bà Nguyễn Thị Tần, người dân làng Nguyễn chính là mẹ đẻ của món bánh này.
Bà Tần sinh năm 1925 trong một gia đình có chức vị. Năm 16 tuổi, bà được tiến cung để trở thành nhũ mẫu của Thái tử Lê Duy Vũ.
Thế tử Trịnh Sâm vì lòng đố kỵ đã hãm hại khiến Thái tử Lê Duy Vũ phải bị nhốt vào ngục giam. Lúc này, chỉ có mỗi bà Tần (nhũ mẫu) mới được phép vào thăm và chăm sóc Thái tử.
Thương Thái tử cực khổ, ăn uống quá sơ sài, bà đã nghĩ ra một món bánh có hương vị độc đáo vừa thơm ngọt, vừa béo bùi giúp ông ăn ngon và lấy lại sức khỏe.
Người dân Làng Nguyễn dựa theo công thức của bà Nguyễn Thị Tần để tiếp tục lưu truyền món bánh cáy trứ danh mãi đến hôm nay.
Công thức làm bánh cáy Thái Bình
Nguyên liệu làm món bánh cáy rất đa dạng: hạt nếp, đường mía, vừng, gừng, lạc, gấc và mỡ phần. Để làm được bánh cáy ngon cũng đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo.
Tiệm ô mai ngon Gia Lợi gửi bạn cách làm chi tiết món bánh cáy Thái Bình đơn giản, dễ hiểu nhất.
Bước 1: Hạt nếp hoa vàng mua về bạn chia thành 2 phần:
- Một phần ngâm với nước gấc đồ xôi để có màu đỏ.
- Một phần ngâm với nước trái dành dành để có màu vàng.
Bước 2: Bạn dùng cối giã nhuyễn 2 phần xôi cho mịn, cắt thành từng lát rồi mang đi sấy khô.
Bước 3: Mỡ phần sau khi đã được tẩm ướp đường muối, mang đi cắt hạt lựu. Tiếp tục, tao mỡ trên lửa nhỏ với đường. Đợi mỡ giòn và chuyển thành màu trong. Ta tắt bếp.
Bước 4: Làm mạch nha đường mía.
Bước 5: Bạn cho mỡ vừa nấu và phần bánh sấy khô vào chảo, trộn đều, tiếp tục tao đều đến khi cảm nhận được hương nếp thì tắt bếp.
Bước 6: Trộn thật đều hỗn hợp trên cùng với nước đường. Bạn trải một lớp vừng rang vào khuôn để sẵn. Tiếp đó, cho hỗn hợp cốm vừa trộn vào khuôn, ép thật chặt tay. Cuối cùng, dùng dao cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 7: Bánh thành phẩm phải được đóng gói hoặc bỏ vào lọ thủy tinh đậy kín nắp để giữ được độ giòn.
Tổng kết
Bánh cáy ngọt thanh từ đường mía, giòn béo từ nếp lại cay nhẹ của gừng nên dù ăn nhiều không ngấy. Bánh đặc biệt ngon khi kết hợp dùng với trà nóng vào những ngày sum vầy.
Tách trà ấm nóng cùng với vị bánh cổ truyền béo bùi khiến người dùng trở nên thư thái, nhẹ nhàng, lâng lâng nhớ về những ngày xưa cũ.
Mua thêm: Cơm cháy chà bông mỡ hành thơm ngon