Yếu tố sinh thái & Sự ảnh hưởng lên đời sống sinh vật – LyTuong.net

(Last Updated On: 17/12/2021 by Lytuong.net)

Yếu tố sinh thái là gì & Sự ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên sinh vật.

Yếu tố sinh thái là gì?

Những yếu tố cấu trúc nên môi trường xung quanh sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, bệnh tật,… được gọi là các yếu tố môi trường. Nếu xét tác động của chúng lên đời sống một sinh vật cụ thể ta gọi đó là các yếu tố sinh thái (ecological factors)

Yếu tố sinh thái là các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống sinh vật.

Thường chia yếu tố sinh thái thành 2 nhóm:

  • Các yếu tố vô sinh (abiotic) – ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH, các chất khí,…
  • Các yếu tố hữu sinh (biotic) – các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Có hai định luật liên quan đến tác động của yếu tố sinh thái tới sinh vật:

  • Định luật tối thiểu hay định luật Liebig: một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt ở mức tối thiểu để sinh vật có thể tồn tại. Ví dụ: năng suất cây có hạt cần một lượng tối thiểu các nguyên tố vi lượng.
  • Định luật giới hạn hay định luật Shelford: một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để sinh vật có thể tồn tại và phát triển trong đó. Hay nói cách khác, mỗi sinh vật có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi yếu tố sinh thái. Các loài có giới hạn sinh thái rộng thì phân bố rộng và ngược lại

Mỗi một sinh vật có hai đặc trưng: nơi ở (habitat) và tổ sinh thái (niche).

  • Nơi ở là không gian cư trú của sinh vật hoặc không gian mà ở đó sinh vật thường hay gặp.
  • Tổ sinh thái là tất cả các yêu cầu về yếu tố sinh thái mà cá thể cần để tồn tại và phát triển, hoặc bảo đảm cho một chức năng nào đó (tổ sinh thái dinh dưỡng, tổ sinh thái sinh sản,…).

Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái vô sinh lên đời sống của sinh vật

Nhiệt độ

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng mọi quá trình sinh lý, sinh thái, tập tính của sinh vật.

Sự sống tồn taị trong giới han nhiệt độ hẹp (-2000C đến +1000C), đa số loaì sống trong phạm vi từ 0 đến 500 C, mỗi loài có một giới hạn chiu đựng nhiệt độ nhất định.

Liên quan đến nhiệt độ ̣môi trường bên ngoài, động vật được chia thành hai nhóm:

  • nhóm biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể dao động theo nhiệt độ ̣ bên ngoài (cá, bò sát)
  • nhóm đẳng nhiệt: nhiệt độ cơ thể cố định không phụ thuộc vào thay đổi của nhiệt độ bên ngoài (chim, thú…).

Nước và độ ẩm

Trong cơ thể sinh vật, nước chiếm một tỷ lê ̣rất lớn, có sinh vật nước chiếm đến hơn 90% khối lượng cơ thể (sứa).

Tầm quan trọng của nước : hòa tan các chất dinh dưỡng, môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa, điều hòa nồng độ, chống nóng, là nguyên liệu quang hợp,… Trên phạm vi lớn, nước có ảnh hưởng đến phân bố các loài.

Liên quan đến nước và độ ẩm trong không khí, sinh vật được chia thành các nhóm:

  • Sinh vật sống ưa nước – ví dụ cá.
  • Sinh vật ưa độ ̣ ẩm cao – ví du: ếch nhái, lau sâỵ
  • Sinh vật ưa ẩm vừa – ví dụ đại bộ phận động vật và thực vật
  • Sinh vật ưa độ ̣ ẩm thấp (hay ưa khô) – ví dụ sinh vật sống trong vùng sa mạc.

Độ ẩm không khí: đặc trưng cho hàm lượng nước chứa trong không khí. Phân biệt:

  • độ ẩm tuyệt đối (g/m3 hay g/kg) = khối lượng hơi nước trong một đơn vi ̣thể tích hay khối lượng không khí
  • độ ẩm tương đối (%) = tỷ số khối lượng hơi nước thực tế có trong không khí và lượng hơi nước bão hoà trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Ánh sáng

Là yếu tố sinh thái quan trọng đối với cả thực vật và động vật:

  • Thực vật: ánh sáng là nguồn năng lượng cho quá trình quang hợp
  • Động vật: cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến nhiều quá trình trao đối chất, sinh lý, hoạt động sinh sản,…

Do cường độ chiếu sáng khác nhau giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm -> tính chất chu kỳ ở các tập tính của sinh vật : chu kỳ ngày đêm và chu kỳ mùa.

Các chất khí

  • Khí quyển có thành phần tự nhiên ổn định: O2 = 21 %, N2 = 78 %, CO2 = 0,03% (theo thể tích), các khí trơ, H2, CH4,…. -> các sinh vật sống được, cảm thấy không chịu ảnh hưởng gì của không khí.
  • Do hoạt động của con người, đưa vào nhiều khí thải -> tăng nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, CFC,..), gây ra hiệu ứng nhà kính -> Trái đất nóng dần lên.

Các muối dinh dưỡng

  • Đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể sinh vật, điều hoà các quá trình sinh hóa của cơ thể. Khoảng 45 nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất sống.
  • Sinh vật đòi hỏi một lượng muối cần và đủ để phát triển, thiếu hay thừ a các muối ấy đều có hại cho sinh vật.
  • Trong các thủy vực nước ngọt và vùng ven biển, do nhân nhiều chất thải sinh hoạt và sản xuất -> hàm lượng nhiều loại muối dinh dưỡng tăng cao.

Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái hữu sinh lên đời sống sinh vật

Hai cá thể sống ở tự nhiên có thể có các kiểu quan hệ với nhau tùy theo mức độ lợi hại khác nhau, gồm 8 nhóm chính như ở Bảng dưới.

Bảng. Các mối quan hệ chính giữa sinh vật với sinh vật

TT
Kiểu quan hê ̣
Đặc trưng
Ký hiệu
Ví dụ

Loài 1
Loài 2
Loài 1
Loài 2

1
Trung tính (Neutralism)
Hai loài không gây ảnh hưởng cho nhau
0
0
Khỉ Hổ
Chồn Bướm

2
Hãm sinh (Amensalism)
Loài 1 gây ảnh hưởng lên loài 2, loài 1 không bi ̣ảnh hưởng
0

Tảo lam
Động vật nổi

3
Cạnh tranh (Competition)
Hai loài gây ảnh hưởng lâñ nhau


Lúa Báo
Cỏ dại Linh cẩu

4
Con mồi – Vật dữ (Predation)
Con mồi bi ̣vật dữ ăn thịt

+
Chuột Dê, nai
Mèo Hổ, báo

5
Ký sinh (Parasitism)
Vật chủ lớn, ít, bị hại ; vật ký sinh nhỏ, nhiều, có lợi

+
Gia cầm, gia súc
Giun sán

6
Hôị sinh (Commensalism)
Loài sống hội sinh có lợi, loài kia không có lợi chẳng có hại
+
0
Cua, cá bống
Giun

7
Tiền hợp tác (Protocooperation)
Cả hai đều có lợi, nhưng không bắt buộc sống với nhau
+
+
Sáo
Trâu

8
Cộng sinh (Mutualism)
Cả hai đều có lợi, bắt buộc phải sống với nhau
+
+
San hô
Tảo

 

5/5 – (1 bình chọn)