Bài văn khấn cúng hạ nêu – Cúng khai hạ năm 2023
Nội Dung Chính
Bài văn khấn cúng hạ nêu – Cúng khai hạ năm 2023
Lễ khai hạ (lễ hạ nêu) là một phong tục tập quán cổ xưa của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một nghi lễ rất ý nghĩa và thiêng liêng, vì vậy rất cần sự chỉn chủ và trang nghiệm khi thực hiện. Bài văn khấn cúng hạ nêu – Cúng khai hạ năm 2023 sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong nghi thức này. Hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Lễ khai hạ là gì?
Lễ khai hạ là gì?
Lễ khai hạ hay còn gọi là lễ hạ cây nêu và một số tên gọi khác như lễ hóa vàng, lễ tạ năm mới. Đây là một trong những phong tục có từ lâu đời và là nghi thức tiễn đưa gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu. Đồng thời báo hiệu thời điểm kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, lúc đó mọi người quay trở lại công việc làm ăn và cuộc sống thường ngày.
Theo phong tục cổ Việt nam thì lễ cúng khai hạ sẽ được diễn ra vào ngày mùng 7 Tết Âm lịch. Tuy nhiên, ngày lễ này hiện nay đã có sự thay đổi, không nhất thiết phải làm chính xác vào mùng 7, mà có thể tùy vào điều kiện từng gia đình nên nghi lễ hạ nêu sẽ diễn ra vào một trong các ngày từ mùng 3 đến hết mùng 10 Âm lịch.
Nguồn gốc, ý nghĩa của văn hoá cúng khai hạ
Nguồn gốc, ý nghĩa của văn hoá cúng khai hạ
Nguồn gốc của lễ hạ nêu bắt nguồn từ phong tục đón xuân bằng cây nêu từ xa xưa ở Việt Nam. Theo phong tục đó, từ ngày 23 tháng Chạp đến chậm nhất ngày 30 Tết, người dân sẽ dựng cây nêu có trang trí những vòng tròn nhỏ trên đó theo phong tục địa phương. Ý nghĩa của việc dựng cây nêu là để xua đi những điều xui xẻo, không tốt đẹp của năm cũ, đón những điều may mắn của năm mới, xua đuổi tà ma, xua đuổi quỷ quấy phá để gia đình có thể đón một cái Tết bình an hơn.
Theo tín ngưỡng dân gian, trong dịp Tết Nguyên đán, các vị thần linh, tổ tiên sẽ về sum vầy cùng con cháu. Sau khi Tết kết thúc, nhà nào cũng tổ chức lễ hóa vàng, nấu cơm thắp hương để tiễn tổ tiên về âm cảnh, cây nêu cũng được hạ xuống có nghĩa là Tết đã qua, xóm làng chính thức bắt đầu cho ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Vì vậy, lễ khai hạ hay lễ hóa vàng còn được gọi là lễ hạ cây nêu.
Việc cúng lễ khai hạ còn có ý nghĩa là ngày cầu bình an, cầu xin gia tiên, thần linh gia hộ cho gia đình được an khang, mạnh khỏe. Đặc biệt, với những hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, lễ khai hạ còn mang tinh thần cầu tài, cầu lộc, buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió và đắc tài đắc lộc.
Lễ cúng hạ nêu gồm những gì?
Lễ cúng hạ nêu gồm những gì?
Khi làm lễ cúng hạ nêu, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mặn tùy theo ý thích và điều kiện của gia chủ. Tất nhiên không thể thiếu các lễ vật sau đây:
- Rượu, trà
- Nhang (hương)
- Hoa (5 hoặc 7 hoa, không nên lấy số chẵn)
- Trái cây (cũng tương tự như hoa, không lấy loại chẵn)
- Đĩa gạo nhỏ
- Đĩa muối nhỏ
- Tiền vàng, sớ, bộ đồ cúng hạ nêu
Sau khi chuẩn bị, sắp xếp đầy đủ và hoàn chỉnh mâm lễ, gia chủ tiến hành thắp hương, bái cúng xin phép tổ tiên, thần phật trong nhà trước, sau đó mới tiến hành việc làm lễ ở ngoài trời. Theo phong tục cổ xưa thì trước khi dâng hương, người ta còn có thêm nghi thức đốt pháo ăn mừng, tuy nhiên, hiện nay việc đốt pháo là hành vi trái với quy định pháp luật nên tập tục này cũng đã được loại bỏ.
Trước khi hạ toàn bộ vật phẩm dâng cúng thì gia chủ phải thực hiện việc hóa tiền vàng. Mỗi thứ đều phải được hóa theo trình tự từ bậc cao nhất đến bậc thấp nhất: Gia thần trước – Gia tiên sau. Trong lúc hạ mỗi lễ như vậy, gia chủ đều phải vái ba vái và khấn “Con nay xin thiêu hóa sớ, tiền vàng, quần áo, … cung thỉnh ân trên/ vong linh về nhận chút lễ bạc. Thành tâm, kính cáo Tôn thần, xin các ngài gia hộ và rước vong linh lại về âm cảnh”.
Tất nhiên, để nghi thức cúng lễ hạ nêu được chỉn chu và thiêng liêng hơn, các bạn cần tham khảo thêm các bài văn khấn hạ nêu ngay bên dưới và thành tâm cúng bái nhé!
Văn khấn lễ khai hạ nêu mùng 7 tháng Giêng
Văn khấn lễ khai hạ nêu mùng 7 tháng Giêng
-
Mẫu văn khấn khai hạ số 1:
Bài văn khấn hạ nêu mùng 7 tháng Giêng (số 1) này là được sưu tầm và trích từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” thuộc quyền sở hữu của NXB Văn hóa Thông tin. Mời bạn tham khảo:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
-
Mẫu văn khấn khai hạ số 2:
Bài văn khấn hạ nêu mùng 7 tháng Giêng (số 2) này là được sưu tầm từ các nhà phong thủy và lưu truyền dân gian cho đến nay. Mời bạn tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, con lạy chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, ông Thổ Đất, bà Thổ Cát và các chư vị Tôn thần.
Con lạy các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di Tỷ Muội cùng các vong linh nội ngoại tộc dòng họ…
Hôm nay là ngày mùng…….Tháng Giêng, năm…….(Âm lịch).
Tín chủ con là………(Các thành viên trong gia đình)………..Quê Quán………..
Hôm nay là ngày tiệc xuân kết thúc chúng con có mâm cơm thịnh soạn, hương hoa quả mới dâng lên ông bà gia tiên và chư vị Tôn thần, cúi xin các vong linh quay trở về cõi âm, che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được suôn sẻ, thuận lợi, sức khỏe dồi dào, công thành danh toại, gia đạo êm ấm, đắc tài đắc lộc và an khang thịnh vượng.
Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được làm lễ khai hạ, cúi xin gia tiên cùng các vị thần linh soi xét, chứng giám.
Chúng con lễ mọn tâm thành, cúi xin ông bà tổ tiên và các vị thần linh chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kết luận
Nếu như nói Giao thừa là nghi thức khởi đầu đón chào năm mới thì lễ hạ nêu chính là nghi thức kết thúc những ngày Tết Nguyên Đán. Cúng khai hạ hay hạ nêu là một trong những phong tục quan trọng không thể thiếu đối với dịp Tết. Vậy nên, hãy lưu lại bài văn khấn cúng hạ nêu – Cúng khai hạ năm 2023 mà Thế Giới Nệm đã chia sẻ trên đây nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này, chúc bạn và gia đình cùng đón một cái Tết thật bình an và hạnh phúc!
——————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com – Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/