Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc đầy đủ, Chi Tiết Dễ Khấn –
Miếu bà chúa xứ Châu Đốc không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn được người dân biết đến là nơi thờ cúng vô cùng linh thiêng. Vì vậy, có rất nhiều người thường lui tới đây để cúng khấn với mong muốn cầu xin những điều tốt đẹp, may mắn từ bà chúa. Tuy nhiên, khi cúng bà chúa, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật gì và nên sử dụng bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc nào đúng chuẩn? Nếu vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho thắc mắc này thì các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị sau đây của cơ sở gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé!
Miếu bà chúa xứ Châu Đốc nằm ở đâu trên đất nước Việt Nam?
Bà chúa xứ Châu Đốc
Châu Đốc là một thị xã nằm ở tỉnh An Giang thuộc ngã ba sông Hậu và Châu Đốc. Thị xã này có vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Vì được gắn liền với những câu chuyện truyền lại về Bà Chúa Xứ Núi Sam nên Châu Đốc từ lâu đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng để người dân lui tới trẩy hội, hành hương. Từ đó, lễ hội bà chúa xứ Châu Đốc được hình thành và được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm.
Miếu bà chúa Xứ
Miếu bà chúa Xứ có vị trí nằm trên núi Sam, lưng miếu được xây dựng tựa vào vách núi và chính điện hướng về phía những cánh đồng. Kiến trúc thiết kế của miếu bà chúa Xứ độc đáo với hình chữ “Quốc” và có dạng hình khối tháp giống hình bông hoa sen đang nở. Đồng thời, miếu bà chúa Xứ còn mang nét độc đáo khi được thiết kế theo kiểu tam cấp ba tầng với ngói lợp màu xanh và góc mái cao vút lên giống như mũi thuyền.
Bà chúa Xứ núi Sam
Miếu bà chúa Xứ Châu Đốc đứng nhìn từ xa được thiết kế giống như một bông hoa sen xanh tọa lạc trên trời cao. Vị trí cũng như thiết kế này giúp cho mọi người dễ dàng hành hương hướng về bái vọng. Đặc biệt khi lại gần, các bạn sẽ thấy miếu được thiết kế với các họa tiết vô cùng tinh xảo, hoa văn độc đáo mang đậm nét đặc trưng của nghệ thuật Ấn Độ.
Cách chuẩn bị lễ vật cúng khấn bà chúa xứ núi Sam đầy đủ và tươm tất
Để cúng khấn bà chúa xứ núi Sam, gia chủ cần chuẩn bị một số đồ lễ vật. Theo đó, những đồ lễ vật này cụ thể như sau:
Mâm trái cây ngũ quả
Hương, hoa tươi
Đèn cầy
Hũ gạo, hũ muối
Trà, rượu trắng
Bánh kẹo, trầu cau tươi
Xôi chè, bánh bao
Heo quay nguyên con (1 con)
Trong số tất cả các đồ lễ cúng khấn bà chúa xứ núi Sam này thì lễ vật trang trọng nhất đó chính là heo quay nguyên con. Bên cạnh đó, theo như quan niệm trong thờ cúng cũng như phong tục tập quán ở nhiều nơi thì heo quay dùng để cúng phải được cắm một con dao nhỏ ở ngay sống lưng.
Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc chi tiết và đúng chuẩn
Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc không quá phức tạp và cầu kỳ. Theo đó, khi vào miếu bà chúa xứ Châu Đốc, các bạn có thể dâng lễ vật và cúng khấn theo bài văn khấn chi tiết và đúng chuẩn sau đây:
“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.
Xin lộc và hướng dẫn cách sử dụng lộc bà chứa Xứ linh nghiệm
Gần như bất cứ ai lên bà chúa xứ Châu Đốc đều xin về một bao lì xì về và đó được xem là bao lì xì lộc, mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân sở hữu. Theo đó, các bạn sẽ sử dụng lộc này của bà chúa xứ Châu Đốc đúng cách như sau:
Khi rước lộc về nhà, gia chủ cần phải thực hiện bước thỉnh lộc bà chúa xứ lên một cái đĩa. Tiếp đó, để 4 ly nước suối kế bên và lần lượt cầm lên từng ly để cầu khấn với mục đích để cung nghinh bà về cư gia. Với cách thỉnh lộc này, sau mỗi ly nước khấn xong, gia chủ sẽ đem đổ ra 1 góc nhà, 4 ly tương đương với 4 góc nhà.
Sau đó gia chủ sẽ đặt lộc này của bà chúa xứ lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm và lưu ý không nên đặt ở bàn thờ Ông địa như các gia đình thường làm. Bởi trong quan niệm thờ cúng, tâm linh, điều này có ý nghĩa khinh thường, thiếu tôn trọng đối với bà chúa xứ Châu Đốc.
Đặc biệt, khi đã đặt lộc lên bàn thờ Quan Âm, gia chủ phải thực hiện đúng theo phong tục 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần, không được để quá số ngày theo quy định này.
Cùng với đó, gia chủ cần thường xuyên khấn bá bà chúa xứ để cầu xin sự phù hộ độ trì, che chở cho chính gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Nếu muốn hóa lộc của bà chúa xứ Châu Đốc, gia chủ nên chọn hóa vào ngày 23 âm lịch.
Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc đúng chuẩn, đầy đủ và chi tiết nhất, các bạn có thể tham khảo trong bài viết trên đây của gomdaiviet.vn. Hy vọng những chia sẻ này cũng sẽ giúp các bạn chuẩn bị lễ cúng bà chúa xứ Châu Đốc chu đáo và trọn vẹn nhất để nhận về cho gia đình những điều tốt đẹp, may mắn nhé!
3
/
5
(
29
votes
)