Bà bầu ăn lươn được không? Gợi ý món ăn bổ dưỡng từ lươn
Nội Dung Chính
Lươn là một loại thực phẩm có tính hàn, vậy bà bầu ăn lươn được không? Các mẹ hãy cùng AVAKids giải mã câu hỏi này và tìm hiểu một số cách chế biến món ăn từ lươn, ngon đúng điệu, nhiều dinh dưỡng cho bà bầu nhé.
1Giá trị dinh dưỡng từ thịt lươn
Lươn là loại thực phẩm “vàng” cung cấp nhiều vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bà bầu ăn lươn được không chỉ trong 3 tháng đầu mà suốt cả thai kỳ đều ăn được.
Trong thịt lươn có các chất dinh dưỡng như protein, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, hàm lượng DHA giúp hạn chế các vấn đề viêm nhiễm và tăng cường trí thông minh cho em bé ngay từ trong bụng mẹ.
Một số chất dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn như sau:
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt lươn
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt lươn
2Lợi ích từ thịt lươn mang đến cho mẹ bầu
Tăng cường năng lượng
Thịt lươn có chứa khoảng 1.350 calo trên 1/2kg thịt và 303 calo trên mỗi 100g thịt lươn. Đây là món ăn có chứa hàm lượng calo cao. Thịt lươn giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng cần thiết mà còn giảm thiểu tình trạng mệt mỏi.
Cung cấp chất đạm cho cơ thể
Lươn là nguồn cung cấp đạm rất tốt. Trong mỗi 100g thịt lươn có chứa 18.4g đạm. Vì vậy, các bà bầu ăn lươn được không những có nhiều năng lượng mà còn có thêm nhiều đạm. Đạm đóng vai trò xây dựng các tế bào cho mẹ và thai nhi.
Giảm sự tích tụ mỡ
Thịt lươn có chứa arginine, một loại axit amin kích thích hóc-môn tăng trưởng trong cơ thể. Thịt lươn không những tăng cường sức khỏe cơ bắp, kiểm soát cân nặng trong suốt chín tháng mang thai mà còn giảm sự tích tụ mỡ.
Arginine còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì nó ngăn chặn không cho các tế bào ác tính phát triển. Vì vậy các mẹ hãy bổ sung thịt lươn vào chế độ ăn uống nhé.
Cung cấp hàm lượng vitamin cao
Trong thịt lươn có vitamin A và vitamin B12 với hàm lượng cao. Hàm lượng vitamin A dồi dào có thể ước lượng trung bình trong 100g thịt lươn có 5.000 UI vitamin A còn trong thịt bò chỉ có 40 UI.
Các bà bầu ăn lươn không những có thể gia tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể mẹ bầu mà còn giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, không để các tế bào suy yếu do bị oxy hóa.
Ngoài ra, bà bầu ăn lươn còn giúp giảm nguy cơ sinh non, tránh cho trẻ sinh ra bị thiếu cân và phòng ngừa các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, thoát vị não, khuyết não.
Giúp hệ xương chắc khỏe
Thịt lươn cũng chứa nhiều phốt pho và canxi, do đó ăn thịt lươn không những chắc khỏe xương cho mẹ mà còn phát triển hệ xương của thai nhi, tránh việc trẻ bị còi xương sau này.
Bổ sung canxi và photpho đầy đủ còn giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng đau lưng, chuột rút, tê bì chân tay.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn
3Bà bầu ăn lươn được không?
Bà bầu ăn lươn được không vẫn luôn là thắc mắc của nhiều mẹ. Với những thông tin bên trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn loại thực phẩm bổ dưỡng này. Mẹ cứ ăn và lắng nghe cơ thể, không nên ăn quá nhiều bất kỳ món gì mà nên ăn một cách điều độ.
Bà bầu ăn lươn được không những khỏe cho mẹ mà còn nhiều dinh dưỡng cho bé
4Đối tượng nào không nên ăn lươn khi mang thai?
Vì lươn là thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao nên các mẹ cần thận trọng khi sử dụng món ăn này cho thực đơn của mình. Một số mẹ bầu có tình trạng như sau thì nên hạn chế ăn lươn:
- Mẹ bầu có cơ thể dễ dị ứng, cơ địa yếu, đề kháng kém: Vì lươn thuộc dòng hải sản nên có những chất gây dị ứng. Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng hải sản nên tránh ăn lươn để tránh dị ứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và em bé.
- Mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu: Khi tiêu hóa có vấn đề mẹ cũng nên hạn chế ăn lươn vì lươn có tính hàn, khó tiêu hóa.
- Sốt rét: Lươn có tính hàn nên dễ làm bệnh sốt rét trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu bị sốt rét không nên ăn lươn để tránh nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và mẹ.
Vậy bà bầu ăn lươn được không còn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý khi mẹ bị đầy bụng khi mang thai
5Hướng dẫn mẹ bầu ăn lươn đúng cách
Lươn là động vật sống trong bùn, đầm lầy và ăn tạp, do đó mẹ cần nấu chín thịt lươn ít ở khoảng 63℃ trở lên trước khi ăn. Mặc khác, lúc chọn mua, mẹ nhớ chọn con lươn tươi, đừng chọn con đã chết hay ươn vì khi đó chúng có thể sản sinh ra chất histamin rất nguy hại cho sức khỏe.
Sơ chế lươn với muối để loại bỏ chất nhầy của lươn, trước khi đem ra nấu cháo hoặc nấu cùng thực phẩm khác nên xào qua với bếp lửa trước để giảm độ tanh.
Để chắc chắn an toàn, mẹ bầu cần xem xét xem cơ địa của mình có dị ứng với món ăn này hay không và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thịt lươn vào thực đơn.
Vì lươn có tính hàn nên không nấu chung lươn với những thực phẩm có tính mát, ví dụ như khổ qua, dưa hấu. Mẹ bầu không nên dùng giấm để làm sạch hoặc loại bỏ nhớt của lươn. Bởi vì giấm không hợp với lươn, làm lươn mất mùi vị riêng vốn có.
Bà bầu ăn lươn được không là một câu hỏi đã có đáp án, tuy nhiên việc ăn như thế nào cho đúng cũng là điều quan trọng.
6Gợi ý một số món ăn từ lươn cho bà bầu
Cháo lươn hạt sen
Nguyên liệu:
- 500g lươn đồng
- Gạo tẻ 1 bát
- Hạt sen
Cách thực hiện:
- Lươn sống mua về dội nước sôi hoặc luộc sơ để lươn chết. Sau đó tuốt sạch nhớt cùng muối hoặc chanh.
- Cắt đầu, làm sạch ruột và chặt lươn thành từng khúc vừa ăn.
- Luộc cho lươn vừa chín tới, cho thêm một lát gừng vào để khử mùi tanh rồi vớt lươn ra, để nguội.
- Vo gạo, nấu cháo hạt sen
- Phi thơm hành tỏi trên chảo rồi cho lươn vào xào cùng một ít gia vị.
- Cho thịt lươn đã xào vào nồi cháo chín, khuấy lên và nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Lươn nướng ống tre
Nguyên liệu:
- 1kg lươn đồng tươi
- 2 ống tre
- 5 củ sả
- 70g bột nghệ
- 0.5 kg bún
Cách thực hiện:
- Lươn đồng mua về dội nước sôi cho lươn chết, làm sạch nhớt với muối, mổ bụng làm sạch ruột rồi đem đi ướp cùng nghệ, mì chính, tiêu, muối, đường, sả, ớt trong khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
- Sau đó cho lươn vào ống tre rồi nướng cho đến khi lươn chín (nên dùng bếp than củi để nướng).
- Khi ăn dùng dao tách ống tre ra làm đôi và ăn kèm nước mắm pha với bún
Miến lươn
Nguyên liệu:
- 200gr miến dong
- 500g lươn
- Xương heo: 500gr
- Cà rốt: 2 củ
- Rau cải: 200gr
- Nấm mèo: 5 cái
- Nấm hương: 10g
- Trứng gà: 1 quả
- Gia vị nêm nếm cơ bản
- Rau thơm: 20gr
Cách thực hiện:
- Lươn đồng mua về dội nước sôi cho lươn chết, làm sạch nhớt với muối, mổ bụng làm sạch ruột, lóc lấy thịt bỏ xương, rồi ướp cùng gia vị trong khoảng 20 phút.
- Sau đó bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, cho lươn vào xào đến khi săn lại thì gắp ra đĩa.
- Ngâm miến dong trong nước khoảng 15 phút cho nở mềm rồi vớt ra để ráo.
- Ngâm mềm nấm hương và nấm mèo trong nước ấm rồi rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Cà rốt, rau cải sơ chế sạch, cắt miếng, cắt khúc cho vừa ăn.
- Làm nóng khoảng 15 ml dầu ăn, phi thơm đầu hành lá, cho miến vào xào cùng với nấm hương, nấm mèo. Đến khi sợi miến săn lại thì cho lần lượt lươn, cà rốt, rau cải, rau thơm vào xào cùng. Cho thêm gia vị vào xào cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Miến lươn thơm ngon bổ dưỡng cho bà bầu
7Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn thịt lươn
Bà bầu ăn lươn được không? Để ăn được lươn có một số điều mẹ bầu cần lưu ý như sau:
- Chế biến lươn thật kỹ, nấu chín lươn.
- Mẹ nên tránh mua lươn bị ươn hoặc ướp lạnh nhiều ngày sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong lươn.
- Mẹ nên sơ chế lươn với muối và để lươn không tanh thì hãy xào lươn trước khi nấu và sáng tạo các món từ lươn.
- Không sử dụng thịt lươn cùng với những thực phẩm có tính mát như dưa hấu, mướp đắng,… Điều này sẽ gây ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước khá nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Mẹ không nên ăn lươn nhiều nhé vì các bác sĩ khuyên chỉ nên ăn 2 bữa/tuần.
8Đôi lời từ AVAKids
Hy vọng với những thông tin trên đây các mẹ đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu ăn lươn được không? Lươn là một món ăn bổ dưỡng tuy nhiên cần chế biến đúng cách để vừa giữ lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà không gây hại cho cơ thể.
Bà bầu ăn lươn được không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chúc các mẹ bầu sẽ ăn được những món ngon từ lươn nhé.
Quỳnh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm