Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không? và Một số lưu ý khi xông?
Cảm cúm đang là loại bệnh rất phổ biến hiện nay và nó xảy ra ở mọi độ tuổi từ nhỏ đến già hay cả những bà bầu đều có thể mắc phải. Thường thì phương pháp chữa trị cảm cúm có rất nhiều cách đó là sử dụng các loại thuốc đặc trị hoặc sử dụng những cách dân gian phổ biến như xông hơi. Tuy nhiên, với những bà bầu sẽ dễ mắc cảm cúm vì là khi mang thai sức đề kháng sẽ yếu hơn nên là thường sử dụng thuốc sẽ có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nên các bà bầu vẫn sẽ lựa chọn phương pháp dân gian tự nhiên như xông hơi. Mặc dù xông hơi có hiệu quả tích cực, an toàn và nhanh chóng nhưng vẫn có một số ý kiến trái chiều là xông hơi không tốt cho bà bầu. Vậy việc bà bầu bị cảm cúm có nên xông không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc cụ thể nhé.
Xông hơi là gì?
Xông hơi là dùng hơi nóng từ các thảo dược, lá cây… để hấp thụ các hơi nóng đó vào cơ thể từ đó nó sẽ điều tiết thân nhiệt và tiết ra mồ hôi. Khi mồ hôi tiết ra thì lúc đó các khí hư, độc tố trong người sẽ theo tuyến mồ hôi được đào thải ra khỏi cơ thể. Nên vì thế cần xông hơi thường xuyên nếu cảm thấy có dấu hiệu của bệnh.
Công dụng của xông hơi
Công dụng chính của xông hơi đó chính là điều trị cảm cúm nhưng ngoài ra xông hơi còn có nhiều công dụng khác như là giúp hạ cao huyết áp, giải độc cho cơ thể, giảm viêm phế quản, nghẹt mũi, sổ mũi, hạ sốt, cảm phong hàn, lưu thông máu và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Phương pháp này từ lâu đã được ông cha ta nghĩ ra và được truyền lại cho đến ngày nay. Với cách xông thủ công thì sẽ dùng nồi nước đã đun sôi cùng thảo dược, lá cây, thuốc,… khi nước đang còn nóng và chùm kín đầu hoặc cả người cùng với nồi nước đó. Nhưng ngày nay với sự phát triển công nghệ thì có rất nhiều các máy xông ra đời với nhiều loại và mẫu mã tiện lợi khi sử dụng nên chúng ta có thể dễ dàng trong việc xông hơi.
Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không?
Khoảng thời gian mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu sẽ yếu hơn so với bình thường nên là rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp và nhất là bệnh cảm cúm. Cảm cúm do virus cúm gây ra nên dễ lây nên khi bà bầu chỉ cần tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung ly nước, chén đũa là đã mắc cảm cúm.
Khi bị cảm cúm nếu sử dụng thuốc đặc trị chữa cảm cúm sẽ có nhiều mối nguy hiểm từ thuốc sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên hầu hết các mẹ bầu sẽ lựa chọn giải pháp xông tự nhiên để an toàn cho thai nhi. Lúc xông thì sẽ có 2 cách xông đó là xông toàn thân và xông mũi không. Đối với bà bầu thì không nên toàn thân bởi do khi xông nó sẽ làm tăng thân nhiệt lên tới 38 độ C lúc này thai nhi sẽ có thể rơi vào tình huống nguy hiểm và nguy cơ bị dị tật là rất cao. Nên chính vì thế bà bầu chỉ nên xông qua đường mũi do là khi xông hơi nóng chỉ tác động lên đầu nên không có ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguyên nhân bởi vì nếu mẹ bầu xông hơi không đúng cách, không đúng thời điểm và khi xông hơi làm tăng nhiệt độ cơ thể thì túi nước ối cũng sẽ nóng lên và ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ, các tế bào có thể bị phá hủy hay làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy giữa mẹ và bé. Khi mức nhiệt lên tới trên 38 độ C, thai nhi sẽ rơi vào tình huống nguy hiểm và có khả năng bị dị tật nghiêm trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ mang thai.
Nên là các bà bầu yên tâm có thể xông mũi mỗi ngày bằng các loại thảo dược, lá cây thiên nhiên dễ kiếm mua để cải thiện tình trạng cảm cúm, giảm nghẹt mũi, kích thích tiết mồ hôi để đẩy nhanh thời gian phục hồi bệnh. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong thời kỳ mang thai bà bầu chỉ nên áp dụng xông mũi còn lại xông toàn thân hay sử dụng thuốc là bà bầu không nên áp dụng.
Cách xông hơi chữa cảm cúm cho bà bầu
Những nguyên liệu để xông thường rất dễ tìm nên bà bầu có thể dễ dàng tìm thấy trong bếp hoặc nếu không có thể ra chợ để mua. Với những nguyên liệu đó mẹ bầu chỉ cần đun sôi những nguyên liệu đó chung với nước sạch để xông và để an toàn bà bầu chỉ nên xông ở vùng mặt. Dưới đây là một số nguyên liệu xông hiệu quả mà bà bầu nên dùng là:
Xông bằng tía tô, kinh giới
Nhắc đến loại rau gia vị dùng để chữa bệnh cảm cúm thì không thể nhắc đến tía tô và kinh giới, vị thuốc dân gian dễ kiếm. Cả tía tô và kinh giới đều có công dụng chữa đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn,…. Kết hợp cả 2 loại rau này là sự lựa chọn tuyệt vời và hiệu quả cho bà bầu khi xông.
Trước khi xong bà bầu cần chuẩn bị 1 ít rau tía tô và kinh giới có thể dùng cả 2 hoặc 1 trong 2 loại cũng được rửa sạch để ráo. Sau đó cho rau vào nồi nước đun sôi 5 phút là có thể tắt bếp. Đổ nước ra chậu nhỏ rồi dùng khăn chùm kín đầu với chậu và xông trong khoảng 5-10 phút.
Xông bằng tinh dầu tỏi
Trong tỏi có chứa Allincin với tác dụng kháng khuẩn cao nên vì thế xông mũi với tinh dầu tỏi sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng cho bà bầu. Có thể mùi tỏi hơi hăng và khó chịu nhưng do vì nó giúp diệt khuẩn, chống viêm và những triệu chứng do cảm cúm gây nên bà bầu cần ráng sử dụng để tốt cho bản thân và thai nhi.
Chỉ cần chuẩn bị 1 thau nước sôi và sau đó cho 1 lượng vừa đủ dầu tỏi lên là bà bầu có thể xông được. Cách xông cũng giống như xông với tía tô và kinh giới.
Xông bằng gừng
Nguyên liệu luôn có mặt và không thể thiếu trong mỗi gian bếp của các gia đình đó là gừng. Gừng là một nguyên liệu xông rất an toàn cho bà bầu bởi nó giúp ngăn ngừa các triệu chứng cảm cúm và còn có khả năng giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ở bước xông với gừng thì bà bầu cũng làm tương tự giống các cách xông với tía tô, kinh giới là được.
Một số lưu ý khi xông
Khi xông thì các bà bầu cần nên lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:
-
Chỉ nên xông tầm từ 10-15 phút là đủ, không nên lạm dụng xông quá lâu và xông quá nhiều lần trong 1 ngày.
-
Cần chú ý hơi nước lúc xông để tránh nóng quá làm bỏng da.
-
Nên chọn nguyên liệu sạch và an toàn hoặc tinh dầu.
-
Xông hơi bằng máy có thể áp lực từ hơi nóng của máy và có thể khiến bà bầu chóng mặt, tụt huyết áp và khó thể nên bà bầu có sức khỏe không tốt nên cân nhắc xông bằng máy.
-
Đối với bà bầu mang thai ở 3 tháng đầu thì không nên áp dụng những phương pháp này.
Nguyên nhân và triệu chứng bà bầu bị cảm cúm?
Nguyên nhân bà bầu dễ bị cảm cúm
Hầu hết đa số bà bầu lúc mang thai thì hệ miễn dịch sẽ yếu hơn và nội tiết tố cũng thay đổi theo. Nên là cơ thể sẽ nhạy cảm và dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, thì khi thời tiết và môi trường thay đổi đột ngột cũng sẽ khiến cho cơ thể của các bà bầu dễ bị tấn công bởi các virus cúm. Virus gây cảm cúm đến từ nước bọt, đờm của người bệnh và lây lan cho người khác.
Những người khỏe mạnh bình thường và có sức đề kháng tốt thì khó dễ bị lây nhiễm cảm cúm. Nhưng với bà bầu thì cơ thể sẽ khác với người bình thường là dễ nhạy cảm với mọi thời tiết vì sức đề kháng kém nên dễ bị lây nhiễm rất nhanh.
Triệu chứng của bà bầu bị cảm cúm
Để có thể phát hiện sớm bệnh cảm cúm thì các bà bầu nên tìm hiểu kĩ các triệu chứng của cảm cúm. Khi thấy có triệu chứng sẽ nhận diện được nhanh chóng và kịp thời đưa ra giải pháp chữa trị để tránh những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Các bà bầu khi cảm cúm thường sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết như đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, nhức mỏi toàn thân và có một số sẽ sốt nhẹ. Đối với các bà bầu chỉ cần chịu khó ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và đặc biệt là nước cam, tập thể dục nhẹ nhàng, xông mũi mỗi ngày thì bệnh sẽ ngày dần khỏi. Nhưng nếu thực hiện những cách trên mà bà bầu vẫn thấy bệnh cảm cúm không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn thì nên đến ngay những cở sở y tế, bệnh viện gần nhất để được tư vấn khám và điều trị kịp thời.
Bà bầu cần làm gì khi cảm cúm
Để có thể giảm các triệu chứng cảm cúm hết mức thì các bà bầu nên duy trì cho bản thân một lối sống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:
-
Nên ăn uống, nghỉ ngơi có giờ giấc khoa học.
-
Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày và không nên thức khuya.
-
Không nên lo lắng nhiều để tránh bản thân bị căng thẳng.
-
Vệ sinh nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để sát khuẩn, tránh bị nghẹt mũi và ngăn chặn viêm nhiễm cho họng.
-
Khi gặp người khác cần nên đeo khẩu trang hoặc tránh tiếp xúc gần để lây truyền nhiễm virus cúm.
-
Luôn giữ ấm cho cơ thể và tránh nằm quạt, máy lạnh nhiều.
-
Sử dụng dầu tràm cho lòng bàn chân, dưới mũi, bụng để làm ấm toàn thân.
-
Nên tắm bằng nước ấm để lưu thông máu hoặc tắm bằng nước nóng để giúp thư giãn thần kinh.
-
Khi ngủ bà bầu nên kê cao đầu để đỡ bị nghẹt mũi, chống trào ngược đờm và dễ vào giấc ngủ hơn.