Bà bầu sốt uống thuốc gì? 7 Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu
Nội Dung Chính
Trong giai đoạn thai kỳ, ốm sốt ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi. Vậy bầu sốt uống thuốc gì để không gây hại cho sức khỏe. Cùng AVAKids đi tìm hiểu 7 cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu trong bài viết dưới đây nhé!
1Các loại thuốc hạ sốt phổ biến
1. Paracetamol
Mẹ bầu sốt uống thuốc gì? Thực tế mỗi loại thuốc hạ sốt đều có những mặt lợi và hại, Paracetamol cũng không ngoại lệ.
Paracetamol là một trong số ít các loại thuốc hiện nay có nhiều ưu điểm, tương đối an toàn và đảm bảo không gây dị tật, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi hay gây sảy thai trong 3 tháng đầu và sinh non 3 tháng cuối.
Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như: dạng gói, dạng viên, dạng siro, dạng cốm, dạng viên nén, dạng viên sủi bọt,… giúp mẹ bầu có đa dạng sự lựa chọn hơn.
Song song đó, thuốc cũng tồn tại những mặt hại như chứa chất hóa học gây viêm gan và bệnh có thể diễn biến nặng nếu không được sử dụng đúng cách. Do vậy, trong quá trình uống thuốc mẹ bầu cần lưu ý tác dụng phụ này.
Bà bầu sốt uống thuốc gì?
2. Aspirin
Aspirin mang tới công dụng hạ sốt tối ưu, tác dụng nhanh cùng khả năng giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thuốc còn chống ngưng tập tiểu cầu ngừa những biến cố đông máu cho cơ thể.
Tuy nhiên, thuốc cũng tồn tại nhiều nhược điểm mẹ bầu cần lưu ý như nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên lên tới 80%. Dù không gây dị tật thai nhi nhưng nó có thể dẫn tới hiện tượng đóng sớm ống động mạch ở trẻ trước sinh hay khiến tình trạng viêm loét ở mẹ bầu nặng hơn.
Aspirin thường được bào chế dưới dạng viên nén, rất dễ sử dụng, dù hiệu quả giảm sốt rất cao tuy nhiên những ảnh hưởng mà thuốc mang lại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi là không thể chấp nhận được.
3. Ibuprofen
Bầu sốt uống thuốc gì? Ibuprofen được biết tới là một trong những thuốc hạ sốt có khả năng cắt sốt và giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này được cảnh báo rất nguy hiểm với cấp độ D (cấp độ cao) cho mẹ bầu và thai nhi trong toàn bộ thai kỳ.
Thậm chí trong một số nghiên cứu cho thấy, Ibuprofen có liên quan mật thiết tới hiện tượng sảy thai trong 3 tháng đầu tiên và làm tăng nguy cơ gây ra biến cố đóng sớm ống động mạch ở bào thai. Do vậy, mẹ bầu nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thuốc này.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ xem ngay lời giải cho thắc mắc “Bà bầu uống panadol được không?”
Mẹ xem ngay lời giải cho thắc mắc “?”
2Bà bầu sốt uống thuốc gì thì an toàn?
Khi so sánh 3 loại thuốc hạ sốt trên về cả mặt lợi và hại, có thể dễ dàng đi tới kết luận bà bầu sốt uống thuốc gì. Paracetamol là loại thuốc nhiều ưu điểm và có vẻ an toàn hơn cho mẹ bầu và thai nhi mà vẫn đảm bảo công dụng hạ sốt.
Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc này với liều dùng là 1 viên 500 mg trong trường hợp sốt từ 38,5oC trở lên, lặp lại sau từ 4 – 6 giờ đồng hồ với lần sốt tiếp theo. Lưu ý không uống quá 6 viên/ngày.
Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B, paracetamol sẽ trở thành lựa chọn thứ 2 sau aspirin rồi đến ibuprofen. Cũng cần lưu ý tới các mẹ bầu đã từng có tiền sử sảy thai.
Tốt nhất nên dùng thuốc hạ sốt sau bữa ăn, với liều lượng khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi giúp mang tới một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ bầu sốt khi uống thuốc cần uống đúng liều chỉ định
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu bị viêm gan B nên ăn gì và không nên ăn gì? Mẹ bỏ túi ngay!
3Cách hạ sốt cho bà bầu không cần dùng thuốc
1. Tắm hoặc lau người bằng nước ấm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc khiến mẹ và bé đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn thì mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp tắm hoặc lau khô người bằng nước ấm cũng mang lại công dụng giảm sốt bất ngờ.
Lý do là vì khi nước bốc hơi khỏi da sẽ đem theo nhiệt độ giảm dần và cơn sốt cũng giảm theo. Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng nước lạnh bởi vì nó sẽ khiến tình trạng sốt nặng hơn.
2. Chườm khăn
Một phương pháp hạ sốt khác cũng được áp dụng rất nhiều và cho thấy hiệu quả khả quan trong việc hạ sốt đó chính là chườm khăn lên trán. Với cách này mẹ bầu dùng một chiếc khăn mặt sạch cho vào nước ấm, vắt thật khô và đặt lên trán, nhiệt độ trong khăn sẽ giúp phân tán đi nhiệt độ trên cơ thể.
3. Uống nhiều nước
Khi sốt cao cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước, do vậy mẹ bầu cần bổ sung liên tục lượng nước đã mất này để chất lỏng trong cơ thể được cân bằng và giúp hạ nhiệt từ sâu bên trong.
Mẹ bầu sốt nên uống nhiều nước
4. Nghỉ ngơi hợp lý
Khi sốt cơ thể luôn trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi do đang phải chống lại tình trạng nhiễm trùng. Do vậy, mẹ bầu cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu nhờ vậy mà cơn sốt cũng giảm nhanh hơn.
Mẹ bầu nên nằm trên giường thả lỏng cơ thể và thư giãn, tránh đi lại quá nhiều khi chóng mặt khiến cơ thể dễ vấp té.
5. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để có một cơ thể khỏe mạnh và giúp hạ sốt hiệu quả chế độ dinh dưỡng khoa học là điều vô cùng quan trọng. Khi ốm mẹ bầu nên ăn những món dạng lỏng như canh, súp hay cháo không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà còn bổ sung nước hiệu quả.
Bên cạnh đó cũng không quên bổ sung các loại vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sốt hiệu quả như nước cam hay chanh,…
6. Mặc quần áo thoải mái
Tuyệt đối không mặc quá nhiều quần áo khi bị ốm sốt mà thay vào đó nên mặc quần áo thoải mái để nhiệt độ cơ thể dễ dàng tản ra giúp hạ sốt nhanh hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho cơ thể dễ dàng lưu thông các luồng khí hơn.
7. Bổ sung vitamin cần thiết
Bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn thai kỳ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hay các bệnh liên quan đến virus.
Khi sức đề kháng tốt, các mầm bệnh cũng nhanh chóng được tiêu diệt nhờ vậy cơn sốt cũng giảm dần. Lưu ý, chỉ uống vitamin tổng hợp cho bà bầu với thật nhiều nước và sau bữa ăn.
4Đôi lời từ AVAKids
Trên đây AVAKids đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bà bầu sốt uống thuốc gì?”. Trong trường hợp bất khả kháng phải dùng tới thuốc hạ sốt mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.
Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tổng hợp Tạ An Ninh
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- Các loại thuốc dị ứng cho bà bầu và một số điều mẹ cần lưu ý
- Bầu uống thuốc say xe được không? Một số cách giảm say xe cực hay dành cho mẹ bầu
- Thừa sắt khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Mách mẹ các loại thực phẩm nên bổ sung