# Bài Văn Khấn Cúng Tất Niên Cuối Năm CHUẨN 2022
Vào dịp lễ cúng Tất Niên cuối năm thì không thể nào thiếu bài văn khấn đúng chuẩn phong tục. Công ty Đồ Cúng Việt xin gởi tới bạn và gia đình những lời văn ý nghĩa trong bài cúng tất niên cuối năm qua bài viết dưới đây để cảm tạ năm cũ và mong năm mới làm ăn phát tài, tấn tới nhé.
Bài cúng Tất Niên cuối năm 2022
Để thể hiện lòng thành tâm của bạn và gia đình với lời văn ý nghĩa cao đẹp. Muốn nói ra với các thần linh gia tiên mà không biết nói sao cho hay và ý nghĩa. Chúng tôi đã biên soạn ra bài văn khấn chuẩn lễ nghĩa tâm linh để mang tới cho bạn và gia đình để chuẩn bị lễ cúng diễn ra tốt đẹp suôn sẻ.
Nội dung bài văn khấn tất niên cuối năm như sau:
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Kính lạy: Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ………… Tín chủ chúng con là: …………… Ngụ tại: ……….
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn. Sắm sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa. Về chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hạnh thông.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Ý nghĩa của lễ Tất Niên
Cúng tất niên cuối năm là phong tục có từ ngàn đời nay nên việc tổ chức lễ cúng là phong tục tốt đẹp luôn được trân trọng và giữ gìn. Với ý nghĩa của cúng tất niên mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình. Cho nên việc tổ chức cúng tất niên cuối năm có những ý nghĩa sau:
-
Tổ chức cúng tất niên cuối năm để đánh dấu một năm đã qua và hướng đến những điều tốt đẹp cho năm mới đến.
-
Tất niên là dịp các công ty soát xét tất cả hoạt động gọi là công nợ trong năm, nợ nần ai thì tìm cách trả cho xong trước ngày 30 Tết. Người ta tránh không để nợ nần kéo dài sang năm mới.
-
Lễ cúng tất niên cũng là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả. Các con cháu tưởng nhớ ông bà, gia tiên và cảm tạ trời đất.
Lễ Tất Niên cuối năm cần chuẩn bị những gì?
Để chuẩn bị lễ cúng tất niên cho đầy đủ và tươm tất, để thể hiện lòng thành của bạn và gia đình. Thì bạn phải tìm hiểu những lễ vật nào cho đúng và hiểu được những nét đẹp ý nghĩa. Hôm nay Đồ Cúng Việt xin gửi tới những lễ vật cần thiết để làm lễ cúng tất niên cho đầy đủ. Gồm có mâm cúng gia tiên và mâm cúng cho công ty.
Mâm lễ gia tiên tại nhà đơn giản
Trong thành phần mâm cúng tất niên ở gia tiên đơn giản chúng ta chuẩn bị những món dân giã truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa để dâng lên gia tiên.
Thông thường những món ăn trong mâm cúng gia tiên gồm những món ăn mặn với các món canh, thịt, rau khác nhau. Những món ăn trong mâm cúng gia tiên gồm có những món như sau:
Đối với khu vực phía bắc.
-
Gà luộc
-
Bánh trưng
-
Xôi gấc hay đậu xanh
-
Chả giò
-
Rau xào lòng gà
-
Canh măng miến
Đối với khu vực miền trung và nam bộ
-
Thịt kho tàu
-
Bánh tét
-
Canh khổ qua
-
Chả giò
-
Gỏi tôm
-
Dưa giá, củ kiệu
Mâm lễ ở công ty
Danh sách những lễ vật gồm những lễ vật dưới đây.
-
Trái cây trong mâm ngũ quả
-
Hoa cúc kim cương hay hoa đồng tiền
-
Nhang rồng phụng, hay nhang thơm
-
Đèn cầy cây hoặc đèn ly
-
Gạo trắng
-
Muối trắng
-
Rượu trắng
-
Trà bắc khô
-
Giấy chứng tất niên
-
Bánh hộp+ kẹo
-
Trầu cau tươi
-
Cháo trắng
-
Chè
-
Xôi gấc
-
Bộ Tam Sên
-
Gà luộc nguyên con
-
Heo sữa quay
-
Bánh hỏi
-
Bánh chưng
-
Chả lụa.
Trên đây là danh sách những lễ vật chúng tôi muốn gửi tới bạn và gia đình để bạn chuẩn bị cho đầy đủ và chuẩn tâm linh. Cuối cùng chúng tôi Đồ Cúng Việt xin gửi tới bạn và gia đình cách cúng tất niên cuối năm đúng cách.
Các bước thực hiện cúng tất niên
Để thể hiện lòng thành tâm của bạn và gia đình không chỉ thông qua lễ vật sắm sửa trong mâm cúng hay những lời văn hay ý đẹp có trong văn khấn thì bạn cần phải chuẩn bị các thao tác với cách cúng đúng phù hợp lễ nghi văn hóa dân gian Việt.
Các bước các thao tác chuẩn bị bạn cầm làm để tổ chức bài cúng cúng tất niên cuối năm đó như sau:
-
Chuẩn bị đầy đủ sắm sửa lễ vật có trong mâm cúng gia tiên và mâm cúng tất niên.
-
Chuẩn bị lời văn khấn có trong nội dung bên trên do Đồ Cúng Việt gửi tới.
-
Với ngày 30 cúng tất niên thì bạn và gia đình chọn giờ tốt để cúng hợp với gia chủ.
-
Chuẩn bị không gian cúng trước bàn thờ gia tiên, không đủ chỗ thì chuẩn bị thêm 1 cái bàn.
-
Sắm sửa đặt lễ vật lên khu vực trước bàn thờ để cúng.
-
Thắp nhang đèn để mời gia tiên để báo cúng tất niên
-
Gia chủ đứng trước bàn thờ gia tiên đọc bài văn khấn rõ ràng
-
Sau khi cháy hết nhang thì gia chủ lấy đồ giấy tiền mang đi hóa vàng để tạ ơn.
Trên đây chúng tôi Đồ Cúng Việt gửi tới bạn những công đoạn mà bạn nên chuẩn bị để tổ chức lễ cúng tất niên cho đầy đủ tươm tất. Với lời hay ý đẹp có trong bài cúng tất niên cuối năm, chuẩn bị lễ vật có trong mâm cúng tất niên cho gia tiên của gia đình hay cho công ty trong cơ quan. Kết hợp với cách cúng phù hợp nghi lễ người Việt mình.
Nếu bạn có quan tâm đến việc chuẩn bị cho cúng tất niên cần những gì, hay thắc mắc những gì bạn chưa hiểu rõ về việc chuẩn bị cho cúng tất niên cuối năm. Thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo: Hotline 1900 3010 hoặc https://www.facebook.com/docungviet.vn/
>>> Xem thêm thông tin hữu ích:
Văn khấn bài cúng ngày 30 tết đầy đủ
Ý nghĩa các lễ cúng cuối năm của người Việt