Bác sĩ “hot boy” cao 1m82, đẹp trai như người mẫu


Bác sĩ 8x Cao Ngọc Duy

Bác sĩ 8x Cao Ngọc Duy

Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, hình ảnh của bác sĩ Cao Ngọc Duy (thường được biết tới với tên gọi Cao Duy) đang được chia sẻ rầm rộ.

Bác sĩ Cao Duy thuộc thế hệ 8x, là một trong những bác sỹ thẩm mỹ “mát tay” ở Hà Nội. Vị bác sĩ trẻ tuổi, điển trai này nằm trong danh sách những “nam thần đời thực” đang được đông đảo các chị em săn đón.

Bác sĩ Cao Duy chia sẻ, anh là Phó Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ một bệnh viện tại Hà Nội. Sở dĩ anh chọn nghề nghiệp này vì thích cái đẹp và yêu công việc làm đẹp cho mọi người.

Bác sĩ Cao Duy cao 1,82m, thân hình “chuẩn” như người mẫu, gương mặt đẹp khiến cho nhiều khách hàng của anh “thầm thương trộm nhớ”.

Hơn thế nữa, vị bác sĩ này còn đang độc thân. Anh dành hầu hết thời gian cho công việc. Trước câu hỏi về hình mẫu lý tưởng cho người bạn đời anh mong muốn, Duy chỉ nhẹ nhàng chia sẻ: “Một nửa dành cho mình có lẽ cần nhất là sự thông cảm, bởi đặc thù hay phải tiếp xúc với những thứ nhạy cảm, vốn dĩ luôn có nhiều cô gái đẹp vây quanh nên nếu ai hay ghen thì không thể hợp với mình”.

Anh kể rằng từ khi còn là sinh viên, anh đã muốn theo ngành thẩm mỹ, vì sở thích được làm đẹp cho mọi người. Đến khi ra trường, bắt tay vào làm nghề, chứng kiến gương mặt rạng rỡ của những chị em tìm đến mình, nghe họ tâm sự rằng họ tự tin hơn trong công việc và cuộc sống sau khi thay đổi diện mạo, anh Duy càng quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.

Mẹ của Cao Duy chính là người khách đầu tiên của anh. Bà tin tưởng con trai của mình. Anh rất biết ơn mẹ đã động viên anh trong suốt quá trình làm nghề, đến nay anh đã có 10 năm kinh nghiệm.

Bác sĩ Cao Duy chia sẻ anh đã phẫu thuật cho rất nhiều người. Những người tìm đến anh đủ loại thành phần, từ người bình thường cho tới các hotgirl tên tuổi. Cùng với mong muốn được thay đổi diện mạo nhưng mỗi người lại có một lý do khác nhau, người muốn trẻ trung hơn, tự tin hơn, người muốn giữ chồng, hay vì muốn thay đổi sau khi bị người yêu phụ bạc.

Anh kể: Mỗi một người tìm đến mình là một câu chuyện riêng, cảm xúc riêng. Mình chỉ nghĩ rằng làm phụ nữ thật khổ, họ phải sống không những vì bản thân mà còn vì nhiều người khác nữa. Có những chị em muốn làm đẹp nhưng sợ chồng không đồng ý, họ phải rình lúc chồng đi công tác là tới làm luôn. Có cả những chị Việt kiều, tranh thủ về nước nên để tiết kiệm thời gian thì vừa xuống sân bay đã lên bàn phẫu thuật. Mình luôn dành thời gian lắng nghe tâm sự của mỗi một người tìm đến mình, để hiểu họ trước khi giúp họ thay đổi.

Anh kể: “Mỗi một người tìm đến mình là một câu chuyện riêng, cảm xúc riêng. Mình chỉ nghĩ rằng làm phụ nữ thật khổ, họ phải sống không những vì bản thân mà còn vì nhiều người khác nữa. Có những chị em muốn làm đẹp nhưng sợ chồng không đồng ý, họ phải rình lúc chồng đi công tác là tới làm luôn. Có cả những chị Việt kiều, tranh thủ về nước nên để tiết kiệm thời gian thì vừa xuống sân bay đã lên bàn phẫu thuật. Mình luôn dành thời gian lắng nghe tâm sự của mỗi một người tìm đến mình, để hiểu họ trước khi giúp họ thay đổi”.

Bác sĩ Duy cũng thẳng thắn thừa nhận một trong những mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ, đó là chứng “nghiện phẫu thuật thẩm mỹ”. Anh cho biết có không ít những chị em đang lạm dụng phương pháp này với mơ ước vươn tới một vẻ đẹp hoàn hảo không tì vết. Điều đó là không nên.

Một số người tỏ ý muốn được chỉnh sửa tổng thể nhiều thứ trên khuôn mặt, không ngần ngại rút ví chi một số tiền khổng lồ cho việc đó. “Tiếp xúc với những vị khách như vậy, mình luôn cố gắng giải thích cho họ hiểu rằng làm đẹp cần thời gian, và sự hài hòa. Có thể chọn việc sửa dần từng chút một thay vì đập đi xây lại hoàn toàn để rồi sau đó mỗi thứ lại không ăn khớp gì với nhau. Cũng giống như việc sơn nhà, sơn từ từ từng màu một, từng lớp một mới vững bền, chứ sơn cùng một lúc tất cả mọi chỗ, chưa chắc đã đẹp”, bác sĩ nói.

Phó trưởng Khoa 8X thừa nhận làm bác sỹ thẩm mỹ không khó để giàu, nhưng cũng lắm tiêu cực. Để tránh khỏi những cám dỗ, anh cho rằng chỉ còn cách là coi đạo đức và tay nghề phải luôn là hai người bạn song hành, nếu thiếu một trong hai thì sẽ chưa đủ tư cách để làm nghề, sống và tồn tại với nghề.

Phó trưởng Khoa 8X thừa nhận làm bác sỹ thẩm mỹ không khó để giàu, nhưng cũng lắm tiêu cực. Để tránh khỏi những cám dỗ, anh cho rằng chỉ còn cách là coi đạo đức và tay nghề phải luôn là hai người bạn song hành, nếu thiếu một trong hai thì sẽ chưa đủ tư cách để làm nghề, sống và tồn tại với nghề.

Theo Dân Trí