Bài văn khấn và mâm cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống 2022
Các việc nên làm và không nên làm trong Tết Đoan Ngọ
Với bề dày truyền thống về văn hoá và lịch sử thì Việt Nam là một đất nước có nhiều ngày lễ Tết. Một trong những ngày tết độc đáo và được người dân chú trọng là chính là Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là ngày diệt sâu bọ.
Vào ngày này, người dân Việt trên khắp đất nước sẽ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và ăn tết rất to. Bởi người dân cho rằng cúng Tết Đoan Ngọ sẽ mang lại may mắn, diệt sâu bọ để mùa màng bội thu. Vậy thì cần chuẩn bị mâm cúng như thế nào và đặc biệt là bài văn khấn trong lễ cúng ra sao? Hãy cùng Nut Corner tìm hiểu những thông tin thú vị về ngày tết này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Mâm cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ cho 3 miền
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm và tục ăn tết này được ảnh hưởng từ Trung Quốc. Ở Việt nam, người dân còn gọi ngày tết này với một các tên khác đó là ngày diệt sâu bọ.
Vào ngày này, người dân sẽ soạn bày những mâm cúng thịnh soạn để cúng tạ ơn trời đất với mong muốn diệt trừ hết những sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi. Vậy thì Tết Đoan Ngọ cúng gì? Và mâm cúng Tết Đoan Ngọ có gì khác biệt giữa các vùng? Vậy thì hãy cùng Nut Corner giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé!
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
Miền Trung có tục cúng Tết Đoan Ngọ cũng như những vùng khác, tuy nhiên mâm cúng của người miền Trung có một vài điều khác biệt. Một vài món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người dân Trung bộ:
-
Thịt vịt hoặc tiết canh vịt: Đây là một nét đặc trưng chỉ có ở miền Trung, mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung không thể thiếu món này. Thịt vịt sẽ được chết biến thành những món ăn khác nhau sao cho phù hợp khẩu vị của mỗi gia đình.
-
Chè kê: Ở miền Trung, vào tết Đoan Ngọ thì nếu đã có thịt vịt thì nhất định không thể thiếu chè kê. Và tục cúng thịt vịt chè kê là một nét riêng của người dân Trung bộ.
-
Cơm rượu nếp: Điểm này rất giống với hai miền còn lại nhưng cơm rượu nếp ở miền Trung chỉ sử dụng nếp trắng bình thường. Đặc biệt là cơm sẽ được nén thành từng khối chứ không để rời.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Tiếp theo là mâm cúng tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam nước ta. Với đặc điểm khu vực khác và văn hoá khác nhau nên mâm cúng của người miền Nam cũng sẽ có những khác biệt rõ ràng so với miền Trung và miền Bắc. Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam như sau:
-
Chè trôi nước và bánh ú: Đây là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người dân miền Nam.
-
Hoa quả tươi: Miền Nam được biết đến là vựa trái cây lớn nhất cả nước nên việc cúng trái cây, hoa quả là chuyện tất nhiên. Sự xuất hiện của hoa quả tươi trong mâm cúng cũng một phần thể hiện mong muốn mùa màng bội thu không bị sâu bọ phá hoại.
-
Cơm rượu nếp: Rượu nếp sử dụng lại rượu bình thường và cơm được vo thành cục hình tròn
-
Hương, vàng mã: Đây là món không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của Nam bộ. Tục hoá vàng mã cũng là một điều không thể không có trong bất cứ buổi cúng nào của người dân miền Nam.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Vậy thì mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc có gì đặc biệt và khác với hai miền còn lại hay không? Người miền Bắc cũng sẽ có những khác biệt nhỏ trong việc chuẩn bị mâm cúng. Một số món ăn thường xuất hiện trong mâm cúng của người miền Bắc trong tết Đoan Ngọ:
-
Hương, hoa, vàng mã: Điều này thì giống với người miền Nam, người miền Bắc cũng sẽ cúng hoa quả và cũng có tục hoá vàng mã
-
Cơm rượu nếp: Cơm rượu nếp của miền Bắc thường để rời rạc ra chứ không vo thành cục hình tròn hay khối như hai miền còn lại
-
Bánh tro: Loại bánh sẽ luôn xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của Bắc bộ. Bánh tro là loại bánh gần giống như bánh ú của miền Nam
Ngoài ra người dân tộc Nùng ở Lào Cai sẽ làm bánh khúc để dâng lên thần linh trong dịp tết Đoan Ngọ này.
Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào là tốt nhất?
Tết Đoan Ngọ là một ngày tết rất quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy thì cúng tết Đoan Ngọ vào thời điểm nào là tốt nhất? Tết Đoan Ngọ sẽ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, ngày tết này khi xưa có tên là Tết Đoan Dương.
Đoan Ngọ hay Đoan Dương đều mang ý nghĩa là giữa trưa, cắt nghĩa từng chữ là như sau: Đoan: bắt đầu, Ngọ là giữa trưa còn Dương: có nghĩa là mặt trời là dương khí. Vì vậy Tết Đoan Ngọ là chỉ lúc bắt đầu giữa trưa hay nói cách khác là lúc dương khí thịnh nhất trong ngày.
Do vậy thời gian tốt nhất để cúng tết Đoan Ngọ là vào lúc 11h đến 13h trưa, là lúc mặt trời lên cao nhất trong ngày. Tuy nhiên mỗi số gia đình không thể sắp xếp công việc để cúng vào đúng giờ đó thì có thể thực hiện vào lúc 7h đến 9h sáng. Hai khung giờ nói trên là hai khung giờ hoàng đạo và rất tốt, phù hợp để thực hiện các buổi cúng tết tâm linh.
Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5/5
Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng và giờ cúng thì một điều nữa không thể thiếu trong những buổi lễ cúng đó là bài văn khấn. Bài văn khấn như là một cầu nối và là để thể hiện những tâm tư, lòng biết ơn đến trời đất thần linh. Và mỗi buổi lễ sẽ có một bài văn khấn khác nhau và Tết Đoan Ngọ cũng vậy. Hãy cùng Nut Corner tìm hiểu bài văn khấn của ngày tết Đoan Ngọ như thế nào nhé!
>> Tìm hiểu thêm về: Văn khấn tết Nguyên đán
Văn khấn Tết Đoan Ngọ cổ truyền trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ con (chúng con) là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).
Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài sân
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Các việc nên làm và không nên làm trong Tết Đoan Ngọ
Vào ngày Tết Đoan Ngọ thì ngoài việc chuẩn mâm cúng thì người dân cũng phải chú ý một số điều nên không nên làm. Đây là những điều mà bạn không thể bỏ qua để có một ngày lễ trọn vẹn cũng như thể hiện đúng tinh thần mà ngày tết này mang lại. Những điều nên làm và những điều kiêng kỵ trong ngày cúng tết Đoan Ngọ như sau:
Các việc nên làm trong tết mùng 5/5
Những việc bạn nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ để mang lại nhiều may mắn:
-
Thực hiện nghi lễ giết sâu bọ: Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ nên người dân phải thực hiện nghi lễ diệt sâu bọ trong ngày này. Và người dân quan niệm có thể diệt sâu bọ bằng thức ăn nên đối với trẻ em thì sẽ được bố mẹ cho ăn những món ăn như bánh trái, cơm, trứng,.. sau đó rửa sạch mặt mũi. Còn đối với người lên thì khi dậy không được xuống giường ngay mà phải súc miệng 3 lần trước.
-
Cúng tết Đoan Ngọ: Đây là phần không thể thiếu trong một ngày tết, đặc biệt là ngày tết Đoan Ngọ. Tùy theo điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cúng, miễng sao cho tươm tất và gọn gàng là được.
-
Tắm bằng thảo mộc: Một phong tục nữa đó là tắm nước lá thảo mộc để diệt trừ sâu bệnh trong người. Người dân sẽ nấu nước lá đề tắm, gội dầu hoặc xông hơi,
Những điều kiêng kị tết mùng 5/5
Có điều nam làm thì cũng sẽ có những điều kiêng kỵ không được làm vào ngày tết Đoan Ngọ. Nếu phải làm những điều này sẽ dễ gặp phải vận xui xẻo và không diệt trừ được sâu bệnh. Đây là những điều được truyền miệng từ đời cha ông ta để lại, một vài điều không nên làm như:
-
Không nên để giày dép lộn xộn: vì trong tiếng Hán giày dép gần giống với chữ tà trong tà khí. Nên người ta quan niệm rằng để giày dép lộn xộn sẽ dễ dẫn dụ những thứ không sạch sẽ vào nhà
-
Không nên để mất hoặc rơi tiền: Cần chú ý để không làm rơi mất tiền vì như vậy là đã làm mất đi tài lộc, may mắn
-
Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí: Nếu phải ra đường vào ngày này thì không nên đến những nơi như bệnh viện, đám ma, nghĩa trang,…
-
Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ: Nếu bạn đi du lịch thì vào ngày Tết Đoan Ngọ không nên mua những đồ vật lưu niệm kỳ quái, dễ mang lại những yêu khí và những điều không tốt đẹp
-
Không chọn phòng đầu hoặc cuối ở hàng lang của nhà nghỉ hoặc khách sạn: Vì những nơi này được cho là âm khí khá nặng, thu hút những năng lượng tiêu cực không sạch sẽ có hại cho sức khỏe
>> Nếu bạn đang phân vân về việc lựa chọn quà Tết và đang cần tư vấn thì bạn có thế tham khảo thêm về hộp quà Tết, giỏ quà Tết tại Nut Corner.
Bài viết trên đã mang lại cho bạn những kiến thức cơ bản và những hiểu biết thú vị về ngày lễ tết truyền thống của dân tộc- Tết Đoan Ngọ. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể hiểu rõ hơn về mâm cúng cũng như bài văn khấn cúng tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam. Nut Corner chúc bạn và gia đình sẽ có một ngày tết đoan ngọ thật ấm cúng, trọn vẹn và sức khoẻ nhé!