Bạn đã biết đến những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp?
Bởi vì sức ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp quá lớn, nó tác động đến nhiều khía cạnh nên văn hóa doanh nghiệp là yếu tổ rất quan trọng quyết định sự phát triển trường tồn của doanh nghiệp.
Marvin Bower, Tổng giám đốc McKinsey Co. đã nói: “Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp’’
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đối tượng tiếp nhận và mức độ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp nhé.
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến nhân viên
Cái gì cũng có 2 mặt, tích cực và tiêu cực. Văn hóa doanh nghiệp cũng thế.
Tích cực
Một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa chuyên nghiệp và truyền tải một cách nhất quán để nhân viên hiểu và làm theo sẽ đem đến những tác dụng:
– Thu hút và giữ chân nhân tài: Bất kỳ một người lao động nào cũng muốn làm việc trong một môi trường thuận lợi, thoải mái, thân thuộc để họ có thể thăng tiến dễ dàng hơn.
– Nhu cầu quản lý các nguyên tắc, quy định sẽ giảm đi: Khi nhân viên nhận thức rõ các giá trị và mục tiêu chung, hiểu được giá trị của bản thân trong một tập thể thì tự khắc họ sẽ chấp hành tốt các quy định.
– Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến năng suất làm việc: Doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, nhân viên sẽ luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng… để nâng cao hiệu quả công việc.
Tiêu cực
Áp đặt, không khơi gợi sự nhận thức các giá trị văn hóa một cách tự nhiên sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực:
– Nhân viên mất niềm tin vào doanh nghiệp: Một nền văn hoá tiêu cực làm mất niềm tin vào tổ chức và không muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện ở công ty.
– Sự gắn bó giảm sút: Khi một nhân viên cảm thấy không hứng thú với môi trường làm việc, không muốn cống hiến, không muốn khẳng định bản thân…. thì chắc chắn họ không còn sự gắn với với công ty.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến tổ chức
Văn hóa chính là bản sắc, là nét riêng biệt để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia trong cùng phân khấu cung ứng sản phẩm.
Tích cực
Nếu được xây dựng một cách bài bản và có hệ thống văn hóa doanh nghiệp tác động theo hướng tích cực đến tổ chức:
– Giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác: Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó.
– Là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Nền văn hoá tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó tạo ra nguồn lực lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Tiêu cực
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp đến tổ chức:
– Không tạo được nguồn sức mạnh nội tại làm đòn bẩy: Một doanh nghiệp cơ chế quản lí cứng nhắc sẽ mất đi sự gắn kết giữa các thành viên, giữa họ chỉ có mối quan hệ công việc. Mất đi một nguồn lực làm đòn bẩy cho sự phát triển lâu dài của tổ chức: “Sức mạnh nội tại”.
– Mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Nếu nhân viên truyền tải ra bên ngoài nét văn hóa không nhất quán, không đầy đủ của doanh nghiệp thì sẽ sao nhỉ? Liệu doanh nghiệp đó có được đánh giá là chuyên nghiệp hay không?
Văn hóa ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng
Khách hàng luôn luôn bị thu hút bởi những lời đề nghị hấp dẫn từ các nhà cung cấp nhưng họ cũng rất dễ “mủi lòng” bởi chất lượng dịch vụ. Vậy nên hãy dùng chính yếu tố này để xây dựng văn hóa lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm.
Tích cực
Thiết lập văn hóa “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ mang tới những ảnh hưởng tích cực như sau:
– Nhân viên hạnh phúc → khách hàng hạnh phúc: Bạn thử nghĩ xem. Nếu nhân viên của bạn lúc nào cũng cảm thấy không vui vẻ, khó chịu, không muốn gắn bó lâu dài với công ty thì họ có thân thiện với khách hàng của mình? Chắc chắn KHÔNG rồi. Chỉ khi họ thực sự hiểu và thấm nhuần các giá trị văn hóa doanh nghiệp thì họ mới có thể gắn bó lâu dài, có sự cố gắng và tận tâm với khách hàng của mình.
– Thước đo của sự hài lòng: Hãy đưa sự hài lòng của khách hàng trở thành một tiêu chuẩn – thước đo hiệu suất làm việc. Khi ấy nhân viên mới thực sự nỗ lực để mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tốt nhất.
– Khi nhân viên được trao quyền, họ cảm thấy mình được công nhận, được tin tưởng. Từ đó giúp họ sẵn sàng tiếp nhận, chịu trách nhiệm về vấn đề và giải quyết tích cực.
Tiêu cực
Ngoài mặt tích cực ra thì văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của khách hàng.
– Văn hoá cạnh tranh cao sẽ khiến nhân viên ít khi đặt khách hàng lên vị trí đầu tiên: Đó là khi có sự đấu đá nội bộ, cạnh tranh khốc liệt với nhau chỉ vì mục tiêu chứ không phải vì khách hàng. Và nhân viên không còn tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng nữa.
– Nhân viên cảm thấy bất an, họ sẽ bảo vệ bản thân mình trước. Nếu một người luôn ở trong trạng thái lo lắng về vịt trí công việc, cảm thấy bản thân không phù hợp vơi văn hóa của công ty thì họ thường có xu hướng bảo vệ chính mình và “bỏ rơi” khách hàng.
Văn hóa trong mỗi doanh nghiệp không phải là một yếu tố hạn hẹp, không có sự liên quan và nó ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên, tổ chức, khách hàng ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Bạn cần phải nhận thức rõ điều đó.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân sự không còn là khái niệm quá mới mẻ trong thời điểm hiện nay. Thế nhưng, sử dụng công nghệ trong việc phát triển doanh nghiệp hiệu quả lại là một câu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo và dùng thử miễn phí ACheckin để lựa chọn những phương thức truyền thông nội bộ mới lạ, hấp dẫn theo đặc thù doanh nghiệp mình!