Bác Sĩ Chuyên Khoa 1, 2, 3 Là Như Thế Nào? Ai Giỏi Hơn?
-
31/10/2022
- *
Tác giả: nguyenha
- *
7440 lượt xem
Ắt hẳn đã không ít lần bạn đã từng nghe nhắc đến bác sĩ chuyên khoa 1, 2 hay 3. Nhưng thực chất thì không phải ai cũng hiểu rõ về từng khái niệm trên, cũng như nên chọn bác sĩ chuyên khoa nào để đảm bảo quá trình khám, chữa bệnh của mình. Theo đó, BSCKII sẽ có trình độ cao hơn BSCKI và thường xuyên nắm giữ những vị trí quan trọng
Nội Dung Chính
1. Bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa hiểu đơn giản những người có chuyên môn cao làm việc trong một lĩnh vực y khoa cụ thể như răng hàm mặt, thần kinh, sản, nhi, xương khớp…
Sinh viên Y khoa sau khi kết thúc quá trình đào tạo và tốt nghiệp đại học sẽ được gọi là bác sĩ, nhưng lúc bấy giờ vẫn chưa được hành nghề. Các bác sĩ cần phải tiếp tục thực tập 18 tháng tại cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra, những bác sĩ có mong muốn nâng cao về trình độ tay nghề, có thể lựa chọn hai con đường để theo đuổi đó là thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu chuyên sâu.
Trong trường hợp tiếp tục thực hành lâm sàng, các bác sĩ có thể lên dần đến trình độ bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) và bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII).
1.1. Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì
Như vậy khi chọn thiên về thực hành lâm sàng, bác sĩ cần học thêm một chuyên khoa nào đó trong khoảng thời gian 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng (BSCKĐH).
Sau khi trở thành BSCKĐH, nếu tiếp tục học thêm khoảng 2 năm nữa thì bác sĩ đó sẽ trở thành BSCKI và điều trên sẽ tương tự như bác sĩ đa khoa.
+ Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1: BSCKI sẽ có trình độ tương đương thạc sĩ.
+ BSCKI có gì đặc biệt: BSCKI sẽ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y. Theo đó BSCKI sẽ có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện công lập.
Các đối tượng và hình thức đào tạo để trở thành BSCKI là:
+ Đối tượng: Đã tốt nghiệp đại học chính quy, công tác tại những cơ sở y tế để thực hành nghề và đã có kinh nghiệm lâm sàng từ 12 tháng trở lên. Đối với nữ là dưới 45 tuổi, còn với nam là dưới 50 tuổi.
+ Hình thức đào tạo: Hiện có 2 hình thức đào tạo BSCKI là hệ tập trung sẽ học trong vòng 2 năm liên tục và hệ đào tạo theo chứng chỉ, tức là học theo từng đợt dựa vào kế hoạch của nhà trường với thời gian 3 năm.
1.2. Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì
Sau khi đã trở thành BSCKI, nếu như bác sĩ vẫn muốn nâng cao trình độ chuyên môn thì cần phải tiếp tục học chuyên sâu thêm 2 năm nữa để trở thành BSCKII).
+ Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 2: Có thể thấy, để trở thành BSCKII thì cần mất nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu hơn. Nên trình độ của BSCKII sẽ tương đương tiến sĩ và cao hơn BSCKI.
+ BSCKII có gì đặc biệt: So với BSCKI về trình độ chuyên môn cũng như tay nghề thì BSCKII được đánh giá cao hơn. Do đó BSCKII thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế.
Chương trình đào tạo BSCKII:
+ Thời gian đào tạo: 2 năm
+ Hình thức: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đối tượng:
- Là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng, đã được tốt nghiệp thạc sĩ hoặc BSCKI.
- Độ tuổi: Không quá 50 tuổi với nữ và 55 tuổi với nam.
1.3. Có bác sĩ chuyên khoa 3 không
Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chỉ đào tạo bác sĩ nội trú, BSCKI, BSCKII. Nên vì vậy, không hề có bác sĩ chuyên khoa 3.
2. Trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa tốt nhất cả nước
Hiện tại, trên cả nước đang có rất nhiều trường đào tạo về bác sĩ chuyên khoa. Nhưng về chất lượng đào tạo thì sau đây vẫn là những cái tên xếp TOP đầu.
Đại học Y Hà Nội: Đây là trường đại học về y tế hàng đầu tại Việt Nam, có bề dày truyền thống và lịch sử bậc nhất. Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, trường đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo bác sĩ và cán bộ y tế.
Trường đại học Y Dược TP.HCM: Là trường đào tạo các bác sĩ, cán bộ ngành y dược đứng đầu khu vực miền Nam. Chất lượng đầu vào của trường cũng thuộc TOP đầu của nước ta.
Học viện Quân Y: Đây là một trong những ngôi trường trọng điểm của quốc gia và trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngoài đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực y tế ra, thì trường còn chú trọng đến công tác điều trị bệnh và nghiên cứu chuyên sâu. Trường đại học Y Dược Thái Bình: Là ngôi trường được đánh giá là có hệ thống cơ sở vật chất đào tạo tốt, có danh tiếng trong đào tạo BSCKI và BSCKII hàng đầu.
Đại học Y Dược Cần Thơ: Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học và sau đại học. Đồng thời nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với mục đích bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như trên cả nước.
Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội: Tiền thân là Khoa Y dược của Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 2010. Dựa trên cơ sở kế thừa và duy trì lịch sử của Đại học Đông Dương – tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong suốt những năm qua trường dần khẳng định được vị thế của mình.
3. Bác sĩ chuyên khoa mấy thì giỏi nhất?
Có thể thấy, để trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi các bác sĩ cần phải mất thêm ít nhất từ 2 – 4 năm đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, còn phải không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với ngành Y tế, BSCKI và BSCKII luôn đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây chính là nguồn lực chủ yếu để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Tuy nhiên giữa BSCKI và BSCKII thì BSCKII vẫn giỏi hơn. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì sau 2 năm học để trở thành BSCKI, phải mất thêm 2 năm học chuyên sâu nữa mới trở thành BSCKII.
Đặc biệt, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tư sửa đổi về các ngành đào tạo.
Trong đó, giảng viên có bằng chuyên khoa 2 sẽ được công nhận tương đương trình độ tiến sĩ còn nếu có bằng chuyên khoa 1 tương đương như trình độ thạc sĩ. Như vậy, trình độ chuyên môn của BSCKII cao hơn BSCKI.
4. Danh sách các bác sĩ chuyên khoa 1, 2 tại hệ thống Nha Khoa Paris
Sau đây là danh sách các BSCKI và BSCKII tại hệ thống Nha Khoa Paris luôn nhận được rất nhiều sự tin tưởng của đông đảo khách hàng.
- TS. BS Đàm Ngọc Trâm (Dr. Laurent Trâm) – Giám đốc chuyên môn hệ thống Nha Khoa Paris.
- Bác sĩ Vũ Đình Công – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách Niềng răng, Răng sứ khu vực miền Bắc.
- Bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách Niềng răng, Răng sứ khu vực miền Nam.
- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Linh – Trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris.
- Bác sĩ Ngô Quang Tín – Phó khoa răng hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris.
- Bác sĩ Trần Minh Hiệp – Nha Khoa Paris Hà Nội.
- Bác sĩ Võ Tá Dũng – Nha Khoa Paris TP.HCM.
- Bác sĩ Phạm Thị Hạnh – Nha Khoa Paris Hải Phòng.
- Bác sĩ Trương Thị Kim Trang – Nha Khoa Paris Quảng Ninh.
- Bác sĩ Lê Thị Hải – Nha Khoa Paris Vinh.
- Bác sĩ Ngô Quý Vinh – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.
- Bác sĩ Trần Kim Thành – Nha Khoa Paris Bình Dương.
Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, nắm rõ về điều kiện đào tạo và cách trở thành một bác sĩ chuyên khoa giỏi thực thụ.