Ăn Nhiều Bột Bắp Gây Hại Cho Cơ Thể Thế Nào? • Leep.app • Live Active

Bột bắp là một trong những thực phẩm được sử dụng trong nấu ăn mỗi ngày, tưởng chừng như vô hại nhưng nếu ăn nhiều bột bắp, thực chất bạn có thể gặp một số tác động tiêu cực về sức khỏe. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu xem bột bắp có ảnh hưởng thế nào và ăn bao nhiêu bột bắp sẽ an toàn nhé!

Bột bắp, hay bột ngô, là một thành phần phổ biến được sử dụng để làm sệt súp, món hầm, nước sốt và các món tráng miệng. Bột bắp có thể được dùng thay thế một số loại bột khác với nhiều công dụng như làm đặc, làm chất kết dinh, làm mềm bánh hay lớp phủ giòn cho nhiều món ăn.

Nhờ có khả năng sử dụng linh hoạt trong quy trình chế biến, nhiều người thường tận dụng bột bắp và sử dụng bất kể hàm lượng mà không hay biết rằng ăn nhiều bột bắp sẽ gây hại cho cơ thể.

Sau đây là những thông tin mà bạn cần thiết về giá trị dinh dưỡng, tác động và hàm lượng bột bắp phù hợp nhất để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của bột bắp

Bột bắp có chứa nhiều calorie và carb nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Một chén (128g) bột ngô chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calorie: 488
  • Chất đạm: 0,5g
  • Carb: 117g
  • Chất xơ: 1g
  • Đồng: 7% giá trị hàng ngày
  • Selen: 7% giá trị hàng ngày
  • Sắt: 3% giá trị hàng ngày
  • Mangan: 3% giá trị hàng ngày

Có thể thấy, bột bắp chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu mỗi ngày cho nhiều dưỡng chất thiết yếu, chưa kể đến bạn cần phải ăn nhiều bột bắp hơn so với thông thường rất nhiều lần.

Ví dụ, nếu bạn thường cho bột ngô vào để tạo độ sệt cho súp và các loại nước sốt, bạn chỉ sử dụng tối đa khoảng 1 – 2 thìa bột bắp (tương đương với 8 -16g), nghĩa là lượng dưỡng chất nhận được gần như không đáng kể ngoài calorie và carb.

Ăn nhiều bột bắp có hại như thế nào?

Bột bắp quả là một loại gia vị khó kiểm soát, bởi tiêu thụ ít sẽ không có dưỡng chất nhưng ăn nhiều bột bắp hơn cần thiết lại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

1. Ăn nhiều bột bắp làm tăng mức đường huyết

Bột bắp rất giàu carb và có chỉ số đường huyết cao. Chỉ số đường huyết là thang đo mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm cụ thể đến lượng đường trong máu của bạn.

Loại bột này cũng chứa ít chất xơ, trong khi chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu. Do đó, bột bắp thường được tiêu hóa rất nhanh, khiến mức đường huyết tăng đột biến, gây hại cho sức khỏe.

Nếu bạn bị tiểu đường típ 2 hoặc đang muốn kiểm soát mức đường huyết tốt hơn, bạn nên hạn chế ăn nhiều bột bắp trong chế độ ăn hàng ngày.

 

đo đường huyết

Sử dụng quá nhiều bột bắp có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

2. Ăn nhiều bột bắp không tốt cho tim mạch

Carb được chia thành hai loại carb tốt và xấu dựa trên lợi ích sức khỏe của chúng. Bột bắp được xem là carb tinh chế, một loại carb xấu vì nó đã được chế biến và loại bỏ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu carb tinh chế như bột ngô có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp dụng chế độ ăn có lượng carb xấu cùng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường típ 2.

Một nghiên cứu khác trên 2.941 đối tượng cho thấy rằng chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng lượng chất béo trung tính và insulin, làm giảm mức cholesterol tốt HDL – những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Có nguy cơ thiếu hụt nhiều dưỡng chất

Như đã đề cập trong phần giá trị dinh dưỡng, ngoài hàm lượng lớn carb và calorie, thực chất bột bắp không cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

Chỉ khi ăn nhiều bột bắp, bạn mới nhận được một lượng nhỏ dưỡng chất mà thực tế không đáng kể so với nhu cầu hàng ngày.

Do vậy, quan trọng là bạn nên kết hợp bột ngô với nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để bổ sung đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Hàm lượng bột bắp phù hợp

 

chế biến bột bắp

Bạn chỉ nên dùng 1 – 2 thìa canh bột bắp cho mỗi lần chế biến

Mặc dù ăn nhiều bột bắp có thể gây hại, sử dụng hàm lượng nhỏ bột bắp để chế biến món ăn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 thìa canh bột bắp (tương đương với 8 – 16g bột) mỗi lần chế biến. Đặc biệt với những người bị tiểu đường hoặc đang áp dụng các chế độ ăn low-carb, bạn có thể cân nhắc giảm thêm lượng bột ngô.

Hãy hạn chế các món ăn cần nhiều bột bắp hay dùng bột bắp như nguyên liệu chính. Nếu cần số lượng lớn, bạn có thể dùng hàm lượng bột bắp như trên và kết hợp với các loại thực phẩm thay thế như củ dong, bột năng, bột sắn, bột mì, tinh bột khoai tây…

Ngoài ra, bột bắp nguyên chất tự nhiên sẽ không chứa gluten, nếu bạn mua các sản phẩm đóng gói sẵn, lưu ý chọn những sản phẩm được chứng nhận không chứa gluten để tránh nhiễm chéo trong trường hợp bạn bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten.

Trên đây là những tác hại khi ăn nhiều bột bắp mà bạn có thể gặp phải. Hãy cố gắng kiểm soát lượng bột bắp tiêu thụ và kết hợp chúng với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể luôn nhận đủ chất cần thiết. Bên cạnh một chế độ ăn dinh dưỡng, việc tập luyện thể thao thường xuyên cũng rất cần thiết. Nếu còn băn khoăn chưa biết tập luyện thế nào, bạn đừng ngần ngại tải ngay LEEP.APP về máy. LEEP.APP là một nền tảng kỹ thuật số thông minh giúp bạn kết nối với các huấn luyện viên cá nhân chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn lên một lộ trình tập luyện phù hợp với mục tiêu và sở thích của bạn nhất. Ngoài ra, huấn luyện viên cá nhân còn theo dõi chế độ dinh dưỡng của bạn để đưa ra lời khuyên hữu ích, bạn vừa có thể ăn ngon lại vừa giảm cân. Hãy trải nghiệm LEEP.APP ngay nhé.

Nguồn tham khảo

Is Cornstarch Bad for You? Nutrition and Health Effects https://www.healthline.com/nutrition/is-cornstarch-bad-for-you Ngày truy cập: 13/9/2020