Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền
Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị mâm cúng vào ba ngày này cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa và cách để chuẩn bị
mâm cơm cúng
ba ngày đầu năm này.
Nguồn kham khảo (Source):
https://vanhoadoisong.vn/y-nghia-va-cach-chuan-bi-mam-com-cung-3-ngay-tet-co-truyen-1399/
Những món không thể thiếu
Gà luộc
Hình ảnh con gà luộc trên bàn thờ gia tiên có lẽ là một hình ảnh quen thuộc
không thể thiếu
vào ngày Tết. Gà cúng đầu năm sẽ thường là
gà trống hoa
khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ càng. Gà được luộc với nhiều dáng khác nhau rất đẹp mắt, qua đó thể hiện được sự khéo léo của gia chủ.
Gà luộc
Bánh chưng – bánh tét
Bánh chưng
và
bánh tét
là hai loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà ở khắp cả nước tất bật sum họp để
gói bánh
cúng Tết.
Nếu bàn thờ ở miền Bắc không thể thiếu
một cặp bánh chưng
thì ở miền Nam sẽ là
hai đòn bánh Tét
. Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết không có bánh chưng bánh tét cúng ông bà nhất định sẽ không thật sự đủ đầy.
Bánh chưng – bánh tét
Canh miến
Đây là một món ăn quen thuộc vào ngày Tết với hầu hết những gia đình ở
miền Bắc
. Canh miến thường được nấu bằng
nước luộc gà
,
măng khô và thịt gà
(hoặc
xương heo
) ăn cùng với
miến dong
.
Giữa tiết trời lạnh đặc trưng của mùa Tết miền Bắc, cả nhà cùng thưởng thức món canh miến ấm nóng thì tuyệt vời vô cùng!
Canh miến
Canh khổ qua dồn thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn “
khổ qua
” đầu năm thì cả năm sẽ “
qua khổ
”. Cũng vì thế mà món canh khổ qua dồn thịt từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong ngày Tết ở mâm cơm cúng ông bà ở mỗi gia đình
miền Nam
.
Canh khổ qua dồn thịt
Mâm ngũ quả
Có lẽ, nét đặc trưng nhất trên bàn thờ gia tiên của gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về chính là
mâm ngũ quả
.
Mỗi miền sẽ có một cách trưng bày mâm ngũ quả với những loại quả đặc trưng khác nhau. Nhưng chung nhất, mâm ngũ quả ở đâu cũng sẽ là biểu hiện của
tấm lòng thành kính tổ tiên
, cũng như mong ước cho năm mới đủ đầy của người Việt Nam ta.
Mâm ngũ quả
Xôi
Xôi là một món ăn lâu đời của người Việt và được dùng vào cả ngày thường lẫn mỗi dịp lễ Tết. Xôi được nấu bằng
gạo nếp
cùng với một loại nguyên liệu tùy thích như
đậu phộng, gấc, hạt sen, đậu đen
,… Xôi cúng ngày Tết sẽ được làm cẩn thận và cầu kỳ hơn.
Xôi
Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán
Ý nghĩa
Tên gọi “
Nguyên đán
” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là
sự bắt đầu
của một năm mới
tốt đẹp và may mắn
hơn.
Mâm cơm ngày mùng 1 cũng thường là mâm cơm hoành tráng và công phu nhất với mong cầu đầu năm
sung túc
thì cả năm cả nhà cũng được no đủ như thế.
Chuẩn bị
Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây:
mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)
.
Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Mâm cúng mùng 1 cầu kì
Miền Bắc:
mâm cỗ cần phải chỉnh chu và đúng theo quy tắc “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Theo quan niệm lâu đời, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng.
Miền Trung:
thường có các món bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ,…
Miền Nam:
các món như bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,…
Mâm cúng mùng 2 – Cúng thần linh, gia tiên
Ý nghĩa
Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời
ông bà gia tiên
thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với
thần linh
. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.
Chuẩn bị
Mâm cỗ cúng ba ngày Tết về cơ bản thì khá
tương tự
nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động bằng cách thêm thắt một vài món mới để thay đổi khẩu vị và thêm phần bắt mắt.
Mâm cúng mùng 2 với nhiều món ăn sáng tạo hơn
Miền Bắc:
người miền Bắc thường tỉ mỉ và cầu kỳ nên mâm cỗ sẽ có nhiều món hơn như gà luộc, canh bóng thả, nộm (gỏi),..
Miền Trung và miền Nam:
sẽ đơn giản hơn với những món ăn quen thuộc. Vì với họ, mâm cơm ngày mùng 2 giống như là mâm cơm sum họp gia đình hơn.
Mâm cúng mùng 3 – Cúng hóa vàng, tiễn ông bà
Ý nghĩa
Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên Đán. Cúng mùng 3 còn được gọi là
cúng hóa vàng
hay
cúng tiễn chân gia tiên
sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Mâm cúng hóa vàng mùng 3
Chuẩn bị
Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ
đơn giản hơn
, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:
Một
mâm cỗ mặn
tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
Mâm ngũ quả và hoa tươi.
Nhang đèn.
Bánh kẹo, mứt.
Trầu cau, thuốc lá.
2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Trên đây là bài viết tổng hợp ý nghĩa và cách chuẩn bị
mâm cơm cúng
3 ngày Tết cổ truyền năm chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Chúc các bạn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn
#mamcomcung