YẾN SÀO – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI TÌM HIỂU

Yến sào là gì? Công dụng của yến sào dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu? Sự thật về yến sào mà bấy lâu nay bạn chưa biết rõ hoặc bối rối trước nhiều nguồn thông tin.

Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về yến sào. Do đây là lĩnh vực rất rộng, nên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào những thông tin căn bản nhất. Nếu bạn có thắc mắc, đừng ngại tham khảo những bài viết sau hoặc liên hệ với yến sào Seabird, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp cho bạn.

Nội dung chính:

  1. Giới thiệu về Yến sào (Tổ yến)

    • Giới thiệu yến sào

    • Yến nhà và yến đảo

    • Phân loại yến sào

  2. Giá trị dinh dưỡng của yến sào (Tổ yến).

    • So sánh giá trị dinh dưỡng yến nhà và yến đảo

    • Nên chọn mua yến nhà hay yến đảo?

  3. Công dụng của yến sào đối với cơ thể dưới góc nhìn của khoa học?

  4. Ăn yến sào với liều lượng như thế nào?

  5. Những ai nên ăn và không nên ăn yến sào

1. GIỚI THIỆU VỀ YẾN SÀO

Yến sào, hay tổ chim yến là một trong những món ăn được xếp vào hàng Bát Trân – tám món ăn cao lương mỹ vị có độ quý hiếm và cầu kỳ bậc nhất – chỉ dành cho giới quý tộc và cung đình ngày xưa. Trong thế kỷ 16, tổ chim yến được các Hoàng Đế Trung Quốc xem như là một thực phẩm có giá trị với nhiều đặc tính dược liệu và được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền kể từ thời nhà Đường. Tổ chim yến đã từng là một biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và uy tín.

Yến sào ngày nay không còn quá xa lạ với người Việt, mà đã trở thành món ăn bồi bổ cơ thể không thể thiếu trong thực đơn của gia đình. Được thiên nhiên ưu ái về thổ nhưỡng và khí hậu, yến sào Việt Nam có chất lượng hàng đầu so với những quốc gia cùng khu vực. Chính vì thế, trong những năm gần đây, yến sào ngày càng được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, vì tốc độ phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng không khỏi bối rối và hoang mang trước nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. 

Hiện nay, yến sào được khai thác ở khắp mọi nơi ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung đổ vào các khu vực miền Nam. Khoảng 90% sản lượng yến sào cung ứng cho thị trường nội địa là yến nhà. Khai thác yến đảo hiện nay đều được quản lý bởi nhà nước nên lượng yến đảo có mặt trên thị trường rất hiếm và giá thành rất cao. 

yến sào

Cho dù là yến nhà hay yến đảo, hiện nay có quá nhiều tên gọi về yến sào kiến bạn không khỏi bối rối. Thật ra, yến sào chỉ có một số loại khá dễ phân biệt nhưng do nhiều cách đặt tên và có phần na ná nhau nên gây khó khăn cho khách hàng. Tổ yến về cơ bản có 2 loại chính như sau:

  • Yến sào nguyên tổ:

    Tổ yến còn nguyên vẹn sau khi thu hoạch. Sau đó, được làm sạch rồi đóng gói. Có 2 loại: Nguyên tổ thô (còn lông) và nguyên tổ làm sạch (rút lông)

  • Yến sào tinh chế:

    những tổ yến trong qúa trình thu hoạch bị bể, không còn nguyên vẹn (gọi là yến vụn), được đem đi làm sạch, rút lông và đắp lại thành nhiều hình dạng theo ý muốn (hình tổ, hình viên) bằng khuôn chuyên dụng. Yến sào tinh chế không có loại còn lông.

Ngoài ra còn phân biệt yến sào theo màu sắc: đỏ, cam, trắng. Màu càng đậm thì giá trị càng cao.
Yến sào loại 1,2,3 là các khái niệm khá mập mờ, có khi đó là tổ yến già tổ so với tổ yến non tổ, có khi đó là yến sào nguyên tổ so sánh với yến sào tinh chế, có khi đó là yến sào độn đường, tạp chất so với yến sào sạch chất lượng… Nên bạn hãy sáng suốt tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua hàng.

2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA YẾN SÀO (TỔ YẾN)

Có nhiều nguồn thông tin cho rằng, yến sào không hề có giá trị dinh dưỡng cao như lời quảng cáo hoa mỹ của người bán. Và đây được xem là món ăn “tâm lý” để chữa bệnh. Thật ra, công dụng của yến sào có thực sự tốt hay không thì chính bạn có thể tự kiểm chứng. Dân gian có câu “1 chén yến sào bằng 40 quả trứng gà”, hãy cùng yến sào Seabird đánh giá tính xác thực của câu ví von trên nhé.

Thành phần Dinh dưỡng

Đơn vị

Tổ yến nhà

Tổ yến đảo

Trứng gà

Protein

% (g/100g)

56.6

58.4

14.8

Sodium

mg/g

10.3

0.4

0.1

Calcium

mg/g

6.3

26.4

56

Potassium       

ppm(mg/kg)

66.0

221.0

0.2

Magnesium

ppm(mg/kg)

Ít hơn 0.1

743.0

Ít hơn 0.1

Zinc

ppm(mg/kg)

2.8

8.8

Ít hơn 0.1

Iron    

ppm(mg/kg)

7.8

105.0

Ít hơn 0.1

Phosphorus

ppm(mg/kg)

32.0

195.0

0.2

Mangaese

ppm(mg/kg)

0.5

8.1

 

Selenium

ppm(mg/kg)

0.9

1.4

 

(*) Bảng so sánh mang tính chất tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn.

Vậy có thể thấy rằng, hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến cao hơn rất nhiều so với 100gr trứng gà (tương đương với 2 quả trứng công nghiệp), nhưng không gấp đến 40 lần như dân gian ví von. Nhưng đây cũng là một bằng chứng cho thấy yến sào là món ăn có chứa dinh dưỡng và là thực phẩm giúp bồi bổ cho chơ thể.

yến sào Seabird

 Nên chọn mua tổ yến nhà hay tổ yến đảo?

Nếu bạn so sánh giá trị dinh dưỡng tổ yến nhà và tổ yến đảo, bạn sẽ thấy tổ yến đảo hàm lượng dinh dưỡng vượt trội hơn tổ yến nhà thành phần Calcium và các vi lượng khoáng chất. Điều này cũng dễ hiểu vì tổ yến đảo được hình thành trên vách đá ở ngoài biển khơi, nên tổ yến đảo thừa hưởng những chất dinh dưỡng quý giá từ thiên nhiên hơn tổ yến nhà. Tuy nhiên, việc tìm mua tổ yến đảo thực sự rất khan hiếm, nếu bạn không biết cách phân biệt và không có nguồn hàng tin tưởng thì bạn sẽ rất dễ bị lợi dụng lòng tin. 

Vậy “Liệu yến nhà nào cũng giống nhau?”Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Hiện nay, có khá nhiều nhà yến mọc lên khắp tỉnh thành trên cả nước, ngay cả những vùng cao nguyên hoặc sâu trong đất liền vẫn có nhà yến. Từ đó hình thành nên khái niệm “yến nuôi”. Giá thành của loại “yến nuôi” cũng rất đa dạng, nếu xuất xứ từ Khánh Hoà, Bình Thuận, Hội An, Phú Yên… các vùng duyên hải miền Trung thì giá sẽ cao hơn yến xuất xứ từ Cần Giờ, Bình Phước, Đắk Lắk… Tại sao giá của chúng lại khác nhau khi cùng gọi là “yến nuôi” hay “yến nhà”?. Thêm vào đó, nhiều nhà buôn còn lợi dụng điều này để đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của yến sào, từ đó bán giá cao nhưng chất lượng không hề tương xứng.

Yến Sào Seabird sẽ làm rõ giúp bạn một số khái niệm để bạn hiểu hơn về vấn đề này nhé! 

Trước tiên, xin nhấn mạnh, bản thân chim yến là loài động vật hoang dã, không phải là loài có thể chăn nuôi như những loài động vật khác. Vì bản tính tự nhiên, chúng thường chọn những nơi an toàn để làm tổ theo bầy đàn. “Nhà yến” là nơi con người tạo ra không gian để dụ chim yến về làm tổ, họ không thể nuôi nó, nếu chúng thấy không an toàn, không phù hợp thì chúng sẽ rời đi. Vì thế, không có khái niệm “yến nuôi”. Chỉ có 2 khái niệm “yến nhà” và “yến đảo”. Vậy có phải yến nhà ở đâu cũng giống nhau? Tại sao yến nhà ở Khánh Hoà lại mắc hơn yến sào ở Cần Giờ? 

Câu trả lời khá đơn giản, vùng duyên hải miền Trung là nơi có khí hậu thổ và thổ nhưỡng phù hợp với loài chim yến. Loại yến sống ở các khu vực này sẽ ăn những thức ăn giàu khoáng chất hơn ở khu vực khác vì thế chất lượng tổ yến của những nơi này sẽ chất lượng hơn hẳn. Đó là lý do tại sao giá yến nhà ở vùng duyên hải miền Trung sẽ cao hơn giá yến nhà ở khu vực khác. 

3.CÔNG DỤNG CỦA YẾN SÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KHOA HỌC?

Nếu bạn tìm kiếm từ khoá “công dụng của yến sào”, bạn sẽ có hàng ngàn kết quả tìm kiếm về công dụng của yến sào là bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khoẻ vì yến sào có chứa 18 loại axit amin và 31 các nguyên tố đa vi lượng… Tuy nhiên, một cách rõ ràng hơn, yến sào có công dụng hỗ trợ tiêu hoá, phục hồi và tái tạo các tế bào, xây dựng các mô trong cơ thể, tăng cường đáng kể bộ nhớ và khẳng định khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ thông qua việc ức chế các quá trình căng thẳng thần kinh và oxy hóa. Nói 1 cách đơn giản, yến sào có công dụng:

  • Hỗ trợ tiêu hoá

  • Giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng

  • Tăng sức đề kháng

  • Tăng cường trí nhớ, an thần và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến trí não.

yến sào Seabird

Theo kết quả nghiên cứu khoa học về công dụng của yến sào đối với sự suy giảm khả năng học tập và trí nhớ, phát hành online vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, chỉ ra rằng: Yến sào chứa các thành phần dinh dưỡng cao như protein, carbonhydrate, muối khoáng và axit amin, cũng như rất giàu vitamin, hormone và axit béo. Trong đó, 2 thành phần chính là Protein và axit sialic (trong carbonhydrate).

Vậy những thành phần trên có công dụng cụ thể như thế nào?

Protein là một chất không thể nào thiếu đối với cơ thể con người, đặc biệt là trong việc tái tạo và xây dựng các mô trong cơ thể.

Có tổng cộng khoảng 9% axit sialic trong thành phần Carbohydrate được tìm thấy trong tổ yến có lợi cho khả năng thần kinh và trí tuệ của trẻ sơ sinh. Axit sialic hoạt động như một tác nhân để cải thiện chức năng khớp thần kinh, trung gian phân phối ganglioside và cấu trúc trong não.

Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng yến sào không có tác dụng để điều trị các căn bệnh liên quan đến thần kinh và não bộ, nhưng nó rất hữu hiệu để phòng bệnh và ngăn ngừa các bệnh trên, đặc biệt là căn bệnh nguy hiểm như Alzheimer –  là một bệnh thoái hóa thần kinh của hệ thần kinh trung ương và đây là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. 

Vậy, ăn yến sào sẽ không giúp chữa bệnh như những lời đồn thổi, nhưng lại có tác dụng thực sự giúp cơ thể phục hồi và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, yến sào không phải cứ ăn nhiều là sẽ bổ, ăn như thế nào, liều lượng ra sao là một vấn đề cần lưu ý.

 

4. ĂN YẾN SÀO VỚI LIỀU LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?

Việc sử dụng yến sào liên tục sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa như gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra những tác động không mong muốn lên hệ tiêu hoá.

Hiện nay có nhiều hướng dẫn sử dụng yến sào với liều lượng sử dụng khác nhau gây bối rối cho người dùng. Tuy nhiên, theo các tài liệu về y khoa, người trưởng thành chỉ nên ăn yến sào từ 2-3 lần/tuần và khoảng 3-4 gram cho mỗi lần.

Yến sào Seabird

5.NHỮNG AI NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN YẾN SÀO?

Yến sào là món ăn bồi bổ cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng nhưng không có nghĩa ai cũng phù hợp. Như đã chia sẻ, nếu ăn quá nhiều yến sào sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, chứng bụng… nên những ai đang có vấn đề về hệ tiêu hoá thì không nên sử dụng yến sào.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi cũng vậy, khi hệ tiêu hoá của bé còn chưa hoàn thiện, thực phẩm chính của bé vẫn là sữa thì tốt nhất bạn cũng không nên cho bé sử dụng yến sào từ quá sớm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu lên hệ tiêu hoá non nớt của bé.

Theo tài liệu Đông Y, bà bầu đang mang thai dưới 3 tháng hoặc đang nghén cũng không nên sử dụng yến sào. Vì khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường nên tốt nhất là không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ.

Vậy bạn đã hiểu hơn về yến sào rồi, chúng tôi xin tóm lại 1 số ý chính về yến sào như sau:

  • Không có yến nuôi, chỉ có yến nhà hoặc yến đảo. 

  • Chất lượng yến nhà ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau, dẫn đến giá khác nhau. Yến nhà được thu hoạch ở các vùng duyên hải miền Trung có chất lượng tốt nhất hiện nay. Hãy chọn mua yến sào ở nơi tin tưởng, rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh mua nhầm hàng.

  • Hàm lượng dinh dưỡng của yến đảo tất nhiên sẽ cao hơn yến nhà, nhưng không đáng kể ở một số thành phần. Yến đảo rất hiếm và khó phân biệt với yến nhà, nên tốt nhất bạn nên tìm nguồn bán yến sào tin tưởng để chọn mua.

  • Yến sào

    là thực phẩm bổ dưỡng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.

  • Yến sào có nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hoá, não bộ và giúp phục hồi cơ thể.

  • Yến sào không có tác dụng chữa bệnh nhưng rất hữu hiệu để tăng sức đề kháng, phục hồi và ngừa bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới trí não như Alzheimer

  • Người trưởng thành chỉ nên ăn yến sào từ 2-3 lần/tuần và khoảng 3-4 gram cho mỗi lần.

  • Những đối tượng không nên ăn yến sào: phụ nữ có thai dưới 3 tháng, hoặc đang bị nghén, trẻ em dưới 1 tuổi và những người đang có vấn đề về tiêu hoá (lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu…)