Bà Chúa Ngọc độ mạng tuổi nào? – Tục thờ Bà Chúa Ngoc – Oản Cô Tâm

Bà Chúa Ngọc là ai? Tục thờ và đền thờ Bà Chúa Ngọc

Bà Chúa Ngọc là vị nữ thần được nhân dân thờ phụng phổ biến tại khu vực miền Nam. Bà có rất nhiều tên gọi khác nhau như nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar), Thiên Y Ana Thánh mẫu. Bà đã được các vị vua nhà Nguyễn phong vào bậc thượng đẳng thần – bậc thần cao nhất. 

Xem thêm: Bà Chúa Ngọc có thuộc hệ thống Tứ Phủ? Giải đáp ngay.

Bà Chúa Ngọc độ mạng là ai? Sự tích Bà Chúa Ngọc

Theo các sự tích về Bà Chúa Ngọc thì bà là người Chiêm Thành (người Chăm). Bà không giáng thế mà là một vị thần dựa trên truyền thuyết được nhân dân phụng thờ hàng trăm năm trước. Những cư dân Việt và Chăm thờ phụng bà đều hợp thức hóa sự tích về bà chúa theo một cách riêng để gần gũi với cuộc sống nhất. 

Xem thêm: Bà Chúa Ngũ Hành là ai? Giải nghĩa tượng 5 mẹ Ngũ Hành.

Theo người Chăm

Sự tích người Chăm truyền tụng trong nhân gian như sau: Nữ thần Poh Nagar do bọt biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một ngày nọ, khi nước biển dâng lên để đưa bà về bến sống Yjatran ở Kauthara (Cù Huân) thì sấm trời cùng gió biển nổi lên báo tin bà giáng thế cho muôn loài biết. Ngay lúc ấy, các nguồn nước dồn thành sông, núi cũng tự động hạ thấp xuống để đón mừng Bà Chúa Ngọc linh thiêng.

Khi bà bước lên bờ thì cây cao cũng tự động cong xuống tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, hai cỏ xinh tươi rực rỡ hơn theo mỗi bước chân của bà. Rồi thần thiên y ana hóa phép cho hiện ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp.

Nhiều phép thuật và quyền năng, bà cũng nhiều chồng. Bà có đến 97 ông chồng. Trong đó, ông Pô Yan Amo là quyền uy hơn cả. Bà sinh được 38 người con gái. Những người con sau này đều trở thành thần. Trong số đó nổi bật là ba người con được bà truyền phép và được nhân dân thờ tự đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia tikuk (người dân Phan Thiết tôn thờ).

Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng đầy đủ và chi tiết.

Theo người Việt

Khi đất Kauthara thuộc về người Việt thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi Mẫu Thiên Y Ana. Sự tích theo người Việt cũng có đôi chút khác biệt. 

Xưa kia tại đất Đại An (nay là Đại Điền) có hai vợ chồng tiều phu già không con có một rẫy dưa. Dưa chín lại hay bị trộm mất. Một đêm ông rình rập và bắt được thủ phạm. Nhưng sau khi biết đó là cô gái nhỏ xinh đẹp mồ côi thì ông đem về nuôi. Không ngờ cô gái ấy là tiên nữ giáng trần.

Một hôm mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều khiến tiên nữ thêm nhớ cảnh xưa. Cô bèn lấy hoa và lá tạo thành hòn non bộ. Cho rằng việc này là không phải lẽ với một người phụ nữ, cha cô nặng lời quở mắng. Vì vậy, nhân thất một khúc kỳ nam đang trôi dạt cô bèn biến thân vào đó để xuôi ra biển cả rồi tấp vào biển nước Trung Hoa.

Mùi hương tỏa ra từ khúc kỳ nam lan tỏa khắp vùng gây chú ý cho người dân xung quanh nhưng không một ai nhấc lên nổi. Thái tử nước ấy nghe tin đồn cũng đến xem xét. Bất ngờ vị Thái tử có thể nhẹ nhàng nhấc bổng khúc gỗ kia. Thái tử mang về cung. Rồi một đêm nọ, người thấy có bóng người lạ ẩn hiện từ khúc cây kỳ nam. Rình rập mấy đêm thì chàng bắt được. Nghe cô gái xinh đẹp tự xưng mình là Thiên Y Ana và nghe câu chuyện của nàng xong thì ngay hôm sau, Thái tử đã tâu vua cha và xin lấy nàng làm vợ. Sống với thái tử một thời gian, nàng sinh được một người con trai đặt tên là Tri và người con gái đặt tên là Quí.

Một hôm, Thiên Y Ana nhớ cảnh người xưa bèn đem hai con mình nhập vào khúc kỳ nam rồi lại theo sóng biển về quê. Khi biết cha mẹ nuôi đã mất, nàng xây đắp mồ mả rồi cho sửa sang lại nhà cửa và chỗ thờ phụng hai ông bà. Thấy dân chúng Đại An hãy còn chất phác, bà dạy cho dân chúng phép tắc, lễ nghi đúng mực rồi dạy nhân dân cày cấy, dệt vải, … giống như những gì bà đã học được ở quê hương chồng. 

Ít lâu sau, một con chim hạc bay từ cao xuống đón ba mẹ con về cõi tiên. Nhớ ơn đức, nhân dân địa phương cùng nhau xây tháp và tạc tượng phụng thờ.

Vị Thái Tử về Đại An tìm vợ con nhưng không tin Thiên Y Ana đã rời bỏ cõi tục thì tra khảo nhân dân Điền An rất giữ vì cho rằng họ cố tình giấu 3 mẹ con nàng đi. Người dân bị oan ức, đau đớn mà thắp hương cúng vái chúa bà. Thế là một cơn cuồng phong nổi lên vùi chôn hết lính phương Bắc, thuyền bè của họ cũng bị đắm.

Theo lời người xưa thì những cụm đá trước cửa tháp bà (tức Po Nargar) giữa cửa sông Cù chính là những viên đá đã làm đắm cả đoàn thuyền ấy. Sự tích này đã được kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài ký và khắc lên bia đá dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).

Xem thêm: Bà Chúa Cà Phê là ai? Giả thiết về danh xưng của chúa bà.

Ngoài ra năm 1925, bác sĩ Sallet chép lời người dân địa phương kể lại cùng với đó là thêm thắt một vài chi tiết đã có thêm một sự tích nữa: 

Một vị thái tử Trung Hoa qua Việt Nam tìm vợ và gặp khúc trầm to, muốn đưa lên thuyền bèn cho quân lính chặt thành 3 khúc. Tức thì giông bão nổi lên làm đắm thuyền. Khúc trầm trôi ngược vào sông, tấp vào làng Bình Thủy (Phan Rí). Do được báo mộng, chủ vườn thức dậy thì thấy khúc trầm to có ghi chữ Thiên Y A Na và hai khúc trầm nhỏ. Ông lão bèn mang lên cất miếu thờ. Lâu ngày gỗ trầm thành đá.

Lại truyền tụng một sự tích khác theo nhà văn Sơn Nam, đó là ngày xưa “có một phú thương người Hoa thử mua hoặc đánh tráo khúc trầm, đưa lên ghe chở về Tàu thì giông tố liền nổi lên khiến thuyền phải quay về chỗ cũ.

Tuy nhiên hai truyền thuyết này ít phổ biến và được truyền tụng ít hơn.

Câu chuyện Vua Đồng Khánh (vị vua cuối triều Nguyễn) hạ mình xưng thần ở điện Hòn Chén

Năm 1885 sau khi lên ngôi thay vua Hàm Nghi, Đồng Khánh đã cho tu sửa điện Hòn Chén nơi thờ Bà Chúa Ngọc và xưng thần dưới trướng của Thiên Y A Na. Đây là một sự kiện chưa bao giờ có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Bởi vua được coi là thiên tử – con trời, là người đức cao vọng trọng đứng trên trên bách thần muôn dân, trăm họ, thậm chí chỉ có vua mới phong thần được cho thánh vậy mà vua Đồng Khánh lại “hạ mình” xưng thần trước tượng Thần Thiên Y Ana.

Điều này được giải nghĩa bởi vì khi vua đứng trước tình cảnh éo le của đất nước, bi kịch của triều đình và muôn dân khi thực dân Pháp xâm lược, nhà vua không còn cách nào mới gửi gắm linh hồn mình cho Mẫu. Ngoài ra, tiền đề cũng do một số sự việc khác khiến vua nguyện xưng “thần” trước tượng chúa bà.

Theo đó, thời điểm vua Đồng Khánh lên ngôi cũng là lúc Pháp lấy lý do triều đình nhà Nguyễn sát hại những giáo sĩ và giáo dân mà kéo quân xâm lược nước ta. Hành động của thực dân Pháp đã phá vỡ hệ Nho giáo của triều đình Nguyễn, một lần nữa đẩy đất nước vào những bi kịch xã hội hết sức nặng nề. Ở một mức nào đó, điều này khiến cho đạo Giáo phát triển và tục thờ Mẫu từ đó được xem là cứu cánh của một số hoàng thân quốc thích và quan lại cùng với nhân dân. Trước tình cảnh sự sống bị đe dọa, nước mất, nhà tan, nhân dân chỉ còn cách gửi gắm phận mình nơi cửa mẫu để mong được che chở, được phù hộ.

Xem thêm: Sự tích Mẫu Thoải 4 lần hiển linh cứu độ dân chúng.

Trước đó, năm 1883 đến năm 1885, khi còn là một vị hoàng tử, vì một giai đoạn éo le triều Nguyễn mà vua Đồng Khánh mãi không được lên ngôi nối ngôi cha nuôi là vua Tự Đức. Ông đã nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên điện Hòn Chén cầu đảo và hỏi mẫu Thiên Y Ana xem có được làm vua không. Theo nhiều tài liệu cho biết rằng, mẫu thần có về cho hoàng tử biết ngày đăng quang thật nhưng đồng thời cũng cho ông biết rằng ông chỉ được ngồi trên ngai vàng đúng 3 năm. Quả nhiên lời báo trước đã trở thành thật. Bởi vậy, năm 1886, sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh đã cho xây lại đền một cách kháng trang và làm thêm nhiều đồ khí tự để thờ. Đồng thời đổi tên đền là Huệ Nam (ban ân huệ cho nước Nam). Sự kiện này cũng đã được lưu lại trong Địa Nam thực lục.

Từ đó, bất kể gặp việc gì khó ông đều đến điện Hòn Chén cầu đảo và đều được như ý sau đó. Vua đã phê rằng: “Điện Hòn Chén là một đền linh diệu thiên cổ, thế núi trông thật giống hình con sư tử uống nước dưới sông, quả là chân cảnh thần tiên, cứu đời, giúp người nhiều lắm”.

Tháng 6, 7 năm 1886, Huế không có một giọt mưa, vua bèn sai các quan ở phủ Thừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp kinh thành nhưng vẫn không mưa. Cho đến khi lập đàn cầu tại điện Hòn Chén thù mưa đổ rầm rầm. Ai cũng cho là linh ứng, chúa bà linh thiêng. Điều này khiến vua càng tin Bà Chúa Ngọc linh thiêng và nghĩ lại lời tiên đoán năm xưa của bà. Đúng 3 năm sau năm 1889 thì ông mất vì đau bệnh, ngồi trên vàng đúng 3 năm.

Như vậy mặc dù là một người ngồi trên ngai vàng, đứng trên bách thần nhưng Vua Đồng Khánh lại hòa nhập mình vào thế giới thiêng liêng, đồng hóa giữa con người thật với thần linh khi tự nguyện trở thành một trong thất thánh ở điện Huệ Nam. Không những thế ông chỉ có vai vế là em út trong 7 vị đó.

Về việc thiên tử – con trời nay lại tự xưng là một vị thần dưới “trướng” của Thánh Mẫu, thuộc chuyện xưa nay hiếm, tập san Hội nghiên cứu Đông DƯơng xuất bản năm 1969 có phần viết GS. Lê Văn Toàn đã có một nhận định rất thú vị, đại ý là “đó là một biểu hiện của sự hoang mang khi vua không còn làm chủ được đất nước”.

Những chú ý khi dâng lễ Bà Chúa Ngọc

Bà Chúa Ngọc được nhân dân truyền tụng linh thiêng, luôn phù hộ độ trì cho người có tâm. Nhân dân thường xuyên đến đền thờ chúa bà cầu sức khỏe, bình an, muôn sự thuận hòa, tốt tươi. Bên cạnh những thức lễ truyền thống lễ chúa bà thì không thể không có một quanh oản đường thành tâm dâng tiến. 

Theo nhu cầu và xu hướng hiện nay, người ta khuyến khích dâng oản đường được trang trí cầu kỳ cách điệu vỏ bọc ngoài hơn là những quanh oản bọc giấy bóng kiếng đơn giản khi xưa. Oản đường trên mâm lễ vừa đẹp, vừa sang lại vừa đại diện nhiều ý nghĩa tốt lành giúp gia chủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, may mắn. 

 

Khách hàng muốn tìm mua đơn vị bán oản chuẩn, đẹp chất lượng như vậy thì chỉ có thể tìm đến Oản Cô Tâm. Oản Cô Tâm là đơn vị có uy tín trên thị trường trong ngành hàng cung cấp các sản phẩm oản chuyên biệt. Oản Cô Tâm tạo ra một dòng sản phẩm Oản Tài Lộc vừa đẹp, vừa sang, vừa chất lượng lại mang ý nghĩa tài lộc may mắn phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử muôn phương. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách dâng Oản Tài Lộc chuẩn nhất không phải ai cũng biết trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia Tiên và Thần Tài.

Với dòng sản phẩm này, chúng tôi cung cấp 4 loại phẩm oản đa dạng cho khách hàng lựa chọn như Oản lễ Phật, Oản Lễ Tứ Phủ, Oản Lễ Gia Tiên và Oản Lễ Thần Tài. Mỗi loại oản phục vụ cho mỗi mục đích khác nhau sẽ mang màu sắc và thiết kế đa dạng khác nhau đem đến sự tốt lành cho gia chủ khi chọn mua oản để dâng tiến.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng truy cập trang web của Oản Cô Tâm để tham khảo và tìm mua sản phẩm ưng ý nhất.

Oản Cô Tâm rất sẵn lòng phục vụ khách hàng.

Tượng Bà Chúa Ngọc

Bà chúa ngọc độ mạng

Tượng thờ Bà Chúa Ngọc hiện đang được đặt tại chính điện Tháp Bà (kalan Po Nagar). Tượng bà được đặt trên một cái bệ có vòi luôn hướng về Bắc gọi là Snana – droni. Bệ này dùng để thoát nước khi làm lễ tắm tượng, vì dưới chân bệ có đường thoát nước gọi là Soma sutre xuyên qua tường tháp ra ngoài.

Tượng nữ thần được đúc khắc công phu bằng đá hoa cương màu đen. Tượng thần khoác y phục màu vàng ánh kim, đầu đội mũ miện gắn kim sa, cổ đeo vòng ngọc. Nữ thần ngồi xếp bằng trên một đài sen hau lớp cánh. Sau lưng là phiến đá lớn hình lá đề chạm kỹ hai mặt. GS. Trần Quốc Vượng cho biết tuy là tượng nữ thần Mẹ của vương quốc nhưng vì đặt trên một bệ Yoni nên tượng được thể hiện với dạng Uma (tức vừa là vợ & vừa là một cách thể hiện thần Civa). Với 4 tay cầm các linh vật khác nhau (bên trong cái Uma) và đôi tay thứ 5 để trên đầu gối, bàn tay trái úp, bàn tay phải mở rộng, vuông góc với cổ tay trong thể cặp Linga – Yoni.

Những ảnh hưởng sâu rộng của tục thờ Bà Chúa Ngọc độ mạng 

Tín ngưỡng thờ bà Chúa Ngọc xuất phát từ tục thờ bà Ponagar của người Chăm. Nói đúng hơn người Việt khi đến định cư đất này đã Việt hóa tục thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm.

Từ đó, tục thờ chúa bà bắt đầu được mở rộng và phát triển. Vốn là Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Chúa Xứ Nguyên Nhung là thần phù hộ nông dân trong một ấp bắt nguồn từ Uma tức nữ thần Bảo Tồn thuộc đạo Bà La Môn tại Ấn Độ. Nữ thần được người Chăm biến thành Poh Nagar và được người Việt biến thành Ngung Mang nương – vị thần phù hộ người đi khai hoang. Từ đó cứ khi nào khai hoang được miền đất mới là thì lưu dân lại xây dựng một ngôi miếu thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Bà Chúa Ngọc. Do vậy mà ở Tiền Giang có hàng trăm ngôi miếu thờ, đa số tập trung tại Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, … 

Ngoài ra, tại miền trung, nơi được nhà Nguyễn tiếp nhận và phong là “Hồng nhân phổ tế linh ứng thượng đẳng thần”, bà được gọi với các tên như bà Hồng, cô Hồng cũng bắt nguồn từ mẹ xứ sở của người Chăm. Ngoài ra, bà Đen ở Tây Ninh, bà Chúa Xứ ở Nam Bộ cũng là sự tiếp nối của Bà Chúa Ngọc. Bằng cớ là tục thờ bà với nhị vị công tử là cậu Tài (truyền thuyết là Tri), cậu Quí (nói trại là cậu Chài, cậu Quý). So với giai thoại, con bà đều thuộc nam giới.

Bà Chúa Ngọc độ bản mệnh con hương

Ngoài việc thờ bà Chúa Ngọc như một vị thần bảo hộ cuộc sống an lành cho nhân dân, thì theo quan niệm dân gian, Bà Chúa Ngọc còn độ mạng cho từng cá nhân. Tục lệ này nằm trong tục thờ thần bản mệnh, tức thần phù hộ bản mệnh từng cá nhân.

Theo dân gian quan niệm thì ai trên đời cũng có một bản mệnh. Và mỗi người sẽ có một “cha mẹ độ mạng” tùy thuộc vào tuổi và giới tính riêng. Bà Chúa Ngọc cũng nằm trong hệ thống các vị thần độ mạng ấy.

Tham khảo trang Phong Thủy Cải Vận, tác giả cho biết xét theo thiên can thì mỗi người có các thần độ mạng sau:

  1. Giáp – Ất :

Nam : Quan Thánh Đế Quân

Nữ : Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương

  1. Bính – Đinh :

Nam : Cậu Tài – Cậu Quý

Nữ : Chúa Ngọc Nương Nương – Bà Chúa Ngọc

  1. Mậu – Kỷ :

Nam : Ngũ Công Vương Phật

Nữ : Phật Bà Quan Âm (còn một trường phái khác là Thánh Anh La Sát)

  1. Canh – Tân :

Nam : Quan Bình Thái Tử

Nữ: Chúa Tiên Nương Nương

  1. Nhâm – Quý :

Nam : Tử Vi Đại Đế

Nữ : Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương (lập lại lần nữa)

Ví dụ: nam sinh năm  Bính Tý hay Đinh Mùi thờ Cậu Tài – Cậu Quý

Nữ sinh năm Bính Tý hay Đinh Mùi thờ Bà Chúa Ngọc

Tục này khá phổ biến ở Vĩnh Long. Tại đây cũng có nhiều quan niệm, cách tính phức tạp. Quan niệm thứ nhất cho rằng Quan Công, Quan Bình Thái tử (con nuôi Quan Công), Ngũ công nương Phật (Quan Công, Quan Bình, Châu Xương, Vương Linh Quan, tức thần Thiên Lôi và Văn Xương Đế quân tức thần Văn học), Tử Vi Đại đế (vị Tinh Quân ở Bắc cực chuyên trị tà ma), cậu Trày, cậu Quý (hai con của nữ thần Thiên Y A Na) độ mạng phái nam. Còn thần độ mạng phái nữ là Cửu thiên Huyền nữ (nữ thần cai quản 9 tầng trời), Bồ Tát Quan âm, Chúa Tiên nương nương và Chúa Ngọc nương nương (hai dạng hóa thân của nữ thần Thiên Y A Na).

Quan niệm thứ hai của họ là Phật Tổ, Tử Vi Đại đế và Táo quân độ mạng phái nam. Cũng có quan niệm vị thần độ mạng phái nam là Ngũ đế (tức Thanh, Bạch, Hoàng, Xích và Hắc đế tượng trưng Ngũ hành). Hoặc cũng có vị thần độ mạng phái nữ là Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Thánh Anh La sát.

Riêng người Hoa ở Vĩnh Long cũng có quan niệm thần độ mạng nhưng rất đơn giản. Họ cho Tây Vương mẫu (vị nữ thần ở Điêu Từ cung, cai quản tất cả các vị thần tiên) độ mạng phái nữ, còn Quan Công độ mạng phái nam.

Nghi thức hầu bóng

Việc thờ Bà Chúa Ngọc cũng có nhiều yếu tố tương tự với tục thờ Mẫu tại các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Theo đó, việc thờ cúng có xen lẫn hiện tượng hầu đầu, chầu hát văn. Đối với người thường, ít ai nghĩ rằng đây là một vị thần có nguồn gốc Chămpa. Ở miếu Bà, mặc dù bên trong miếu có thờ tượng nữ thần Chămpa nhưng các truyền thuyết đi kèm cũng là kiểu nhân thần Việt.

Bà Chúa Ngọc thờ ở đâu?

Bà Chúa Ngọc được nhân dân tín thờ và được lập đền điện thờ ở khắp nơi nhất là tại khu vực miền trung và nam bộ. Tuy nhiên có hai nơi thờ Bà Chúa Ngọc nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất đó chính là Tháp Po Nagar và điện Hòn Chén.

Xem thêm: Bà Chúa Vực được thờ ở đâu? Tìm hiểu đền Bà Chúa Vực.

Tháp Po Nagar – ngôi đền nổi tiếng của người Chăm pa

Tháp Po Nagar có tên đầy đủ là Po Ina Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền của người Chăm pa. Đền được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10 đến 12m so với mực nước biển, nay thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. 

bà chúa ngọc

Tháp Po Nagar hiện nay được coi là tên gọi chỉ chung tổng thể khu đền gồm rất nhiều ngọn tháp lớn nhỏ. Tuy nhiên, khi xưa Po Nagar là tên ngọn tháp cao nhất khoảng 23m nằm trong khu vực này. Đền được xây dựng trong thời đại đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang thịnh hành tại Chăm Pa khi ấy là đất nước Hoàn Vương Quốc. Vì thế mà tượng nữ thần được làm giống kiểu Umar, vợ của thần Shiva.

Ngôi tháp trước kia bằng gỗ để thờ nữ vương Jagadharma rồi lại được xây dựng bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang) trên một ngọn đồi cao cạnh sông Cái (Xóm Bóng) để thờ tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng. Đến năm 774. quân Nam Đảo cướp phá đền bị phá hủy. Sau này năm 784, Satyavarman cho xây lại bằng gạch và giữ nguyên kiến trúc đến ngày hôm nay. Sau này các vị quốc vương kế nghiệp sau này cũng lần lượt cho xây thêm 5 tháp nữa. Qua thời gian thăng trầm lịch sử, những ngọn tháp đồ sộ cũng bị bào mòn đi.

Những bia ký còn sót lại của Ponagar cho chúng ta thấy được những dấu vết còn sót lại của một quốc gia hùng mạnh trong quá khứ.

Về tổng thể kiến trúc, tháp Po narga gồm 3 tầng:

Tầng thấp: chỉ còn lại những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1m cao hơn 3m, tiếp một dãy cột lớn gồm 12 cột nhỏ và thấp hơn. Dựa trên tổng thể kiến trúc người ta cho rằng tầng này xưa kia là nơi dừng chân sắm lễ của khách hành hương trước khi lên tầng trên cùng để dâng cúng.

Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng ngay trước mặt ngôi tháp chính. Có các bậc thang nối từ tầng giữa lên nhưng những bậc thang này lâu không được sử dụng. Thay vào đó năm 1960 người ta xây thêm một bậc thang bằng đá ông ở phía Nam Tháp Bà để đáp ứng nhu cầu du lịch.

Tháp thờ chính nằm ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar mà người ta hay gọi là Tháp Bà. Nguyên thủy thì tháp này chính là để thờ vợ thần Siva. Tháp Bà được xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa đặt một tượng thần hình thú bằng đá. Ở 4 góc lại có 4 tháp nhỏ hơn. Bên trong đặt tượng nữ thần cao 2,6m tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương và xa nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm lưng tựa đá hình lá bồ đề. Tuy nhiên người pháp đã lấy mất phần đầu tượng nên người dân chỉ còn cách thay thế bằng xi măng vẽ mặt. Đánh mất một phần kiệt tác điêu khắc của người Chăm pa. Ngoài tượng nữ thần, tại tháp còn rất nhiều tượng người, tượng thú khác. Trên đỉnh tháp có tượng thần siva cưỡi nandin và các tượng linh vật. Mặt ngoài tường tháp có khắc hình vũ công, người chèo thuyền khắc họa lại cảnh nhân dân trong đời sống hàng ngày. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng chúa ngọc với 10 cánh tay. Hai bàn tay đặt lên đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vật dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao, chuông đĩa cung tù.

Ngoài tháp chính thờ nữ thần Bà Chúa Ngọc thì còn có các tháp khác thờ thần si va, thần sanhaka, …

Tháp ponagar được xây dựng từ hơn nghìn năm trước trải qua mưa nắng chiến tranh suốt thời kỳ lịch sử dài đã bị hư hại nhiều. Mặc dù đã được tu sửa nhiều nhưng chỉ tái hiện được một phần hào quang của một thời đất nước hưng thịnh.

Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội Thác Bà được tổ chức lớn và vô cùng đặc sắc được bộ văn hóa thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia năm 2001.

Điện Hòn Chén thờ Bà Chúa Ngọc gắn với sự tích lời tiên đoán Vua Đồng Khánh

Điện Hòn Chén được xây dựng trên đỉnh núi Ngọc Trản thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi là Ngọc Trản (Chén Ngọc). Tuy vậy, dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó liên quan đến giai thoại vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.

điện hòn chén

Trong quần thể di tích thuộc cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén là nơi mang nhiều giai thoại nhất. Đầu tiên, câu chuyện còn lưu truyền tại đây đó chính là về tên của điện. Ban đầu nó có tên là “Hoàn Chén” (Trả lại chén ngọc) vì liên quan đến câu chuyện Vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc xuống sông tưởng không có cách nào lấy lại được. May thay một con rùa to xuất hiện với chiếc chén ngọc đó rồi trao trả cho nhà vua. Xong trong các sắc phong chính thức của nhà vua thì ngôi điện vẫn xuất hiện với cái tên Ngọc Trản Sơn Từ (đền thờ núi Ngọc Trản). Đến thời Đồng Khánh, với câu chuyện vua xin ý nữ thần hỏi việc bao giờ mình mới được lên làm vua như đã kể trên, ông đổi tên điện là Huệ Nam Điện (ân huệ nước Nam). Qua bao năm tháng gắn với bao truyền thuyết, điện được dân gian gọi là Điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén.

Điện Hòn Chén vốn là thờ nữ thần Po Nagar của người Chàm. Sau đó, người Việt hòa nhập cộng đồng tiếp tục thờ bà với danh xưng Thánh Mẫu Thiên Y Ana hay Bà Chúa Ngọc.  Rồi sau đó năm 1954, mẫu Liễu Hạnh, các vị Phật, thánh Quan Công cùng các vị khác cũng được rước vào điện thờ cùng. Vua Đồng Khánh cũng là một trong những vị ấy.Như vậy, về mặt tín ngưỡng, điện Hòn Chén có bố cục thờ không theo nguyên tắc mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau. Điều này đã thể hiện cho sự hòa nhập tôn giáo và sự bản địa hóa. 

Ngày nay, điện Hòn Chén không chỉ biết đến như một tổng thể di tích tôn giáo chứa đựng nhiều giá trị quý giá mà còn là một di tích phong cảnh hữu tình. Trong một tờ sắc phong năm 1886, vua Đồng Khánh đã ví toàn cảnh thiên nhiên nơi đây như hình thế một con sư tử đang nằm thò đầu xuống sông uống nước. Bên cạnh điện Hòn Chén còn khoảng 10 công trình kiến trúc xinh xắn nằm trải dài theo sườn núi, ẩn mình dưới bóng cây cổ thụ. Hệ thống đền thờ chạy dọc từ cao xuống thấp soi mình xuống lòng sông phẳng lặng trông xa như một bức tranh thủy mặc ai nhìn vào cũng ngỡ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Về điện Hòn Chén, mặt bằng kiến trúc toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kính Đài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông. Bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh, bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban, Am Ngoại Cảnh. Dưới bờ sông còn một số am thờ nho nhỏ nằm rải rác.

Minh Kính Cao Đài Đệ Nhất Cung còn gọi là Thượng Cung hay Thượng Điện được chia làm hai tầng. Tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana, Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, ảnh vua đồng khánh và một số vị tháng khác, tầng dưới là nơi tiếp khách.

Minh Kính Trung Đài Đệ Nhị Cung còn gọi là Cung Hội Đồng được xây bệ thờ cao và lớn. Nơi đây đặt tượng thờ hàng chục vị thánh, kể cả tượng Phật. Đồng thời là nơi thiết trí các loại đồ thường dùng trong lễ rước sắc trong các dịp lễ lớn.

Minh Kính Tiểu Đại Đệ Tam Cung hay Tiền Điện là nơi đặt trống chuông và nơi cửa hành tế lễ trong lễ hội.

Điện Hòn Chén là nơi phục vụ tín ngưỡng tâm linh, nơi linh khí anh linh hội tụ và cũng là địa điểm du lịch thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan hàng năm.

Lễ hội quan trọng nhất của Điện Hòn Chén diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm.

Nhân dân tổ chức lễ hội vô cùng lớn và long trọng. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương. Tấp nập nào cờ, nào thuyền, nào hương án đủ màu sắc. Thánh Mẫu sẽ được rước cùng với long kiệu trên những chiếc bằng (thuyền ghép đôi). Trong lúc đi thuyền rước kiệu Thánh Mẫu từ bến nước Huệ Nam Điện thì các bà đồng cũng thay nhau lên hầu đồng ngay tại chiếc bằng có bàn thờ Thánh Mẫu. Cuộc hầu đồng sẽ không dừng lại cho đến khi thuyền cập bến. Sau khi nghinh thần xong, nhân dân làm lễ Túc Yết (yết kiến kính trọng). Đến sáng hôm sau từ 2 – 5h tổ chức lễ chánh tế, sau là lễ Tống thấn. Sau cùng, mặt Sông Hương sẽ được bùng lên âm nhạc pháo nổ rực rỡ vô cùng sôi động.

Trải qua thăng trầm lịch sử, gần đây lễ hội mới được phục hồi hoàn chỉnh theo những lễ nghi truyền thống đậm màu sắc văn hóa địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén vừa là lễ Vía Mẹ, mà không chỉ những người theo Thiên Tiên Thanh Giáo mà còn là của những người theo đạo thờ mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo nghĩa đó, lễ hội điện Hòn Chén quả xứng tầm là một trong những lễ hội lớn nhất tại Thừa Thiên Huế.

Văn chầu Tiên Yana – Bà Chúa Ngọc

Nghìn thu nước biếc non xanh

Tục truyền có thánh hiển linh hạ trần

Thánh xưa hai chữ tôn thân

Lọt ra lòng mẹ trước cần tạo con

Thánh xưa ân nghĩa vuông tròn

Trời nam biển bắc tiếng còn như vang

Các lê lần giở quyển vàng

Quốc âm kể lại mấy hàng chép ghi

Cõi Nam có Đức Thiên Y A Na

Dấu thiêng thuở trước truyện kia rành rành

Phẩm Tiên vốn ở Thiên đình

Đại An núi Chúa giáng sinh lạ lùng

Giang sơn riêng một Tiều Ông

Ở ăn góc núi vun trồng ruộng dưa

Thường ngày bông trái có thừa

Vì ai ngắt hái trái dưa bỗng còi

Tiều Ông đêm lượm rình coi

Nhởn nhơ bóng nguyệt bồi hồi áng mây

Người đâu bỗng xuống trốn này

Phẩm dành bậc nhất tác tày ngoài mươi

Ôm dưa đương giỡn đương cười

Tiều Ông gần hỏi: chứ người nào đây

Con ai tác hãy thơ ngây

“Nam mô Di Phật” – Con thầy thầy nuôi

Tấm lòng yêu dấu chẳng nguôi

Trẻ qua già cậy lần hồi mai sau

Ít lâu gặp tiết mưa rào

Lòng Tiên phút nhớ động đào ngày xưa

Đình hoa xây đá sớm trưa

Non kia cảnh nọ dây dưa mấy trùng

Tiều Ông ngó thấy chẳng ưng

Nổi cơn la giận tưng bừng một khi

Tiều còn đương nghĩ đương suy

Bỗng đâu nước lụt cội kỳ trôi qua

Trời đưa một chiếc tiên xà

Cho người tiên cưỡi qua ra vời

Mênh mông dưới nước trên trời

Vượt sang bể Bắc gần nơi Yên Thành

Tiếng thơm đồn dậy xung quanh

Xa gần đưa tới phụng nghinh đem về

Trơ như đá nặng như chì

Trăm quân xúm kéo từ từ chẳng lay

Thảy đều ngơ mặt khoanh tay

Ở trong vật ấy chẳng hay có thần

Một mai thái tử nghe tin

Dạo qua xem thử nhân duyên thế nào

Xuống xe liền néo tay vào

Cột kỳ cất nổi cớ sao lạ thường

Người phu thường, bửu phi thường

Duyên kia đã định dễ nhượng cho ai

Rước về đặt chốn các đài

Khi hôm trăng rọi khi mai gió nhuần

Cung xanh tuổi tác đương xuân

Cầu Ô còn đợi mây Ngân bấy chầy

Có khi dạo cảnh nhìn cây

Bóng trăng dấp giới làn mây dập dờn

Hương trời sắc nước nào hơn

Bỗng đâu hóa mất như cơn giấc hòe

Hương thừa thấp thoáng còn nghe

Đương khi gặp gỡ ai dè sắc không

Hôm sau gió mát trăng trong

Nhìn cây lại thấy Tiên Dung ra vào

Mười phần cốt cách thanh cao

May thay gặp bạn động vào Thiên thai

Đã lòng đoái tới cơ đài

Nhân duyên đâu tá giãi bày thử nghe

Bây giờ nước tỏ niềm tê

Rừng xanh ngỏ truyện trước sau

Hòa mừng hòa sợ vào tâu thềm rồng

Trên nghe nói sự lạ lùng

Lệnh truyền xét xử cát hung dường nào

Khi nên trời cũng khéo chiều

Tìm ra quẻ tốt ứng vào duyên hay

Truyền cho làm lễ chọn ngày

Cầu xây Ô Thước duyên vầy phượng loan

Sắt cầm dìu dặt tiếng đàn

Trước sân mừng thấy quế lan sánh bầy

Song song gái quế trai tài

Xuân xanh sớm nở một cây đôi nhành

Dẫu rằng gá nghĩa cung xanh

Quê xưa cảnh cũ ơn tình còn vương

Lạ gì tiên tích dị thường

Xa đường nhơn quả lánh đường phiền hoa

Cội kỳ sẵn có bởi nhà

Đem hai tiên tử biến ra ẩn vào

Sóng dồi gió dạt biết bao

Biển xanh một dãi Cù Lao mấy trùng

Nước non xanh biếc một vùng

Đại An đâu đó xa trông mịt mờ

Cù Huân thoắt đã tời bờ

Gặp ai già cả đợi chờ hỏi han

Hỏi làng làng gốc Đại An

Hỏi Tiều Tiều đã úa tàn bấy lâu

Rừng dưa man mác đâu đâu

Chạnh lòng ân nặng nghĩa sâu chưa đền

Khói hương may hãy còn nên

Cảm lòng Tiều Lão cất đền thờ chung

Phương dân buổi ấy người đông

Ăn làm lề lối còn không tỏ tường

Chúa Tiên lại mở lòng thương

Dạy phương sinh lý tìm đường lễ nghi

Đất rừng voi cọp thiếu chi

Đón ngăn đủ phép hô trì dành yên

Đoạn rồi Tiên lại về Tiên

Lên non tạc tượng để miền nhân gian

Phút đâu giá hạc xe loan

Giữa ban ngày đã băng ngàn lên mây

Cõi Nam cảm mến đức dày

Mây tuôn nước chảy sầu này khôn nguôi

Từ ngày trâm gãy bình rơi

Khuôn dung vắng hẳn tăm hơi ả Hằng

Nhớ lời tỏ vẻ dưới trăng

Cung thuyền dục đã đê chừng vượt sang

Quân kia nóng nảy bàng hoàng

Đốt tan mấy xóm mấy làng gần xa

Lại không kiêng đến tượng Bà

Từ bi cho mấy cũng là khó dung

Nổi cơn sóng gió đùng đùng

Làm cho họ đắm xong một lần

Giữa dòng cột đá khôn vần

Dấu thiêng còn đó uy thần còn đây

Khi đỉnh núi khi trên mây

Khi lên voi cưỡi khi dầy cá bơi

Hòn Cù, Hòn Én dạo chơi

Sấm ran ba tiếng bóng ngời giữa không

Oai linh hiển hách lạ lùng

Gió tiên mây phật cảm thông rất mầu

Phương dân mừng đội ơn sâu

Cùng nhau xây tháp dựng lầu nguy nga

Giữa xây một tháp thờ Bà

Kế bên hữu dựng một tòa thờ Ông

Hai bên bốn tháp công đồng

Thờ Cô thờ Cậu thờ Ông Mụ Tiều

Giữa dòng bia đá còn nêu

Dấu xưa khoa đẩu khôn điều giải uy

Bia đá mà cảnh cũng kỳ

Trái cây ăn được đem đi thì dừng

Hai bên bốn tháp lừng lừng

Năm hòn lố nhố như giăng trước tòa

Kìa Hòn Én nọ Hòn Gà

Hòn Lớn, Hòn Bé với là Hòn Bông

Tả biên có mũi cây Sung

Hữu biên có núi mũi Ông chầu vào

Đêm ngày sóng vỗ lao xao

Đàn ve quyến gió thanh tao tứ mùa

Có Viên Kiệu có Phượng Hồ

Có lèn Ngũ Nhạc có đồ Bát Tiên

Thường năm Tứ quý Tam nguyên

Hương thơm đèn rạng dâng lên lễ thường

Kiệu ngai tàn quạt rỡ ràng

Kim Đồng Ngọc Nữ hai hàng hầu trong

Này tên này nỏ này cung

Này đồng nữ múa này đồng nam ca

Tôn thần chẳng những người ta

Thượng cần hạ thú cũng là đua nhau

Cọp hùm đâu cũng cúi đầu

Cá dâng dưới nước voi chầu trên non

Nghìn thu di sản vẫn còn

Còn trời còn nước còn non còn dài

Sử sanh chói chói khôn sai

Giúp vua dẹp giặc, ra tài làm mưa

Qua quan này nhớ thuở xưa

Sứ thần Chân Lạp phải đưa mình hầu

Diễn sơn này nhớ thuở dâu

Trung quân bắt cọp khẩn cầu cũng linh

Có khi Đèo Cả  hiện hình

Có khi Tầm hới Hiển linh hạ mầu

Khắp trong dân chúng đâu đâu

Giúp người chẳng quản khấu cầu tự nhiên

Thần Kinh phong cảnh thiên nhiên

Gần làng Cát Hải có đền Huệ Nam

Quốc sơ mới dựng linh am

Đến năm Minh Mạng thập tam sửa dần

Đền Thiên Chúa, Miếu Thủy Thần

Ngạt ngào hương khói ngàn xuân đến giờ

Hàm long điện tả linh tòa

Cảnh nào in cảnh tiên cư lạ dường

Nhìn ra trước mặt sông Hương

Dựa vào Hòn Chén lại càng thanh tao

Nước trong như suối động đào

Cây xanh như vẽ, cù lao tam thần

Núi xanh nước biếc mười phần

Thông reo chim hót họa vần sinh ca

Vực sâu trạnh lớn nỗi ra

Ơ thần linh đó ấy Hà Bá chăng

E khi chầu chực khôn lường

Đem đồ thủy phủ lên mừng cõi tiên

Nghìn thu non nước thiên nhiên

Thiên Y A Na Thánh Mẫu, lưu truyền sử xanh.