Y sĩ và Y tá khác nhau như thế nào? – Mega Vnn – Tin tức công nghệ 24h
Nhiều người suy nghĩ rằng Y sĩ và Y tá là cùng thức hiện chức năng và nhiệm vụ giống nhau. Dưới đây bài viết sẽ chia sẻ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc Y sĩ và Y tá khác nhau như thế nào?. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!
Điểm giống nhau giữa Y tá và Y sĩ
Cả Y tá và Y sĩ đều thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và họ có công việc thực hiện chăm sóc và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Hoặc tham gia đón tiếp, hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ theo đúng quy định của cơ sở y tế, chuyên khoa, bệnh viện…
Trong quá trình khám chữa của người bệnh thì cả y sĩ và y tá đều cần có trách nhiệm để hoàn thành kế hoạch chăm sóc cũng như điều trị bệnh và xử lý nhanh các tình huống bất thường xảy ra nếu có để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Y sĩ và Y tá khác nhau như thế nào?
Tùy vào đặc điểm riêng của từng công việc mà sẽ có những điểm riêng khác nhau như:
Đối với y sĩ
Các công việc của y sĩ sẽ thiên về nghiên cứu bệnh học, bệnh lí của người bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất. Ở các cơ sở y tế chuyên khoa thì y sĩ sẽ có quyền thăm khám và chữa một số bệnh thông thường nhằm phát hiện và xử lý sớm các trường hợp cấp cứu. Ngoài ra họ còn có quyền cho bệnh nhân chuyển tuyến nếu tình trạng bệnh vượt quá khả năng giải quyết ở những tuyến y tế cơ sở địa phương.
Quyền hạn của y sĩ là quản lý và thực hiện những chương trình y tế quốc gia nhằm tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phối hợp cùng với các ban ngành phát hiện sớm các dịch bệnh để từ đó có kế hoạch phòng và chống dịch bệnh. Nhiệm vụ nữa của y sĩ là cùng mọi người tham gia giải quyết tốt những vấn đề về sức khỏe khác.
Đối với các y sĩ đã đăng ký hành nghề thì sẽ có nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn và sẽ thiên về chuyên môn lâm sàng nhiều hơn hoặc cũng sẽ có những trường hợp y sĩ được phép thực hiện các xét nghiệm chấn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
Đối với y tá
Sẽ là người có nhiều khả năng chăm sóc sức khỏe, hồi phục sức khỏe cho người bệnh từ thể chất đến tinh thần. Đồng thời hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà của họ cách chữa trị, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc tốt nhất ngay cả khi kết thúc điều trị… để bệnh nhân hồi phục một cách nhanh chóng và hạn chế tối đa các di chứng để lại chó sức khỏe người bệnh.
Y tá đảm nhiệm cả công việc lưu trữ bệnh án, hỗ trợ cho bác sĩ theo dõi triệu chứng của người bệnh.
Hầu hết khi đã trở thành y tá thì ai cũng đều mong muốn trở thành các y tá có trình độ cao nên họ cần phải tham gia vào các tổ chức, chương trình, những lớp đào tạo cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ của bản thân.
Có thể thấy rằng cả y tá và y sĩ đều cần phải hoàn thành nhiệm vụ của mình chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Tại sao xu hướng hiện nay chọn lựa học cao đẳng Y dược?
Như mọi người đã biết thì hiện nay các ngành Y dược sẽ chủ yếu tuyển sinh ở khối B vì những thí sinh học ngành này sẽ có kiến thức nền về các môn tự nhiên nên chủ yếu các bạn học khối B sẽ có cơ hội đỗ ngành Y dược cao hơn.
Trên thực tế thì nhiều trường Đại học về Y Dược còn tuyển sinh cả khối A vì những kiến thức khối A các tư duy logic của môn Toán mang lại cũng giúp ích rất nhiều cho nền tảng kiến thức để học Y dược.
Tuy nhiên để trúng tuyển vào các trường Đại học Y dược thì không phải thí sinh nào cũng đủ năng lực. Thường thì chỉ những thí sinh có học lực giỏi xuất sắc mới theo học vì điểm chuẩn và tỉ lệ chọi vào trường là rất cao.
Ngoài lựa chọn là các trường đại học ra thì bạn có thể học tại các trường cao đẳng đào tạo về y dược trên cả nước với thời gian 3 năm để trở thành điều dưỡng viên hoặc y tá trong các bệnh viện hay những cơ sở y tế. Quyết định theo học Cao đẳng sẽ phù hợp hơn với những bạn có học lực không xuất sắc.
Nắm bắt được nhu cầu đó Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đang tiến hành tuyển sinh các ngành Y Dược phổ biến như: Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược, Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Phục hồi chức năng, Cao đẳng Hộ sinh.
Nhà trường tuyển sinh trình độ Cao đẳng chính quy thông qua hình thức xét tuyển học bạ THPT, điều này sẽ là một trong những thuận lợi để các bạn thí sinh có thể có cơ hội theo đuổi ước mơ của mình.
Mong rằng từ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Y sĩ và Y tá khác biệt như thế nào? Để từ đó có định hướng chính xác hơn về lựa chọn sự nghiệp trong tương lai.