An toàn lao động là gì? Mục tiêu an toàn lao động trong doanh nghiệp

Tai nạn lao động sẽ dễ dàng xảy ra nếu các cá nhân, tổ chức không thực hiện tốt an toàn lao động tại doanh nghiệp hay còn được hiểu là không áp dụng các giải pháp tất yếu trong công tác phòng chống tai nạn lao động và các yếu tố nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người trong quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 cũng đã có các quy định cụ thể về vấn đề trên. Theo đó, Quý doanh nghiệp cần thực hiện và xây dựng kế hoạch an toàn lao động trong tổ chức của mình sao cho phù hợp cũng như tuân thủ các quy định pháp luật

 

1. An toàn lao động là gì?

Trích theo Khoản 2 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

 “An toàn vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động” 

Để các yếu tố nguy hiểm không tác động đến người lao động trong quá trình làm việc, đồng thời bảo vệ họ khỏi các tình huống xảy ra thương tật, tử vong thì an toàn lao động chính là yếu tố căn bản quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm chú ý thực hiện.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình an toàn lao động trong 06 tháng đầu năm 2021 thì trên toàn quốc đã xảy ra 3.612 vụ tai nạn lao động – tăng 7,85%  so với đầu năm 2020. Đây là mức gia tăng đáng báo động, và các cá nhân tổ chức doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác an toàn lao động tại cơ sở để cải thiện tình trạng xấu này. Có thể thấy một trong các lý do quan trọng dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng đó chính là công tác an toàn lao động tại các tổ chức, cơ sở doanh nghiệp chưa thật sự kỹ càng và hoàn thiện. Vậy nên, các doanh nghiệp cần hiểu an toàn lao động và có trách nhiệm thực hiện nó theo đúng quy định để giảm thiểu tỷ lệ tai nạn lao động tại nơi làm việc.

An toàn vệ sinh lao động thiết yếu đối với doanh nghiệp

An toàn vệ sinh lao động thiết yếu đối với doanh nghiệp

 

2. Mục đích của an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có mục đích:

  •  Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động;

  •  Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động;

  •  Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động;

Ngoài ra, căn cứ các quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, đảm bảo an toàn lao động còn có nhiều ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động;

  • Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động;

  • Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

  • Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động đảm bảo an toàn lao động

Khoản 2 Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn lao động như sau:

– Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

– Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe;

– Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Hình ảnh tại nạn lao động tại doanh nghiệp

Hình ảnh tại nạn lao động tại doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp cần phải định kỳ tổ chức huấn luyện an toàn cho cán bộ công nhân viên theo quy định pháp luật cũng như đảm bảo an toàn lao động tại các cơ sở của mình. Thông qua quá trình tham gia khóa đào tạo an toàn lao động mà các cá nhân sẽ nắm được kiến thức, nội dung về vấn đề an toàn lao động, từ đó bảo vệ bản thân cũng như doanh nghiệp khỏi các rủi ro, thiệt hại. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo chất lượng trong hoạt động huấn luyện an toàn lao động theo đúng tiêu chuẩn Pháp luật đề ra. Cụ thể là sau khi hoàn thành khóa học học viên sẽ phải nắm được các kiến thức, kỹ năng quan trọng đã được dạy và được các tổ chức đào tạo an toàn uy tín (như Viện Đào Tạo Vinacontrol) kiểm tra đánh giá năng lực để cấp chứng chỉ an toàn lao động.

Học viên tham gia huấn luyện an toàn lao động bao gồm các đối tượng sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;

  • Người sử dụng lao động;

  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;

  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Mẫu giấy chứng chỉ an toàn lao động được cấp tại Việt Nam

Mẫu giấy chứng chỉ an toàn lao động được cấp tại Việt Nam

 

Viện Đào Tạo Vinacontrol là hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo – huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Khóa học an toàn lao động tại Viện Đào Tạo Vinacontrol được thiết kế bài bản từ lộ trình học, giáo trình dưới sự truyền đạt của các giảng viên vững kiến thức – giàu kinh nghiệm, cùng với đó là phương pháp học tập kết hợp thực hành song song, đảm bảo cung cấp kiến thức cập nhật mới nhất, phù hợp nhất.

Qua các thông tin trên, chúng tôi hy vọng được hỗ trợ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong công tác an toàn lao động cũng như cung cấp khóa đào tạo an toàn lao động chất lượng tới Quý khách hàng. Quý doanh nghiệp cần tư vấn, cấp giấy chứng chỉ an toàn lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936.207.981 để được tư vấn chi tiết nhất.