Bàn thêm về cấu trúc của tri thức khoa học :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau. Tri thức có thể là tri thức đời thường (còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri thức kinh nghiệm đời thường hoặc có sách viết là tri thức thường nghiệm), tri thức nghệ thuật và tri thức khoa học (kình nghiệm và lý luận). Như đã biết, tri thức nghệ thuật là phương thức đặc thù nhằm nắm bắt hiện thực về mặt thẩm mỹ.Tri thức đời thường dựa trên lẽ phải và ý thức thông thường, nó là cơ sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người. Hình thức này của tri thức phát triển phong phú thêm cùng với sự tiến bộ của tri thức khoa học. Xét về nguồn gốc phát sinh và phương thức hoạt động, tri thức là một hiện tượng xã hội.

Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm trithức: kinh nghiệm và tri thứclý luận.Trong đó tri thức kinh nghiệmlà trình độ thấp,còn tri thức lý luậnlà trình độ caocủa tri thức khoa học. Giữa hai trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.

Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích tương quan giữa hai cấp độ này của tri thức khoa học.

Tri thứckinh nghiệmchủ yếu thu nhận được thông qua quan sát và thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Xét một cách toàn diện và đầy đủ hơn, tri thức kinh nghiệm lại được chia làm hai loại.

Thứ nhất,là loại tri thức kinh nghiệm thông thường,còn gọi là tri thức tiền khoa học,tri thức thường nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường, chủ yếu thu nhận được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Loại tri thức này phản ánh trực tiếp vẻ bề ngoài và mang đậm màu sắc cảm tính nhưng không đồng nhất với nó. Đương nhiên, tri thức ở cấp độ này hình thành từ nhận thức giản đơn, từ sự tác động một cách trực tiếp của sự vật lên các cơ quan cảm giác, từ những “lẽ phải thông thường”, và là trình độ thấp mà người ít học vấn vẫn có thể có được.

Thứ hai,là loại trithất kinh nghiệm khoa học,thu nhập từ những thí nghiệm khoa học, từ sự khái quát các thực nghiệm khoa học.

Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức này có sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau, giả định và chuyển hóa nhau,làm phong phú hơn quá trình nhận thức thế giới. Loại tri thức kinh nghiệm được hình thành thông qua so sánh, đối chiếu và được kiểm nghiệm qua thực tiễn đã chứa đựng nhiều yếu tố khoa học, giúp con người nhận thức và cải tạo thực tiễn, gọi là tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học đúng như Ph.Ăngghen chỉ ra, có tác dụng: “chọn lọc lại những giả thuyết…gạt bỏ những giả thuyết này, sửa đổi những giả thuyết khác cho đến lúc cuối cùng, quy luật được xác định dưới hình thức thuần khiết” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1978 – 1995, tập 20, tr.733). Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy từ cuộc sống hàng ngày. Trí thức kinh nghiệm đã giúp cho con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, hiện tượng, biết cách ứng xử trước các hiện tương tự nhiên và trong các quan hệ xã hội. Theo thời gian và bằng kinh nghiệm sống, số lượng và chất lượng tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng còn riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật và do vậy, “tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định” (Vũ Cao Đàm, 2002, tr. 13).

Tri thức kinh nghiệm (ở cả hai cấp độ nói trên), có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày, cũng như trong mọi hoạt động xã hội khác để xây dựng cuộc sống con người. Chính kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sửa đổi và bổ sung lý luận đã có, là luận cứ đanh thép để tổng kết, khái quát và hình thành nên lý luận mới. Song cũng cần nhận thấy rằng, dù có vai trò rất quan trọng nhưng tri thức kinh nghiệm mới chỉ nhận thức được những lớp thuộc tính bềmặt,chưacó khả năng đi sâu vào khám phá được nhữngmôi liênhệ phức tạpbên trong của sự vật. Tri thức kinh nghiệm mới chỉ là những hiểu biết về những mặt riêng rẽ, rời rạc về các mối liên hệ bên ngoài của đối tượng. Vì thế, dù đã mang tính trừu tượng và khái khát nhất định nhưng tri thức kinh nghiệm mới chỉ là bước đầu và còn nhiều hạn chế.

Nói tómlại, tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh cái hiện tượng, cái đơn nhất, cái cụ thể, cái trực tiếp, bề ngoài của sự vật. Nó mới chỉ là một hình thức, một trình độ của nhận thức, nên chưa thể nắm bắt được một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái bản chất sâu sắc, cũng như các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Ph.Ăngghen nhận xét trong Biện chứng của tự nhiên: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu (C. Mác và Ph.Ăngghen, 1978 – 1995, tập 20, tr. 718). Về điểm này, triết gia duy tâm khách quan Đức nổi tiếng thời cận đại là G.V.Hegel cũng từng khẳng định rằng, nếu chỉ dừng lại ở sự quan sát kinh nghiệm thì chỉ: “…đem lại cho chúng ta sự cảm thụ những biến đổi kế tiếp nhận…nhưng nó không cho ta thấy tính tất yếucủa mối liên hệ” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1978 – 1995, tập 20, tr. 963).

Để nắm bắt được bản chất sự vật thì nhận thức của con người tất yếu phải chuyển lên trình độ tri thứclý luận.Đây là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học thuyết nào đó. Lý luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tự phát và không phải mọi lý luận đều xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm. HồChíMinh nói: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, được tích lũy lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh, 1995-/996, tập 8, tr. 497).

Trì thức lý luận ở vào trình độ cao nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc cao. Cố nhiên nó phải là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc, bền bỉ, có hệ thống của con người. Một sự nghiên cứu cẩu thả, hời hợt, không chịu đào sâu, thiếu kiên trì, không chuyên tâm, chắc chắn không thể đem lại hiểu biết ở trình độ tri thức lý luận được. Nó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát khách thể nhưng là sự phản ánh sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn tri thức kình nghiệm. Tri thức lý luận mang lại những hiểu biết có tính bản chất, bên trong, vạch ra những mối liên hệ tất nhiên, và tính quy luật của đối tượng. Một sự hiểu biết như vậy, sẽ cho phép con người tiến gần sát đến chân lý về sự vật. Như C.Mác chỉ ra, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là: “đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự” (Bộ Giáo dục và đào tạo, 1993, tập 3, tr. 65). Tri thức lý luận chính là sự khái quát từ tri thức kinh nghiệm, là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận dù được hình thành từ tri thức kinh nghiệm nhưng không phải hình thành một cách tự phát và không phải tri thức lý luận nào cũng hình thành từ kinh nghiệm. Nhờ tính độc lập tương đối này mà có lúc lý luận có thể đi trước các dữ liệu kinh nghiệm. Tri thức lý luận là sự biểu hiện chân lý chính xác hơn, hệ thống hơn, có tính bản chất sâu sắc hơn và vì thế, phạm vi ứng dụng của nó cũng rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm (Hội đồng Trung ương, 1999, tr. 363).

Nhờ những ưu điểm trên mà tri thức lý luận có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn, tác động và góp phần biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động năng động có ý thức của con người. Lý luận là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và góp phần soi đường chỉ lối cho thực tiễn đi đúng hướng. V.I.Lênin đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” (V.l.Lênin, 1974 – 1981, tập 26, tr. 30). Trước đó, C.Mác cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận, một khi nó thâmnhập được vào quần chúng nhân dân thì sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn. Tri thức lý luận, có thể dự kiến được sự phát triển và vận động của sự vật trong tương lai, dự báo được những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động hơn, tự giác hơn, hạn chế được sự mò mẫm, tự phát, mất phương hướng.

Tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm là hai trình độ phản ánh khác nhau nhưng chúng liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau để nắm bắt chuẩn xác hơn bản chất của sự vật. Xét về nguồn gốc của hai trình độ nhận thức này, có tác giả nhầm tưởng nhận thức kinh nghiệm chính là nhận thức cảm tính, và nhận thức lý luận là đồng nhất với nhận thức lý tính. Cách hiểu trên là máy móc, siêu hình, không thấy được tính phức tạp của sự phản ánh bằng ý thức, một thuộc tính đặc biệt, chỉ riêng có ở bộ óc con người chứ không có ở bất cứ một hệ thống vật chất nào khác. Thực ra, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. “Ranh giới của nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, do vậy, không trùng khớp với ranh giới của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính”. Và “nhận thức kinh nghiệm, trên thực tế, có một phần ở trình độ lý tính, do đó nó rộng hơn cảm tính, nhận thức kinh nghiệm bao hàm một phần công việc xử lý về mặt lý tính các tài liệu cảm tính” (Nguyễn Duy Quý, 2000, tr. 18 – 19). Cách hiểu trên phù hợp với tiến trình nhận thức biện chứng hiện đại, được Nguyễn Duy Quý mô tả trong tác phẩm Nhận thức thế giớivi mô.Theo chúng tôi, nếu tuyệt đối hóa một trong hai giai đoạn của nhận thức, để đì đến sự phân định rạch ròi giữa hai trình độ của tri thức khoa học, nhận thức của chúng ta sẽ rơi vào một trong hai cực của quan điểm siêu hình về nhận thức mà lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng cho thấy. Đó là chủ nghĩa duy cảm hoặc chủ nghĩa duy lý.

Chia sẻ và tán đồng quan niệm nói trên của Nguyễn Duy Quý, trong bài báo Từ tư duy kinh nghiệm đến tư duylý luận,Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng, tri thức kinh nghiệm thông thường “tuy đã ở vào giai đoạn nhận thức lý tính nhưng đó là lý tính chưa đầy đủ chưa khoa học”. Tri thức kinh nghiệm thường hướng tới “mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ, quan hệ của đối tượng, hơn là phân tích, khái quát những bản chất của sự vật”, bởi thế, “phạm vi của tri thức kinh nghiệm hẹp hơn, thuần phác và thô sơ hơn, ít triệt để hơn” (Hoàng Chí Bảo, 1988, tr. 54 – 55). Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận đôi khi chỉ là tương đối, vì không có một kết quả nào của nhận thức lại không phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Do tri thức kinh nghiệm có nội dung “khách quan hơn, bắt nguồn từ hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người” (Hữu Ngọc, 1987, tr. 245) nên nó đóng vai trò là cơ sở cung cấp thông tin, dữ liệu chân thực để nhận thức được các thuộc tính bản chất của đối tượng. Theo phương pháp nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể thì tri thức kinh nghiệm chỉ là sự trừu tượng chung, mới chỉ nhận thức được một số mặt của đối tượng. Chính vì vậy, bước chuyển từ tri thức kinh nghiệm lên trình độ tri thức lý luận là tất yếu khách quan nhằm nắm bắt được đầy đủ hơn bản chất của sự vật. Bước chuyển này phù hợp với con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý mà V.I. Lênin đã vạch ra trong tác phẩm Bút kýtriết học:”Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” (V.I.Lênin, 1974 – 1981, tập 29, tr. 179). Tách khỏi tri thức kinh nghiệm, tuyệt đối hóa tri thức lý luận, xa rời thực tiễn thì tri thức lý luận dễ trở thành giáo điều, ảo tưởng hoặc duy lý. Bởi vì: “lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995 – 1996, lập 8, tr. 496). Ngược lại nếu đề cao quá mức vai trò của tri thức kinh nghiệm mà coi thường tri thức lý luận cũng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, một cực khác của lối tư duy siêu hình, máy móc. Đúng như HồChíMinh nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mờ” và “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (Hồ Chí Minh, 1995 – 1996, tập 5, tr. 234). Tuyệt đối hóa vai trò của tri thức kinh nghiệm cũng dẫn đến thứ chủ nghĩa giáo điềukinh nghiệm,đây là “lối tư duy ở trình độ kinh nghiệm cảm tính, rất ít yếu tố duy lý, coi trọng tổng hợp thô sơ, hoặc suy diễn trừu tượng, coi nhẹ phân tích, chứng minh, quy nạp” (Trần Hữu Tiến, 1988, tr. 15). Thấy rõ ưu thế của tri thức lý luận so với tri thức kinh nghiệm, song cũng cần phải tỉnh táo nhận thấy rằng, do tính gián tiếp trong sự phản ánh hiện thực khách quan, nên lý luận có nguy cơ phản ánh sai sự thật do xa rời thực tiễn. Khả năng đó càng tăng lên nếu lý luận đó bị chi phối của các tư tưởng không khoa học. Trước đây, khi bàn về lý luận nhận thức, V.I.Lênin đã từng chỉ ra khả năng này, yêu cầu phải quán triệt chặt chẽ con đường biện chứng của nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.Vì vậy, cần coi trọng lý luận nhưng không được thổi phồng vai trò của lý luận đến mức tách rời lý luận khỏi thực liễn, làm cho lý luận mất hết sình khí của nó. Điều này đã được HồChíMinh nhắc nhở nhiều lần: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995 – 1996, tập 8, tr. 496).

Học giả Xô viết, G.I. Ruzavin, trong cuốn Các phương pháp nghiên cứu khoa học,cũng đã chỉ ra sự khác biệt giữa tri thức khoa học và tri thức thông thường. Theo tác giả, giữa chúng có đặc điểm chung là đều dựa trên các sự kiện khách quan, đều nhằm đạt tới chân lý khách quan. Trong đó tri thức khoa học nảy sinh từ những hiểu biết thông thường nhưng không phải là sự kế tục trực tiếp tri thức thông thường. Tri thức khoa học không chỉ tìm ra các sự kiện mới mà còn nhằm giải thích các hiểu biết mới này bằng các giả thuyết, lý thuyết, định luật đã có, hoặc đề ra các lý thuyết mới để giải thích chúng. Hơn nữa, con người chỉ có thể đạt đến tri thức khoa học thông qua những phương pháp nghiên cứu nhất định, dựa trên những quy luật nhất định của thế giới khách quan. Trong khi đó, tri thức thông thường được nhận thức một cách trực tiếp, là tư duy thực tế không có hệ thống và không có phương pháp (I. Ruzavin, 1983, tr. 3). Một số tác giả, trong công trình Lịch sử phép biện chứng macxít,cũng có quan niệm tương tự. Theo họ, sự hiểu biết mang tính chất lý luận khoa học so với hiểu biết thông thường, được ví như là: “hai tấm gương của cùng một hiện thực, trong đó hiện thực này được thể hiện một cách khác nhau, nhiều khi đối lập nhau (Nhiều tác giả, 1986, 327).

Phân tích trên cho thấy, việc vươn lên từ trình độ tri thức kinh nghiệm đếntrình độtri thức lý luậnlà một tất yếu khánhquan, nhằm nắm bắt bản chất sự vật một cách ngày càng đầy đủhơn, gần đúnghơn. Hơn thế nữa, đối với nước ta, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục “bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan” mà Vănkiện Đại hội VI( ủa Đảng Cộng sản ViệtNam đã kiên quyết vạch ra (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986, tr. 26).

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết gia cổ điển Đức, I. Kant, cũng đã chia tri thức ra thành tri thức khoa học thông thường.Theo ông tri thức khoa học là tuyệt đối chính xác, mang tính phổ biến và tất yếu vì nó là tri thức siêu nghiệmcó trước kinh nghiệm. Còn tri thức thông thường do dựa trên kinh nghiệm nên không tuyệt đối chính xác, không có tính tất yếu và phổ biến. Do quan điểm duy tâm chủ quan và vì không xem xét sự phát triển của tri thức kinh nghiệm theo quan điểm lịch sử nên ông đã giải quyết vấn đề tính phổ biến và tính tất yếu tiên thiên một cách duy tâm (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, 1962, tr. 54 -55). Thực ra, ngay cả tri thức toán học, dù cỏ vẻ rất cao siêu, trừu tượng nhưng như Ph.Ăngghen chỉ ra, nó cũng chỉ là sự phản ánh “những nhu cầu thực tiễn của con người từ việc đo diện tích các khoảnh đất và việc lường dung tích của những bình chứa, từ việc đếm thời gian và từ cơ học” (C. Mác, Ph.Ăngghen, 1978 – 1995, tập 20, tr. 59). Có thể khẳng định rằng: tri thức khoa học là kết quả của sự phản ánhtinh thần chứ không phảilà sản phẩm thuần túy tinh thầnnhư G.V.Hegel quan niệm, cũng không phải là cái tiên thiên có sẵn như cách hiểu của I. Kant. Tri thức chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống, trong thực tiễn chứ không thể dừng lại trong sách vở. Tri thức sách vở xét đến cùng chẳng qua là sựtổng kết cuộc sống và thực tiễn mà thôi. Sự phát triển của tri thức khoa học, cùng với hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật của nó ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng, càng chứng tỏ “sự tách khỏi giới tự nhiên” của con người để chinh phục và ngày càng “nắm vững được màng lưới” tự nhiên đó, đúng như nhận xét của V.I. Lênin trong Bút ký triết học(V.I.Lênin, 1 974 – 1981, tập 29, tr. 102).

Phân tích hai cấp độ của tri thức khoa học là tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận trên đây cho phép chúng ta thấy được mức độ nông sâu của chúng, cũng như vai trò của từng cấp độ tri thức và sự đan xen và tác động qua lại giữa chúng một cách hữu cơ. Giữa các cấp độ, trình độ của tri thức khoa học có sự tiếp nối, kế thừa lẫn nhau. Ngay cả ở trình độ tri thức kinh nghiệm (tiền khoa học) đã xuất hiện những mầm mống của tri thức lý luận. Tri th-ức kinh nghiệm, chính là cơ sở dữ liệu để khái quát hình thành nên tri thức lý luận. Tri thức lý luận nâng tri thức kinh nghiệm lên trình độ cao hơn về chất,từ chỗ là cái cụ thể, đơn nhất trở thành cái có tính khái quát phổ biến. Ngày nay, cùng với việc nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, các thuật ngữ khoa học, công nghệ hiện đại cũng được các phương tiện thông tin đại chúng phổ cập và dần đi sâu vào trí óc của quần chúng. Đó chính là cơ sở để họ tiếp nhận và nâng cấp từ trình độ tri thức kinh nghiệm lên đến trình độ tri thức lý luận và nâng cao khả năng du nhập tri thức khoa học áp dụng vào đời sống thực tiễn, biến tri thức đó thành sự giàu có và văn minh. Tri thức khoa học đã và đang đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân, làm cho họ có thể làm chủ được vận mệnh của mình.