A-Z mọi kiến thức hay về CÀ PHÊ bạn cần biết

A-Z mọi kiến thức hay về CÀ PHÊ bạn cần biết

Cà phê là thức uống phổ biến trên khắp thế giới nhờ hương vị gây nghiện và tác dụng kích thích tinh thần hiệu quả. Ngoài những thông tin cơ bản, bạn đã thực sự hiểu hết về loại thực phẩm này? Điều kiện nào tạo hạt cà phê ngon? Cùng Thiên Hạt Coffee tìm hiểu về cà phê từ A đến Z, từ lịch sử, cấu tạo đến cách chế biến, thưởng thức trong bài viết sau.

Tìm hiểu tổng quan về cà phêTìm hiểu tổng quan về cà phêTìm hiểu tổng quan về cà phê

Truyền thuyết về cây cà phê

Ngày xưa, anh chàng chăn cừu tên là Kaldi trong quá trình chăn cừu đã chứng kiến cảnh những con cừu ăn một loại trái cây màu đỏ, sau đó chúng nhảy nhót một cách vui vẻ lạ thường. Anh nếm thử xem vị trái cây lạ này như thế nào, bỗng anh cảm thấy tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái vô cùng. 

Anh chăn cừu đã báo phát hiện mới này cho các tu sĩ. Tuy nhiên, thoạt đầu mọi người cho rằng đây là trái cấm nên quyết định đốt loại hạt này. Ngạc nhiên là một mùi hương thoang thoảng tỏa ra đã kích thích mọi giác quan, thôi thúc cảm giác muốn nếm thử nơi các vị tu sĩ. Cuối cùng, họ cảm thấy dồi dào sức sống và quyết định biến cà phê trở thành một thứ thức uống trước khi hành lễ.  

Thực chất, đây chỉ là truyền thuyết và chưa có chứng cứ nào xác minh. Sự thật thì cà phê có nguồn gốc từ Ethiopia (Kaffa) và được lưu chuyển sang Ai Cập khi những nô lệ Ethiopia bị bắt sang quốc gia này. Từ đó, cà phê trở thành thức uống phổ biến được nhiều người dân Ai Cập yêu thích. 

Mãi đến thế kỷ 18, một số người Hà Lan đã mang hạt cà phê ra ngoài lãnh thổ Ai Cập và trồng trọt tại Martinique. Tiếp đó, người Brazil và người Pháp cũng mang loại hạt này trở về quên hương của họ, đặt nền móng cho sự phát triển toàn cầu của cây cà phê. 

Tìm hiểu tổng quan về cà phê bao gồm lịch sử hình thành chính là bài học đầu tiên dành cho những barista chuyên nghiệp.

Vành đai cà phê

Vành đai cà phê sở hữu điều kiện lý tưởng để trồng trọtVành đai cà phê sở hữu điều kiện lý tưởng để trồng trọtVành đai cà phê sở hữu điều kiện lý tưởng để trồng trọt

Cà phê được trồng tại nhiều nơi trên thế giới nhưng không phải khu vực nào cũng đủ điều kiện đất đai, khí hậu để cây sinh trưởng tốt. Chỉ có những vùng đất nằm trong vành đai cà phê mới đáp ứng đủ các yếu tố về thổ nhưỡng, thời tiết, độ cao,.. để tạo ra hạt cà phê chất lượng, hương vị đa dạng. 

Vành đai cà phê là những khu vực nằm giữa vĩ tuyến 23 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Nam, dọc theo đường xích đạo. Những vùng đất này có độ cao đạt đến 500-2000 mét so với mực nước biển, lượng mưa phù hợp, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, thổ nhưỡng giàu dưỡng chất,… Đây chính là những điều kiện lý tưởng để cây cà phê sinh trưởng tốt nhất. 

Các nước trồng cà phê trên thế giới

Có khoảng 75 quốc gia trên thế giới nằm trong vành đai cà phê nhưng chỉ có 60 quốc gia sở hữu điều kiện trồng cà phê tốt nhất. Cụ thể:

  • Châu Phi: Châu lục này được xem là cái nôi của cây cà phê khi hội tụ đa dạng chủng loại, giống và những nơi bảo tồn nguồn gen có giá trị đặc thù. Trong đó, phải kể đến những quốc gia như Kenya, Uganda, Ethiopia, Tanzania,…
  • Châu Á: Toàn bộ khu vực chỉ có khoảng 8 quốc gia có thể trồng cà phê bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… Cà phê của Châu Á sở hữu hương vị khá ngọt, hơi đắng, có mùi chocolate và thể chất đậm.
  • Châu Mỹ: Vùng đất này được ví von như trang trại cà phê của thế giới khi trồng trọt và xuất khẩu cà phê sang các quốc gia khác. Hương vị cà phê ở đây tương đối dịu nhẹ và cân bằng, hương hoa cam, chanh đa dạng, thể chất nhẹ. Một số nước nổi tiếng về cà phê như Brazil, Mexico, Columbia,…

Khu vực các quốc gia trồng cà phê trên thế giớiKhu vực các quốc gia trồng cà phê trên thế giớiKhu vực các quốc gia trồng cà phê trên thế giới

Hương vị cà phê theo độ cao

Bất kỳ ai muốn bắt đầu trồng trọt và kinh doanh cà phê đều cần nắm vững các kiến thức về cà phê, bao gồm điều kiện lý tưởng để cây cà phê phát triển tốt nhất.

Bên cạnh thổ nhưỡng và khí hậu thì độ cao chính là điều kiện tiên quyết gây ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn so sánh sự thiết yếu của độ cao như nguồn giống hạt để nhận thấy được mức độ quan trọng của yếu tố này.

Thực tế, cây cà phê được trồng ở vị trí càng cao thì chu kỳ sinh trưởng càng dược kéo dài. Từ đó, kéo theo sự chậm trễ trong việc tích lũy dinh dưỡng, tạo ra hạt cà phê cứng chắc và có hương vị phong phú hơn. 

Độ cao là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phêĐộ cao là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phêĐộ cao là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê

Ngoài ra, chất lượng hạt cà phê cũng bị tác động bởi lượng mưa, thời tiết, khí hậu và điều kiện đất đai. Nhìn chung, cơ bản các tính chất hạt cà phê sẽ biến đổi như dưới đây:

  • 600m: Độ cao này tạo ra cà phê có vị đắng, hương vị giản đơn.
  • 600-760m: Cà phê tại độ cao này có mùi đất, hương vị nhạt.
  • 760-910m: Cà phê có vị ngọt dịu êm. 
  • 910-1200m: Tại độ cao nà cà phê mang hương vị trái cây đa dạng như cam, chanh hoặc vị chocolate, vanilla.
  • 1200-1600m: Hương vị cà phê ở độ cao này rất phong phú, hương hoa, hương trái cây.

Cà phê du nhập vào Việt Nam

Bước đầu tìm hiểu về cà phê đã du nhập vào lãnh thổ Việt Nam như thế nào, hãy ngược dòng lịch sử đến giai đoạn đầu cuộc chiến tranh Pháp Việt. 

Vào năm 1857 người Pháp mang giống cà phê Arabica đến và trồng trọt tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam như Quảng Trị, Sơn Tây, Xuân Mai,… Đây chính là con đường đầu tiên cà phê du nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, năng suất trồng trọt tại những vùng đất này không cao, khoảng 400-500kg/hecta. Vì thế, nhiều người đã mang cà phê đến lập đồn điền ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam – Nơi có điều kiện sinh trưởng tốt hơn cho cây cà phê.

Cà phê du nhập và phát triển tại Việt NamCà phê du nhập và phát triển tại Việt NamCà phê du nhập và phát triển tại Việt Nam

Ngoài ra, những loại cà phê mới như Mitcahrrichia và Robusta cũng được thử nghiệm trồng trọt tại nhiều khu vực. Từ đây, cà phê đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi tại Việt Nam. 

Vùng trồng cà phê ở Việt Nam

Thời điểm người Pháp trồng cà phê tại các tỉnh thành khắp cả nước đã phân loại được những vùng có điều kiện xấu và những vùng mang lại năng suất cao. Hơn nữa, những vùng đất trồng trọt phù hợp với từng loại cà phê cũng được tìm thấy sau quá trình thử nghiệm này.

Tính đến hiện nay, Việt Nam có rất nhiều địa điểm có thể trồng được cà phê như Nghệ An, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, nếu xét về các phương diện thuận lợi sinh trưởng thì Tây Nguyên chính là vùng đất thích hợp để trồng cà phê nhất. Đặc biệt, có thể kể đến những đồn điền mang lại năng suất thu hoạch cao, chất lượng cà phê hoàn hảo như Gia Lai, Đắk Lắk. 

Trồng cà phê tại các vùng cao cho năng suất tốt hơnTrồng cà phê tại các vùng cao cho năng suất tốt hơnTrồng cà phê tại các vùng cao cho năng suất tốt hơn

Mặt khác, những giống cà phê ngon nhất thì lại có xuất xứ từ Đà Lạt, Lâm Đồng. Chính các điều kiện thổ nhưỡng, độ cao, lượng mưa, ánh sáng, khí hậu đã giúp các loại cà phê đặc sản như Moka, Bourbon sinh sống và phát triển thuận lợi. 

Các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhất và được đánh giá cao với hương vị cà phê đặc trưng, chất lượng. Trong đó, phải giới thiệu về cà phê hảo hạng như Cherry, Robusta, Arabica. 

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica còn được gọi là cà phê chè do đặc điểm sinh trưởng thân cây thấp, lá nhỏ tương đối giống cây chè tại Việt Nam. Giống cà phê này thuộc họ Rubiaceae, chi Coffea, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Tây Nam Ethiopia. Đây chính là loại cà phê đầu tiên được trồng tại Việt Nam sau khi được người Pháp mang đến nước ta. 

Arabica - Dòng cà phê đầu tiên tại Việt NamArabica - Dòng cà phê đầu tiên tại Việt NamArabica – Dòng cà phê đầu tiên tại Việt Nam

Tổng quan về cà phê Arabica chỉ thích hợp trồng trọt ở những nơi có độ cao thích hợp. Mặc dù sản lượng thu hoạch không cao nhưng lại cho ra hương thơm đặc trưng khó quên. Có khá nhiều giống hảo hạng thuộc họ cà phê này như Moka, Bourbon, Catuai, Typica, Caturra. 

Cà phê Robusta

Robusta cũng là một trong các giống cà phê được ưa chuộng rộng rãi khi chiếm đến 39% sản lượng cà phê trên thế giới. Cây Robusta có thân cao và nhiều nhánh lá to hơn so với cây cà phê Arabica. 

Để giới thiệu về cà phê Robusta, không thể không nhắc đến các điểm đặc trưng riêng đó là khả năng kháng bệnh hiệu quả, năng suất cao cùng hàm lượng caffeine cực cao. Trong khi hạt Arabica chỉ có 1-2.5% caffeine thì Robusta lại chiếm gấp đôi từ 2-4%. Tuy nhiên, Robusta lại không mang đến hương vị thơm ngon nồng nàn như cà phê Arabica. 

Cà phê Cherry

Cà phê Cherry sinh trưởng tốt tại nhiều vùng đất khô hạnCà phê Cherry sinh trưởng tốt tại nhiều vùng đất khô hạnCà phê Cherry sinh trưởng tốt tại nhiều vùng đất khô hạn

Cherry còn được biết đến với tên gọi là cà phê Mít, cà phê Chari, có nguồn gốc xuất xứ từ Ubangui Chari, nằm gần bên sa mạc Sahara. Chính vị trí địa lý này đã giúp cây Cherry phát triển mạnh mẽ, thân cao lớn, lá to chứa nước nhiều và sinh trưởng tốt tại những vùng có khí hậu khô hạn. 

Năng suất cây tuy không cao nhưng lại tạo ra quả cà phê tương đối lớn. Hương vị cà phê này không được đánh giá cao bằng cà phê Arabica và Robusta nên ít được ưa chuộng tại Việt Nam. Thay vào đó, mọi người chuộng loại cà phê Culi đột biến mới, pha lẫn hương vị giữa Robusta và Arabica. 

Hoa cà phê

Khi tìm hiểu về cà phê không thể bỏ qua các yếu tố cấu thành nên chất lượng hạt cà phê. Trong đó, hoa cà phê đòi hỏi yêu cầu cao để nảy mầm tốt nhất. Lượng nước phải được cung cấp đủ sau thời gian hạn hán kéo dài từ 2-3 tháng, nhiệt độ thấp ổn định. 

Hoa cà phê nảy mầm tưới tốt khi cấp đủ lượng nướcHoa cà phê nảy mầm tưới tốt khi cấp đủ lượng nướcHoa cà phê nảy mầm tưới tốt khi cấp đủ lượng nước

Thông thường, mưa rơi xen kẽ với khí hậu nắng nóng sau vài tháng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho hoa cà phê nở kịp thời, năng suất cao. Tuy nhiên, khi thời tiết xấu, sương muối dày đặc, mùa mưa kéo dài sẽ khiến hoa cà phê dễ bị hư thối. 

Việc biết được nguyên lý nở hoa sẽ giúp người trồng có phương án xử lý và cấp dưỡng chất phù hợp để đảm bảo năng suất mùa vụ. 

Cấu tạo và thành phần của quả cà phê

Cấu tạo của quả cafe

Quả cà phê được cấu tạo gồm 6 thành phần chính: Vỏ quả, cuống, vỏ thịt, vỏ lụa, vỏ trấu, hạt cà phê. 

Cuống cà phê

Đây là phần liên kết giữa cành cây và quả nên cần mức độ dẻo dai nhất định. Điều này góp phần giúp quả cà phê dễ thu hái và không bị rụng do các tác động tự nhiên.

Vỏ quả

Vỏ quả là lớp ngoài cùng của quả cà phê, có tác dụng bảo vệ các phần bên trong trước tác động vật lý bên ngoài. Thoạt đầu, vỏ quả cà phê có màu xanh và chuyển sang đỏ hoặc vàng khi chín tới. Vỏ cà phê Arabica thường sẽ nhỏ và mềm hơn so với Chari và Robusta.

Kết cấu thành phần quả cà phêKết cấu thành phần quả cà phêKết cấu thành phần quả cà phê

Vỏ lụa

Đây là lớp mỏng, mềm có tác dụng bao bọc quanh nhân cà phê. Vỏ lụa mỗi loại cà phê sẽ có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, vỏ lụa của cà phê Chari có màu vàng, cà phê Robusta màu nâu nhạt, Arabica lại mang màu trắng.

Vỏ thịt

Vỏ thịt cà phê có thể ăn được và có vị ngọt dịu. Vỏ thịt quả cà phê Chari dày nhất, trong khi đó, vỏ thịt Arabica mềm và ngọt hơn. Đối với loại cà phê chồn, người ta sẽ cho chồn ăn vỏ thịt và thải ra phần nhân. 

Vỏ trấu

Sau quá trình phơi khô, phần vỏ trấu tương đối cứng để bảo vệ phần nhân bên trong. Khi thu hoạch cà phê, người sơ chế sẽ bỏ vỏ ngoài, vỏ thịt và phần chất nhờn, chỉ gữi lại vỏ trấu và phần hạt bên trong. Tuy nhiên, lớp vỏ trấu cũng sẽ được loại bỏ trong quá trình chế biến và tận dụng làm chất đốt, ủ phân. 

Hạt cà phê

Đây chính là thành phần quan trọng tạo ra giá trị tuyệt vời cho cây cà phê. Nhân cà phê bao gồm 2 thành phần là phần ngoài cứng có những tế bào nhỏ chứa dầu, phần trong bao gồm những tế bào mềm và lớn hơn. 

Nhân cà phê tạo ra giá trị cho loại cây nàyNhân cà phê tạo ra giá trị cho loại cây nàyNhân cà phê tạo ra giá trị cho loại cây này

Tuy nhiên, có những loại cà phê chỉ có 1 nhân hoặc hy hữu nhiều hơn 3 nhân. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt này, phần lớn hạt cà phê sẽ có 2 phần bằng nhau.

Thành phần hóa học của quả cafe

Kiến thức về cà phê liên quan đến thành phần hóa học cần được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để biết cách tạo ra hạt cà phê chất lượng, hương vị đa dạng. 

Vỏ quả

Thành phần này chứa nhiều hợp chất như Caffeine, Tannin, Alkaloid và một số loại enzim khác. Trong đó, phải nhắc đến chất Antoxian có tác dụng chuyển sang màu đỏ khi quả cà phê chín tới.

Vỏ trấu

Vỏ trấu bao bọc xung quanh lớp nhân nên thành phần này cũng sở hữu hàm lượng caffeine nhất định, đạt đến 0.4% trọng lượng trái cà phê.

Thành phần hóa học quả cà phêThành phần hóa học quả cà phêThành phần hóa học quả cà phê

Vỏ thịt

Phần vỏ thịt chủ yếu bao gồm các tế bào mềm và chất nhờn. Tuy nhiên, đây lại là lớp vỏ chứa nhiều đường nhất trong các thành phần, giúp cà phê thêm ngọt dịu; đồng thời hỗ trợ tiến trình lên men Pectinase tạo ra hương vị hạt cà phê thơm ngon hơn.

Nhân cà phê

Khi cà phê chín tơi, lượng nước trong nhân cà phê chiếm 10-12%, Lipid chiếm 10-13%, đường 5-10%, tinh bột 3-5% và Protein từ 9-11%. Tuy nhiên, thành phần hóa học của mỗi chủng loại cà phê sẽ khác nhau tùy theo từng loại cà phê riêng biệt. Cách chế biến cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hương vị cà phê. 

Đặc trưng các chất có trong nhân cà phê

Nước

Hạt cà phê sau khi sấy khô cần đạt hàm lượng nước từ 10-12% dưới dạng liên kết. Sau khi kết thúc quá trình rang, con số này giảm xuống còn khoảng 2-3%. Điều này là vô cùng dễ hiểu bởi nếu nhân cà phê nhiều nước sẽ rất khó để bảo quản tuyệt đối, hạt dễ bị ẩm mốc, ảnh hưởng xấu đến hương vị. 

Caffeine

Hàm lượng caffeine khiến hạt cà phê trở nên đặc biệt hơn các loại quả và hạt khác. Tiêu thụ lượng caffeine hợp lý sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn, tràn đầy năng lượng cho cả ngày làm việc. Mỗi loại cà phê sẽ có lượng caffeine khác nhau, trong đó Robusta sở hữu tỷ lệ caffeine cao nhất. 

Caffeine là chất đặc biệt làm nên giá trị cho cây cà phêCaffeine là chất đặc biệt làm nên giá trị cho cây cà phêCaffeine là chất đặc biệt làm nên giá trị cho cây cà phê

Lipid

Nhân cà phê sở hữu từ 10-13% Lipid, trong đó 90% là chất dầu, còn lại là sáp. Thành phần này cấu tạo nên độ sệt và thơm của cà phê. Cà phê sau khi được chế biến sẽ giảm hàm lượng Lipid, chuyển sang bám trên bã cà phê. Mọi người có thể tận dụng bã cà phê này để dưỡng da, tẩy tế bào chết. 

Protein

Hợp chất này có hàm lượng khá thấp trong hạt cà phê tuy nhiên lại cung cấp nhiều axit amin đáng giá. Trong quá trình rang cà phê, lượng Protein này sẽ cháy và tỏa ra hương thơm đặc trưng và đóng góp phần nào vào mùi vị cà phê. 

Chất khoáng khác

Chất khoáng chiếm 3-5% trong nhân cà phê, bao gồm các chất Kali, Magie, Nito, Sắt, Clo, Photpho, Lưu huỳnh,… Các loại cà phê ngon có hàm lượng chất khoáng rất ít do sự ảnh hưởng xấu đến mùi vị cà phê. 

Các phương pháp sơ chế cà phê

Tìm hiểu về cà phê cũng như phương pháp sơ chế giúp nhà sản xuất tìm ra phương pháp chế biến và kinh doanh phù hợp. Hiện nay đang có 3 cách sơ chế cà phê phổ biến đó là sơ chế ướt, sơ chế khô và sơ chế Honey. 

Chế biến khô

Phương pháp chế biến khô đòi hỏi thời gian và công sức nhiềuPhương pháp chế biến khô đòi hỏi thời gian và công sức nhiềuPhương pháp chế biến khô đòi hỏi thời gian và công sức nhiều

Sau khi thu hoạch, cà phê sẽ được đem đi phơi nắng dưới ánh mặt trời để sấy khô các hạt cà phê. Phương pháp này rất dễ thực hiện và không mất nhiều công sức. Tuy nhiên, khi chế biến khô hạt cà phê có khả năng bị ẩm mốc từ bên trong do thời gian phơi khô khá lâu, đặc biệt là những lúc tiết trời xấu. 

Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu người sơ chế áp dụng đủ điều kiện tiêu chuẩn: phơi khô trên giàn, thời gian và nhiệt độ đúng, tỷ lệ chín cây cao, tránh ẩm mốc. Tuy nhiên, để làm được điều này là một thách thức không nhỏ đối với các loại cà phê cao cấp như Arabica. Do đó, không nhiều người chọn sơ chế cà phê theo cách thức này. 

Chế biến ướt

Phương thức chế biến này được áp dụng cho những loại cà phê cao cấp để đảm bảo mang lại chất lượng tốt nhất. Chính vì giá trị thành phẩm cao nên đòi hỏi quy trình sơ chế mất nhiều công sức và thời gian hơn. 

Thu hoạch quả cà phê chín tới, loại bỏ quả xanhThu hoạch quả cà phê chín tới, loại bỏ quả xanhThu hoạch quả cà phê chín tới, loại bỏ quả xanh

Sau khi thu hoạch những trái cà phê chín cây, loại bỏ những hạt còn xanh, hạt cà phê đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi xay xát. Tiếp theo, lọc qua nước để loại bỏ hết lớp vỏ và phần nhớt bên ngoài rồi đem phần nhân còn lại ủ lên men. Khi vỏ trấu trở nên nhám và sạch nhớt thì quá trình lên men đã kết thúc. 

Cuối cùng, đem rửa sạch và phơi khô nhân cà phê, loại bỏ lớp vỏ trấu để lấy phần hạt cà phê thành phẩm. Toàn bộ quá trình này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận và kinh nghiệm cao từ người nông dân. Tuyệt đối không được phơi trực tiếp trên nền đất sẽ khiến cà phê bị ẩm mốc. Đồng thời, cần rải đều hạt để cà phê được khô đều, không bị vỡ. 

Phương pháp chế biến này tạo ra hạt cà phê có thể chất nhẹ, vị trong sáng và cân bằng.

Chế biến Honey

Phương thức chế biến này tương tự với cách sơ chế ướt. Tuy nhiên, sơ chế Honey không loại bỏ hết chất nhớt hoặc giữ lại một phần trước khi đem phơi khô. Điều này đã tạo thành nhân cà phê màu nâu đen tương tự như mật ong, giữ được độ ngọt dịu và hương vị đa dạng các loại hoa quả khi thưởng thức. 

Chế biến Honey có màu tương tự như mật ongChế biến Honey có màu tương tự như mật ongChế biến Honey có màu tương tự như mật ong

Rang xay cafe

Tại sao phải rang cà phê

Quá trình rang cà phê tạo ra nhiều tác động đến các thành phần hóa học có trong hạt cà phê, đặc biệt là protein, lipid, caffeine, giúp giải tỏa hương thơm và mùi vị đặc trưng khi thưởng thức. Để có một mẻ rang thành công, nghệ nhân rang phải thử nghiệm trong một thời gian dài, nắm vững về nguyên lý truyền nhiệt.

Rang cà phê tác động đến các thành phần hóa học bên trongRang cà phê tác động đến các thành phần hóa học bên trongRang cà phê tác động đến các thành phần hóa học bên trong

Quá trình biến đổi chất của hạt cà phê trong khi rang

Mẻ rang cà phê được bắt đầu từ lúc 100 độ C và kết thúc tại 240 độ C. Quá trình gia nhiệt này sẽ làm biến đổi các thành phần trong cà phê.

  • Đạt 100 độ C: Lượng nước bên trong bốc hơi và co lớp nhân cà phê lại.
  • Từ 0-150 độ C: Tiếp tục mất nước và đổi màu nhân cà phê sang vàng nhạt. Nhân cà phê vẫn teo nhỏ và bắt đầu giải tỏa mùi thơm.
  • Từ 150-180 độ C: Tại nhiệt độ 150 độ C, nhân cà phê có màu nâu nhạt. Tuy nhiên, khi gia nhiệt lên 180 độ C, cà phê sẽ tạo ra hương thơm nồng nàn hơn. Lúc này, quá trình teo nhỏ đã kết thúc và bắt đầu tiến trình trương nở thể tích do các thành phần bên trong.
  • Từ 180-200 độ C: Quá trình gia nhiệt này đã giúp cà phê nở ra toàn bộ và tỏa ra hương thơm ngào ngạt. 
  • Từ 200-210 độ C: Hạt cà phê trương nở quá mức, bốc khói tạo mùi thơm và lan tỏa khắp nơi.
  • Từ 210-230 độ C: Bắt đầu quá trình giải phóng Cacbon Dioxit. 
  • Từ 230-240 độ C: Hạt cà phê có mùi hương nồng nàn, màu nâu đậm, những thành phần bên trong được biến đổi để dễ dàng xay nhuyễn và đạt đến hương vị tốt nhất.

Quá trình biến đổi màu hạt cà phê trong khi rangQuá trình biến đổi màu hạt cà phê trong khi rangQuá trình biến đổi màu hạt cà phê trong khi rang

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là nhiệt độ rang không cố định và có thể thay đổi tùy vào mục đích và phương pháp pha chế. Quá trình gia nhiệt cho hạt hay còn gọi là quá trình rang cà phê có thể kết thúc tại bất kỳ nhiệt độ nào thích hợp. Điều này trở nên dễ dàng hơn với các nghệ nhân rang cà phê nếu máy rang hiển thị nhiệt độ theo thời gian.

Các loại cafe thành phẩm

Tổng quan về cà phê có nhiều thành phẩm khác nhau với từng ưu thế riêng biệt. Hiện nay, có 3 hình thức thành phẩm phổ biến nhất đó là cà phê rang xay, cà phê hòa tan và nước giải khát cà phê.

Cafe rang xay nguyên chất

Đây là loại cà phê được ưa chuộng rộng rãi nhờ độ nguyên chất và an toàn cho sức khỏe người dùng. Cà phê rang xay nguyên chất không pha trộn thêm bất kỳ tạp chất nào trong quá trình chế biến. Ưu điểm tuyệt vời nhất của loại cà phê này đó là lưu giữ lại những hương vị đặc trưng nhất của cà phê. Bất kỳ người nào sành vị cà phê hoặc có niềm đam mê lớn đều yêu thích thưởng thức cà phê rang mộc. 

Cà phê rang xay nguyên chất 100% được ưa chuộngCà phê rang xay nguyên chất 100% được ưa chuộngCà phê rang xay nguyên chất 100% được ưa chuộng

Cafe hòa tan

Cà phê hòa tan được phân phối rộng rãi trên thị trường với mục đích tiết kiệm thời gian pha chế cho người dùng. Bạn chỉ mất 30 giây pha bột hòa tan với nước sôi để cho ra đời ly cà phê thơm ngon hảo hạng. 

Bởi trong quá trình chế biến, nhà sản xuất đã pha sẵn bột cà phê với các chất phụ gia, hương liệu nhằm tạo ra hương vị như mong muốn. Từ đây, có thể thấy cà phê hòa tan phù hợp với những người yêu thích cà phê nhưng không có thời gian pha chế. Mọi công thức định lượng đều đã được tính đầy đủ nên bất kỳ lúc nào cũng có thể pha được một ly cà phê thơm ngon.

Tuy nhiên, do đã được pha chế thêm hương liệu nên không còn đậm vị cà phê nguyên chất nữa. 

Nước giải khát cà phê

Nếu như bạn bận rộn đến mức không thể chuẩn bị cho mình một ly cà phê hòa tan thì hãy chọn ngay các sản phẩm nước giải khát cà phê. Thức uống tiện lợi này được chế biến sẵn dưới dạng nước, chỉ cần bật nắp để thưởng thức. Ưu điểm lớn nhất của thành phẩm này đó là tính nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Các phương pháp pha cafe trên thế giới

Khi tìm hiểu các kiến thức về cà phê, bạn không thể bỏ qua các phương pháp pha chế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy vào đặc trưng và gu thưởng thức của từng quốc gia mà có cách pha chế độc đáo riêng. Dưới đây là một số phương pháp pha chế nổi tiếng được ưa chuộng rộng rãi.

Espresso, Capuchino và Latte của Ý

Ý là nơi khởi nguồn của nhiều loại cà phê đẳng cấp và dẫn đầu cho các xu hướng thưởng thức cà phê thịnh hành. Đặc biệt, Espresso có độ màu nâu cánh gián tuyệt đẹp và độ sánh mịn nhất định, được dùng làm cà phê nền cho nhiều loại cà phê khác. Khi pha chế chung với sữa theo tỷ lệ thích hợp sẽ tạo ra Latte và Capuchino.

Espresso - Cà phê nền cho các loại cà phê ÝEspresso - Cà phê nền cho các loại cà phê ÝEspresso – Cà phê nền cho các loại cà phê Ý

Cà phê Buna ở Ethiopia

Cà phê Buna ở Ethiopia là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây với gu thưởng thức độc đáo. Buna nghĩa là cà phê trong tiếng Ethiopia, pha chung với bơ và muối thay vì dùng đường và sữa như những quốc gia khác. 

Turk Kahvesi của Thổ Nhĩ Kỳ

Phương pháp pha chế Turk Kahvesi cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần cho bột cà phê pha chung với nước, đun sôi trên bếp cho đến khi tỏa ra hương vị ngào ngạt.

Kaffe của Đan Mạch

Người Đan Mạch có sở thích uống cà phê nguyên chất hoặc pha thêm chút kem sữa tươi. Cách thưởng thức cà phê này khá giống với món cà phê kem nổi tiếng của Ý.

Ireland của Ailen

Ireland của Ailen có phương thức pha chế đặc biệtIreland của Ailen có phương thức pha chế đặc biệtIreland của Ailen có phương thức pha chế đặc biệt

Người Ailen có cách pha chế cà phê đặc biệt khi cho cà phê nóng với ít whisky Ailen, kem và đường. Thức uống này có tác dụng làm ấm người trong những đêm lạnh giá đầy tuyết.

Ngoài ra, tại Việt Nam phổ biến với cà phê pha phin truyền thống. Hầu như tất cả các hàng quán lớn nhỏ, lề đường đều có thể tìm thấy hình ảnh phin cà phê quen thuộc trong tiềm thức mỗi người dân Việt. 

Thưởng thức cafe đúng điệu 

Hương vị cafe

Hương vị cà phê là thứ giữ chân người dùng dừng lại với thức uống này, đồng thời biến hóa đa dạng dưới mỗi cách pha chế. Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng đối với từng hương vị cà phê nên rất khó để nhận xét sự ngon dở của loại cà phê nào. Tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi cá nhân để lựa chọn được hương vị cà phê yêu thích. 

Hương vị cà phê được cảm nhận khác nhau tùy mỗi ngườiHương vị cà phê được cảm nhận khác nhau tùy mỗi ngườiHương vị cà phê được cảm nhận khác nhau tùy mỗi người

Nhìn chung, giới thiệu về cà phê có những hương vị chính yếu sau:

  • Cà phê Arabica: Màu nâu đẹp mắt, sánh mịn, hương vị đắng, chua nhẹ, mùi thơm hấp dẫn cùng một ít hương trái cây, hoa quả. 
  • Cà phê Robusta: Vị đắng đậm, nhưng ít chua hơn Arabica. 

Bạn có thể kết hợp và pha trộn nhiều loại cà phê khác nhau theo tỉ lệ thích hợp để tạo ra cà phê có hương vị riêng biệt, đặc trưng như ý muốn.

Lợi ích của cafe

Chất caffeine có trong loại thức uống này mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể con người. Có thể kể đến các lợi ích như: Chống buồn ngủ, kích thích sự tỉnh táo, giúp tinh thần sảng khoái, dồi dào năng lượng, tràn đầy sức sống, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, giảm cân, dưỡng da, kéo dài tuổi thọ,…

Tuy nhiên, cà phê chỉ có lợi khi có thể hấp thụ hàm lượng caffeine vừa phải, vừa đủ. Trường hợp quá liều lượng cho phép sẽ khiến người dùng bị say cà phê, tăng huyết áp, mất ngủ thường xuyên, ảo thanh,…

Cách bảo quản cafe

Bảo quản cà phê trong túi giấy chuyên dụngBảo quản cà phê trong túi giấy chuyên dụngBảo quản cà phê trong túi giấy chuyên dụng

Cà phê dạng bột có thể được bảo quản trong vòng 1 năm từ lúc rang xay đúng cách. Đặc biệt, 14 ngày sau khi rang xay, cà phê cần được cho vào bao kín và lưu trữ ở những vùng khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, tránh nơi ẩm ướt để không bị bay hương thơm và suy giảm lượng caffeine. 

Đối với cà phê rang nguyên hạt, sau đó tự xay, bạn không nên cho vào các loại bao ni lông. Thay vào đó, hãy chọn các túi chuyên dụng có van hoặc hút chân không để bảo quản cà phê. Đây là cách tốt nhất để hạn chế cà phê tiếp xúc với không khí bên ngoài. 

Kinh nghiệm cho thấy bảo quản cà phê đúng cách giúp giảm thiểu khả năng bay mùi, lưu giữ được hương vị lâu hơn. Bạn nên ghi nhớ kiến thức về cà phê này để thưởng thức ly cà phê thơm ngon nồng nàn bất kỳ lúc nào.

Kết Luận

Nhìn chung, kiến thức về cà phê tương đối nhiều, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng bạn chỉ cần nắm vững các thông tin cơ bản, tổng quan về cà phê từ lúc trồng trọt cho đến khi pha chế thành phẩm. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về cà phê chi tiết, đồng thời tăng thêm niềm yêu thích và đam mê. Khi thưởng thức ly cà phê, đừng quên nhấm nháp từng chút một để cảm nhận trọn vẹn hương vị đặc trưng của chúng.

Liên hệ Thiên Hạt Coffee để tìm mua các loại cà phê rang xay, rang mộc nguyên chất 100%. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Cửa hàng: Thiên Hạt Coffee – 1A Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

  • Fanpage: https://www.facebook.com/ThienHatSpecialtyCoffee
  • Website: https://thienhatcoffee.com/
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 0868097970