An toàn vệ sinh lao động là gì? Lợi ích của an toàn lao động? Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như thế nào?

AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

an toàn lao động là gì

an toàn lao động là gì

LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 2015

Để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động. Các nhà nước đều đưa ra các điều luật, quy định, hướng dẫn để đảm bảo tính công bằng trong việc sử dụng lao động và người lao động. Nước Việt Nam chúng ta cũng như thế, Chúng ta cũng có luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Mỗi năm qua đi, mỗi nhiệm kỳ luật lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Trước năm 2015 thì chúng ta cũng đã có luật an toàn vệ sinh lao động rồi nhưng hiện tại chúng ta đang áp dụng phổ biến nhất đó là luật an toàn vệ sinh lao đông 2015.

Năm nay là năm 2019 trải qua các năm 2016, 2017, 2018 nhà nước đã ban hành rất nhiều các thông tư, quy định để bổ sung cho luật ATVSLĐ. Các kế hoạch an toàn vệ sinh lao đông, tháng an toàn vệ sinh lao động luôn được Cục An Toàn Lao Động thay nhà nước đề ra. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của nhà nước trong vấn đề lao động sản xuất.

Nội dung luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Luật ATVSLĐ 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; các chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục đích của an toàn vệ sinh lao động là :

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

Ý nghĩa của luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Tải về luật an toàn vệ sinh lao động 2015 tại đây

an toàn lao động

LỢI ÍCH AN TOÀN LAO ĐỘNG.

Điều gì xảy ra nếu như trong quá trình lao động chúng ta không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động? Nếu làm việc trong môi trường lao động có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xẩy ra tai nạn.

Vì vậy lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp.

An toàn lao động có bắt buộc khi tham gia lao động hay không? Điều này được quy định trong luật vì thế thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc. Lợi ích thứ 2 mà an toàn vệ sinh lao động đem đến đó là đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người lao động.

>> Đăng ký khóa học an toàn lao động tốt nhất Việt Nam

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động luôn không có báo trước. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra chúng ta cần phải thường xuyên tập huấn, huấn luyện an toàn lao động.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là nâng cao nhận thức nhận biết yếu tố nguy hiểm và đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thực chất là 2 khái niệm riêng biệt nhưng vì liên quan đến cá nhân người lao động do vậy khi tập huấn thì luôn phải đi xong hành nhau không tách rời.

Đối tượng cần phải huấn luyện an toàn lao động là ai?

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Video huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Quy định về huấn luyện atvslđ.

Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Trách nhiệm của Tổ chức huấn luyện:

1. Bố trí người có đủ tiêu chuẩn người huấn luyện tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ, mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

2. Thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nhóm 3) cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức khóa huấn luyện. Thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục I Thông tư này cho Cục An toàn lao động về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

3. Tổ chức kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện theo chương trình quy định; chi trả các chi phí phục vụ kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện.

4. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục II, giấy chứng nhận tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư này.

5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn đủ 10 năm kể từ khi kết thúc hoạt động huấn luyện; xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

6. Ban hành quy chế quản lý và kiểm tra, sát hạch đối với các khóa huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động và không được trái quy định của pháp luật.

an toàn vệ sinh lao động

an toàn vệ sinh lao động

Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia học các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình huấn luyện khung bắt buộc đã được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP), Phụ lục I Thông tư này phải tham dự đủ ít nhất 80% thời gian khóa học mới được tham dự kiểm tra, sát hạch.

Đối với những nội dung học bắt buộc mà người học đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.

2. Kết quả kiểm tra, sát hạch mỗi phần lý thuyết, thực hành tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu kiểm tra, sát hạch phải có số điểm mỗi phần thi lý thuyết, thực hành ít nhất từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ quy định kiểm tra, sát hạch lý thuyết thì phần thi lý thuyết phải từ 50 điểm trở lên.

3. Hồ sơ khóa huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động phải được tổ chức huấn luyện lưu giữ bao gồm chương trình huấn luyện (nội dung, thời gian, địa điểm huấn luyện), danh sách người học.

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

Các nguyên tắc an toàn lao động trong sản xuất.

Lao động là lực lượng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã tạo rất nhiều các cơ quan , tổ chức từ trung ương đến cơ sở để trợ giúp cho đối tượng là người lao động. Nguyên tắc an toàn khi lao động luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là trong các nghành nghề có tính đặc thù ẩn chưa nhiều yếu tố rủi ro nguy hiểm như: Xây dựng, hóa chất, hàn xì.

Các nguyên tắc chung về an toàn lao động trong sản xuất như sau:

  1. Phòng tránh tai nạn luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả sau khi tai nạn đã sảy ra
  2. Cảm nhận được nguy cơ tiềm ẩn thì nên phòng tránh trước khi tiến hành làm việc
  3. Sử dụng trang bị , dụng cụ bảo hộ cá nhân trong mọi công việc
  4. Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn khi sử dụng đi kèm với máy móc và dụng cụ
  5. Tuân thủ các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các dụng cụ điện
  6. Kiểm tra chất lượng của dụng cụ va máy móc mà mình sẽ sử dụng trước khi làm việc
  7. Đảm bảo khu vực làm việc được gọn gàng , không có những vật hay yếu tố có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình làm việc

huấn luyện an toàn lao động

huấn luyện an toàn lao động – bảo hộ lao động

An toàn lao động trong xây dựng

Xây dựng là một trong những nghành nghề có yếu tố nguy hiểm bậc nhất. Các yếu tố nguy hiểm liên quan đến máy móc, độ cao, vật liệu rơi vãi …diễn ra rất nhiều chính vì thế để an toàn lao động trong xây dựng thì nhà nước quy định như sau:

Đối với người sử dụng lao động :

1. Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.

2. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.

3. Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.

4. Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

an toàn lao động trong xây dựng

an toàn lao động trong xây dựng

Trách nhiệm của người lao động xây dựng

1. Thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
3. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Nội dung kiểm tra bao gồm: sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; việc lập và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của chủ đầu tư và các nhà thầu trên công trường xây dựng.
2. Tổ chức kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
a) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, thẩm quyền kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Đối với công trình còn lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra đồng thời với kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
b) Phối hợp kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

an toàn lao động trong cơ khí

an toàn lao động trong cơ khí

An toàn lao động trong cơ khí

1. Nguyên tắc chung
Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lư máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lư lịch máy của nhà chế tạo;
Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong quá tŕnh sử dụng máy, thiết bị;
Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;
Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn:
– Chọn vị trí và địa điểm phù hợp;
– Bố trí hợp lư nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lư và thuận tiện;
– Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo các điều kiện an toàn;
2. Nguyên tắc an toàn khỉ sử dụng đối với máy, thiết bị
– Ngoài người phụ trách ra không ai được khởi động điều khiển máy;
– Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;
– Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển;
– Cần tắt công tác nguồn khi bị mất điện;
– Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;
– Khi vận hành may phải mặc trang bị phương tiện bải vệ cá nhân phù hợp (không mặc quần áo dài quá, không cuốn khăn quàng cổ, đi găng tay v.v…);
– Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;
– Trên máy hỏng cần treo biển ghi “Máy hỏng”.
3. Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn
– Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn
– Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ;
– Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển;
– Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra;
– Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che chắn cần phải:
+ Cố định chắc vào máy;
+ Che chắn được phần chuyển động của máy;
+ Không cản trở hoạt động của máy và tầm nh́n của công nhân;
+ Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy;
+ Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên;
+ Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp;
+ Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đẩy đủ;
+ Đảm bảo hệ thống điện an toàn;
+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp pḥng cháy chữa cháy.