Ý nghĩa hoa Đào dịp Tết và những điều cần lưu ý

“Đào phai, Mai vàng” báo hiệu Tết đã về

Không biết tự khi nào, cây Đào được người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thuần hóa. Cũng không biết tự bao giờ đối với người Việt, hoa đào đã trở thành một loài hoa mang theo biểu tượng của mùa xuân mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.

Ngày nay, cành đào tươi thắm xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến, vẻ đẹp của loại hoa này đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

Ảnh minh họa. Hoa Đào tết

Hoa Đào trang trí trong ngày tết có những ý nghĩa vô cùng đặc biệt, như:

Biểu tượng của một năm mới hạnh phúc: Độ sắc hoa nhẹ nhàng, tươi thắm của hoa đào đã được xem như tinh hoa ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ, điều không may và mang lại cho chúng ta một năm mới an yên, hạnh phúc.

Biểu tượng cho sự tốt lành: Sự mơn mởn, tinh tế và cùng sự sinh sôi, khoe sắc cho một năm mới đã làm chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt lành, sẽ gặp được may mắn, mở ra một chặng đường đầy thuận lợi.

Biểu tượng của sự thịnh vượng: Màu hồng được xem là màu sắc may mắn, luôn mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp, mang đến những điều thịnh vượng, hạnh phúc, sự an yên, ấm áp trong một năm mới.

Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết cổ truyền Hoa đào tết

Những loại đào tết được người dân Việt Nam ưa chuộng

Đào phai với sắc hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, đầy sự tinh tế và thanh lịch đã thu hút được sự quan tâm của mọi người, chính lý do ấy mà đào phai là một trong những loại hoa đào được ưa chuộng vào ngày Tết.

Cay Dao Phai 1 Đào Phai

Bạch đào là loài hoa đào hiếm bởi sắc trắng tinh khôi, thuần khiết rất riêng của những cánh hoa đan xe đầy tinh tế và sang trọng. Hiện nay, bạn khó có thể bắt gặp loài hoa này.

{keywords} Bạch Đào

Đào thất thốn là giống đào rất quý và hiếm, ngày trước đây là loài hoa chỉ dành cho vua thưởng thức bởi sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc và sắc độ của từng cánh hóa. Mỗi nhánh đào chỉ có 7 hoa, mỗi cánh hoa đỏ rực được xếp đan xen tạo nên màu sắc cuốn hút.

Đào Thất thốn là gì? Đào Thất Thốn

Đào má hồng hay còn được gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Là loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào.

Ý nghĩa hoa Đào dịp Tết và những điều cần lưu ý Đào Má Hồng Đà Lạt

Hãy áp dụng những cách sau Để hoa đào ngày Tết luôn tươi và đẹp

Đối với hoa đào trong lọ: Thương xuyên thay nước, đặt bình tại nơi có ít gió và có ánh nắng đầy đủ.

Đối với hoa đào trồng trong chậu: Sử dụng đất pha cát, độ ẩm vừa có khả năng thoát nước giảm ngập úng cho cây. Sử dụng nước lạnh tưới cho cây.

Tích xưa kể rằng, ở phía Đông núi Độ Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), có một cây đào khổng lồ, mọc đã lâu đời, cành lá to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng đất rộng. Đây là nơi trú ngự của 2 vị thần diệt trừ ma quái, giúp người dân trong vùng có cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tên là Trà và Uất Lũy.

Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các vị thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.

Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh rồi dán ở cột trước nhà để trừ ma quỷ. Từ đó, hàng năm, khi Tết đến, mọi nhà đều cắm một cành đào.