Bài cúng vía Thần Tài 2018 theo ‘Văn khấn cổ truyền Việt Nam’
– Văn khấn Thần Tài là điều không thể thiếu trong nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng.
Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài
Việc làm lễ vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm được cho là rất quan trọng bởi theo quan niệm dân gian, có đón Thần Tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho hay, thờ Thần tài là một tín ngưỡng dân gian thờ thánh của người Việt xưa và vẫn được gìn giữ cho đến ngày này.
Theo đó, vào ngày này, các gia đình làm kinh doanh, thương mại sẽ biện một mâm lễ gồm lợn quay, hoa quả, hương hoa… cúng Thần tài để vị thần này sẽ phù hộ cho họ được may mắn, thu được nhiều tài lộc trong năm mới.
Thông thường người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Nếu cúng ở nhà riêng họ thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban. Nhưng tốt nhất cúng ở nhà riêng thì nên đặt mâm cúng trong nhà.
“Lễ cúng Thần Tài chỉ cần đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ, lãng phí. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch, lợn hoặc gà quay. Nhìn chung tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết”, ông Hùng Vĩ nhấn mạnh.
Ảnh: Vietnamnet
Chúng tôi xin giới thiệu bài Văn khấn Thần Tài năm 2018 (Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ nhất
Theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị lại khác nhau.
PGS – TS Trịnh Sinh: ‘Chúng ta cần hiểu đúng về cúng Rằm tháng Giêng’
Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, theo PGS – TS Trịnh Sinh thì không phải ai cũng hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó.
Bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Lễ cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Các bạn có thể tham khảo bài cúng Rằm tháng Giêng dưới đây.
Nhật Linh (tổng hợp)