Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, nội sinh, ngoại sinh, hay thậm chí những yếu tố ngẫu nhiên. Đó có thể là những yếu tố bên ngoài như môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường chính trị xã hội, hay những yếu tố làm nên doanh nghiệp như hoạt động sản xuất, nguồn nhân lực,… Ngoài ra, yếu tố văn hóa tưởng chừng không có quá nhiều ý nghĩa lại có một tác động không nhỏ lên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Cùng WEONE tìm hiểu xem các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Yếu tố văn hóa là gì?
Văn hóa là một khái niệm rất rộng và trừu tượng, khó để cắt nghĩa một cách chính xác. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Như vậy, ta ngầm hiểu rằng văn hóa là khái niệm đại diện cho toàn bộ sản phẩm tinh thần và vật chất của con người, được cộng đồng ghi nhận và hệ thống thành một chuỗi các giá trị đại diện cho chính họ. Một quốc gia coi trọng văn hóa như bảo vật và không ngừng bảo vệ, gìn giữ, mặt khác phát triển và tô vẽ cho sự giàu đẹp của những giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Trong một nền văn hóa lớn chứa đựng các tiểu văn hóa, chúng nhỏ hơn, đại diện cho những cộng đồng cụ thể trong một quốc gia lớn. Chúng thừa hưởng những điểm tốt đẹp của nền văn hóa lớn, bên cạnh đó cũng thể hiện những đặc trưng riêng biệt của cộng đồng. Mỗi công ty là một tiểu văn hóa, thường được biết đến dưới cái tên “văn hóa doanh nghiệp”.
Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Văn hóa là của con người, con người tạo ra văn hóa. Vì vậy yếu tố văn hóa có tác động đến hầu hết các khía cạnh của một công ty.
Hình thành văn hóa doanh nghiệp
Hiểu đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là tất cả những gì con người trong doanh nghiệp tạo ra. Đó là tập hợp những sản phẩm, giá trị, niềm tin, thói quen, ứng xử,… của nhân viên trong công ty với nhau, được ngầm thống nhất và sử dụng, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có một văn hóa riêng và nó đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp đó. Điều này khẳng định sự quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong các chiến lược vận hành và quá trình phát triển, càng khẳng định ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tới một công ty. Bên cạnh văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cũng ảnh hưởng tới những mặt khác nữa trong hoạt động vận hành của một doanh nghiệp.
Đóng góp vào chuỗi xây dựng giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp cố gắng xây dựng văn hóa và duy trì bản sắc thông qua mọi mặt vận hành và sản xuất, trong đó không thể không kể đến sản phẩm và thương hiệu. Sản phẩm và thương hiệu là bộ mặt của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp lại đại diện cho tổ chức đó. Điều này làm cho sản phẩm và thương hiệu trở nên độc đáo khi mang hàm lượng lớn giá trị văn hóa của doanh nghiệp, từ đó tăng giá trị doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển và tạo ấn tượng tốt về doanh nghiệp trong tiềm thức của người tiêu dùng.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Nguồn nhân lực giống như xương sống của doanh nghiệp. Một startup dù có ý tưởng hay đến đâu, dòng vốn dồi dào đến mức nào nếu thiếu đi những nhân viên giỏi, tận tâm cống hiến vẫn sẽ đi đến thất bại. Một khảo sát của Glassdoor, một nền tảng việc làm và đánh giá công ty tại Mỹ, cho biết “77% nhân viên sẽ cân nhắc nền văn hóa của một tổ chức trước khi nộp đơn ứng tuyển. Ngoài ra, 56% người lao động cho rằng văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn mức lương hàng tháng”. Những gì nhân viên trải nghiệm trong công ty là thứ sẽ giữ chân hay vô tình đẩy nhân viên đó đi, và những trải nghiệm đó chính là yếu tố văn hóa.
Đóng góp trực tiếp vào thành công của doanh nghiệp
Nhiều người có xu hướng coi trọng những yếu tố kỹ thuật trong một doanh nghiệp như chiến lược, kế hoạch và xem nhẹ yếu tố văn hóa. Nhưng Peter Drucker, chuyên gia quản trị nổi tiếng lại khuyên rằng: “Culture eats Strategy for Breakfast” – ông không phủ nhận vai trò của Chiến lược (Strategy), nhưng ông khẳng định chính Văn hóa (Culture) mới là thứ cốt lõi để đảm bảo doanh nghiệp có thể ổn định và tăng trưởng một cách bền vững. Vì vậy, yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng trong những chiến lược phát triển lâu dài của một công ty.
Văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của doanh nghiệp, nhưng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hưởng lợi từ nó không phải là một quá trình diễn ra trong ngày một ngày hai. Chúng cần một thời gian dài để hình thành và phát triển, bên cạnh đó cũng cần quá trình uốn nắn và định hướng từ các nhà doanh nghiệp. Nhưng khi đã hình thành một văn hóa doanh nghiệp tích cực, hiện đại và hiệu quả, những lợi ích của nó sẽ là rất giá trị.