Bài 20: Bến Tre đồng khởi sgk Lịch sử 5 Trang 43
Bài 20: Bến Tre đồng khởi sgk Lịch sử 5 Trang 43
Bài học trước các em đã hiểu được nỗi đau chia cắt đất nước, chia lìa dân tộc, chống lại cuộc tàn sát đẫm máu của Mĩ – Diệm gây ra. Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta không còn cách nào khác là phải đứng lên cầm súng chiến đấu. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào ”Đồng khởi” của nhân dân thành phố Bến Tre. Đây là một phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranhcủa nhân dân miền Nam.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Nguyên nhân bùng nổi khởi nghĩa
- Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1969, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
- Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “ Đồng Khởi” ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
- Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác.
- Từ Bến Tre, phong trào lan khắp miền Nam.
3. Kết quả cuộc khởi nghĩa
- Sau một tuần: 22 xã được giải phóng, 29 xã khác được tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
- Chính quyền địch bị tê liệt, tan rã.
- Chính quyền cách mạng được thành lập ở các thôn, xã.
- Nhân dân được chia ruộng đất, được làm chủ quê hương.
4. Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi
- Phong trào mở ra thời kì mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
CH: Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam?
Trả lời:
- Qua bức ảnh trên em thấy, có rất nhiều nhân dân miền Nam hưởng ứng, ủng hộ và nổi dậy mạnh mẽ quyết liệt để đứng lên bảo vệ đất nước và phá thế kìm kẹp.